Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Vượt qua vòng phỏng vấn không khó như bạn nghĩ

Dưới đây là những điều bạn cần chuẩn bị trước khi bước vào một cuộc phỏng vấn.


1. Tìm hiểu kỹ về công ty

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tìm hiểu kỹ về công việc bằng cách nêu những hiểu biết của bạn về công ty. Trước khi phỏng vấn, bạn nên tìm kiếm thông tin thông qua trang web của họ, các phương tiện truyền thông hay các bài báo gần đây.... Bạn nên đưa những thông tin này vào câu trả lời để nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn quan tâm thực sự quan tâm đến công ty chứ không phải chỉ đến xin việc vì mục đích có việc làm.


2. Thể hiện mong muốn được làm việc trong môi trường tốt

Trong quá trình phỏng vấn hãy biết cách thể hiện và khẳng định việc bạn tham gia phỏng vấn là muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt, sự công bằng và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp tại công ty này.

Đồng thời, trên cơ sở  những nghiên cứu ban đầu của bạn về nhà tuyển dụng, hãy hỏi về trách nhiệm của bạn nếu được tuyển dụng liên quan tới các mục tiêu và kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty. Các nhà tuyển dụng thường có ấn tượng đặc biệt với những ứng viên thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về công ty và có những chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn.


3. Có mục tiêu, kế hoạch cụ thể trong công việc
Vượt qua vòng phỏng vấn không khó như bạn nghĩ
Điều quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn là bạn phải chứng minh là mình có thể mang lại lợi ích cho công ty chứ không phải đòi hỏi xem công ty mang lại những gì cho bạn.


Điều quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn là bạn phải chứng minh là mình có thể mang lại lợi ích cho công ty chứ không phải đòi hỏi xem công ty mang lại những gì cho bạn. Hãy tìm cách giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người phù hợp cho công việc và lý do tại sao bạn là lựa chọn tốt nhất với họ. Bạn không cần phải đưa ra tất cả các chi tiết, nhưng nên trình bày một số ý tưởng chung bạn nghĩ rằng sẽ đem lại thành công.


4. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái

Có nhiều người thắc mắc tại sao họ không chuẩn bị gì nhiều cho cuộc phỏng vấn, thậm chí họ đã chuẩn bị sẵn tâm lý thất bại, họ chỉ xem đi phỏng vấn cũng như một cuộc dạo chơi nhưng cuối cùng lại được tuyển dụng.

Ngược lại đứng trước một công ty mình yêu thích, họ đã chẩn bị nghiêm túc cho cuộc phỏng vấn nhưng cuối cùng vẫn bị loại. Mấu chốt chính là vấn đề tâm lý, vì đi phỏng vấn với tâm lý “không có gì để mất” nên họ không bị áp lực, không cảm thấy căng thẳng, và buổi phỏng vấn sẽ trở nên cởi mở hơn. Chính nhờ tâm lý thoải mái đó mà họ trở nên tự tin, từng trải… Điều này đã “vô tình” giúp họ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.


5. Yêu cầu được giao một công việc nào đó

Nếu nhà tuyển dụng tỏ ra không tin tưởng vào năng lực của bạn, hoặc họ phân vân  thì hãy mạnh dạn đề nghị họ giao cho mình một công việc nào đó. Đừng để họ cầm hồ sơ của bạn và hứa hẹn có gì sẽ liên lạc lại sau, vì đa phần những trường hợp này đều bị “chìm xuồng”.

Hơn nữa khi được giao một công việc nào đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã có mối liên hệ nhất định với doanh nghiệp, trong quá trình làm bạn có thể trao đổi với họ, từ đó tạo được mối quan hệ và cũng là cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực của mình. Đây chính là cách gián tiếp để bạn vượt qua vòng phỏng vấn nếu như cuộc phỏng vấn giai đoạn đầu không được suôn sẻ.

Vượt qua vòng phỏng vấn không khó như bạn nghĩ 1
Nếu nhà tuyển dụng tỏ ra không tin tưởng vào năng lực của bạn, hoặc họ phân vân  thì hãy mạnh dạn đề nghị họ giao cho mình một công việc nào đó.

6. Hào hứng với công việc

Một ứng cử viên tỏ ra phấn khích với công việc sẽ là người không chịu để mất công việc đó vào tay người khác. Điều đó khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng, bạn đang thực sự muốn có được công việc này và sẽ làm tốt nhất có thể. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy sự tích cực trong câu nói của bạn bởi sự phấn khích luôn đi cùng sự lạc quan, tự tin và quyết tâm.


7. Đừng vội vàng đưa ra mức lương mong muốn

Sau khi đã chứng minh được năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng, cách tốt nhất nói về mức lương là bạn cần phải biết rõ công việc yêu cầu những gì. Sau đó, bạn có thể đưa ra một phạm vi nhất định để thoả thuận về lương, thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác…

Nhưng đề phòng trường hợp người phỏng vấn nhất định yêu cầu bạn đưa ra một con số cụ thể thì bạn nên làm một cuộc điều tra trước khi đi phỏng vấn. Hãy hỏi những người làm ở vị trí tương đương để bạn có thể đưa ra con số gần đúng. Những yếu tố này chứng tỏ bạn biết giá trị sức lao động của mình và sự công bằng mà bạn muốn có của nhà tuyển dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét