CHUYỆN ĐỜI CỦA ĐIỆP
Bà Ấm Cả trước khi trút hơi thở cuối cùng đã không nén được cơn xúc động, nghẹn ngào, ấp úng, thều thào, nói tiếng được, tiếng mất, run run cầm tay Điệp mà rằng:
- Mẹ không sinh ra con. Con là con dâu mà hiếu thảo với mẹ chồng còn hơn con đẻ. Thật là hiếm có trên đời. Mẹ không biết nói gì cho hết lòng biết ơn con đã cư xử quá tốt với mẹ trong những năm qua. Tuy con không còn là vợ thằng Sấm nữa; nhưng trong tận nơi tâm khảm của mẹ, con vẫn là con dâu trưởng của gia đình họ Sử nầy, là con dâu thương yêu nhất của Mẹ. Mẹ xin Chúa giúp con.
Bà buông tay Điệp và từ từ nhắm mắt.
Điệp cúi sát mặt bà Cả để nói lời cảm ơn; nhưng đôi mắt bà đã nhắm nghiền, tim ngừng đập, hai tay buông xuôi để lại bao nỗi xót xa, cay đắng trong lòng nàng. Hai bàn tay Điêp úp vào mặt, nước mắt ràn rụa. Đôi vai gầy rung lên nhè nhẹ, từng chặp, từng chặp. Những ngày cuối tháng Tư năm xưa đang trở lại với nàng.
Đó là những ngày của tháng Tư năm 1975.
Tình trạng an ninh ở thủ đô VNCH thật là bi đát. Trên nét mặt mọi người dân, ai ai đều tỏ ra lo lắng. Kẻ xuôi, người ngược tìm đường ra khỏi Việt nam, trốn lánh Cộng sản.
Cộng quân đã tiến gần đến cổng ngõ Sài gòn. Sấm, chồng nàng, vì quân vụ khẩn cấp ở Lộc ninh nên cả tháng nay không có tin về. Một mình xoay xở, lo lắng cho ba con và mẹ chồng, thằng út mới vừa đầy năm, bà Cả mẹ chồng nàng, tuy tuổi mới sáu mươi nhưng đau ốm rề rề suốt cả năm, cả tháng.
Tin chồng biền biệt. Tâm can nàng như lửa đốt, bối rối, đứng ngồi không yên. Tám giờ sáng ngày 28 tháng Tư, hoả tiễn 122 của Cộng quân pháo vào Sài gòn, đạn rơi trúng trường trung học Gia Long, bến xe Nguyễn Cư Trinh làm chết và bị thương nhiều thường dân vô tội cư ngụ quanh vùng.
Nhà cửa đổ nát, phố xá tan hoang. Ngoài đường, xe cộ chạy ngược xuôi, người người hối hả, hốt hoảng lạc thần. Có tiếng xe gắn máy ngừng trước cửa nhà.
Nhìn qua cửa sổ, Điệp nhận ra ngay Hà, người bạn nối khố hồi hai chị em cùng học ở trường Gia Long, giờ đây mỗi người mỗi cảnh; nhưng vẫn còn qua lại chuyện trò thân nhau, khắn khít như hồi còn cắp sách đến trường. Chồng Hà cũng là quân nhân nhưng ở đơn vị hải quân, và là bạn của Sấm, chồng nàng. Hà vội khóa xe, hối hả bước vào nhà, nét mặt hốt hoảng:
- Mầy đã có tin gì của anh Sấm chưa? Anh Tiến tao vừa mới nhắn về. Tầu anh ấy hiện công tác ở Phú quốc, chưa biết ngày nào trở lại bến Bạch đằng. Tao lo quá! Không biết có gì sẽ xảy ra cho anh ấy không.
- Anh Sấm không thấy nhắn gì hết. Tình hình ngày càng tồi tệ. Không biết ra sao. Tao sốt ruột lắm. Không rõ anh ấy thế nào! Tao cầu nguyện và lo lắng cả đêm không ngủ được. Lũ trẻ thì cứ hỏi sao lâu quá không thấy Ba về nhà.
Đến 10 giờ sáng 30 tháng Tư, Tổng thống 36 giờ VNCH Dương văn Minh ra lệnh các đơn vị QLVNCH buông súng đầu hàng.
Mấy ngày sau, vợ chồng Điệp Sấm và con cái, vợ chồng Hà Tiến được gặp nhau, đoàn tụ trong lo âu, ngại ngùng. Vợ chồng Hà chưa con cái. Vợ chồng Điệp Sấm đã ba con.
Tin theo lời Ủy Ban Quân Quản Cộng sản loan báo ra rả trên đài phát thanh là các Sĩ quan chế độ cũ đem tiền gạo đi học tập một tháng. Điệp và Hà thúc đẩy chồng mình đi trình diện gấp để về còn lo liệu làm ăn, sinh sống. Họ đi rồi, hai bà vợ ở nhà buôn thúng, bán bưng, lo tìm sinh kế cho gia đình, và thường xuyên liên lạc giúp đỡ lẫn nhau. Tình thân họ đậm đà còn hơn ruột thịt.
Năm 1980, Sấm được tha về nhưng chồng Hà vẫn còn trong trại cải tạo ở tận miền Bắc. Hà nhanh nhẹn, nhậm lẹ, không con cái ràng buộc, quen biết nhiều, giao thiệp rộng. Trong một dịp tình cờ, nàng gặp lại người hạ sĩ quan cũ cùng đơn vị với chồng, người Việt gốc Hoa, mai mối cho Hà đóng vàng vượt biên. Hà đến bàn chuyện nầy với vợ chồng Điệp, và rủ thu xếp để cùng đi. Đó là dịp may hiếm có để gia đình Điệp thoát cảnh sống quá nghiệt ngã. Nhưng tìm đâu ra đủ số vàng mà Hà nói để toàn gia đình Điệp được ra đi. Cuối cùng, Điệp về quê nhờ Mẹ mình giúp đỡ. Mẹ nàng chạy đi vay mượn nhưng chỉ lo được một chỗ thôi.
Trên đường trở lại Sài gòn, Điệp bâng khuâng, nghĩ ngợi lung lắm, về nhà Điệp bàn lại với chồng, và gợi ý để Sầm được thoát đi trước. Nhưng Sấm nói:
-Thôi chúng ta cùng ở lại hết. Để anh cố gắng kiếm việc làm dành dụm rồi mình sẽ tính sau.. Anh đã xa em và các con nhiều năm rồi. Giờ đây mình phải sống quây quần, đoàn tụ với nhau dù thiếu thốn, cực khổ cho mấy đi nữa. Đói no mà có bên nhau vẫn hơn em ạ
Điệp im lặng và thầm cảm phục chồng mình; thà chịu cùng ở lại, chia xẽ gian khổ với vợ con, không bỏ đi thoát thân lấy một mình. Hôm sau gặp Hà như đã hẹn. Điệp đem tình trạng gia đình mình trình bày. Một thoáng suy nghĩ, Hà nói:
-Hay là mầy để anh Sấm đi trước với gia đình tao đi. Khi qua được đất tự do, anh Sấm kiếm việc làm dành dụm gởi về cho mầy, và các cháu vượt biên sau cũng được mà.
- Còn anh Tiến chồng mầy đang ở trong trại cải tạo ngoài Bắc thì sao?
-Tháng trước tao có ra thăm nuôi anh Tiến, anh khuyên đi được thì cứ đi. Đi được hết cả nhà càng tốt. Nếu tao thoát được, nhờ mầy thỉnh thoảng thay tao ra thăm nuôi anh Tiến. Qua được bên ấy, có việc làm rồi, tao tìm cách gởi tiền về phụ mầy đóng tiền vượt biên. Tao có bà cô ở Pháp sẽ gởi tiền qua đường dây bên đó cho mầy.
Điệp rất tin tưởng lời bạn. Từ trước, lời nói của Hà, lời hứa của bạn thân với Điệp như đinh đóng cột, chưa bao giờ Hà thất hứa. Thân nhau từ thuở nhỏ; nên Điệp không chút đắn đo, giao chồng cho bạn giúp đỡ vượt biên; lại còn thúc đẩy chồng mình thu xếp gấp để đi với gia đình bạn.
Sấm Hà thoát được tới đảo Paulo Bidong. Khi phái đoàn Mỹ phỏng vấn, Hà Sấm ghép chung vào danh sách như hai vợ chồng son.
Phần Điệp ở lại Sài gòn, tiếp tục tảo tần buôn bán; nuôi mẹ chồng và ba con dại, và chờ tin chồng và bạn gởi về. Thỉnh thoảng, nàng ra thăm nuôi chồng bạn như lời đã kết. Nàng luôn trông ngóng, hy vọng chồng mình và bạn sẽ gởi tiền về giúp đỡ như đã hứa để nàng dành dụm đóng tiền vượt biên. Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua mà tin Sấm và Hà biệt vô âm tín!
Đến năm 1986, có người cho Điệp biết chắc chắn chồng mình và bạn đã kết hôn và đã có con với nhau. Họ quên đi những lời đã ước hẹn! Điệp âm thầm đau khổ, và thỉnh thoảng ra thăm nuôi Tiến như đã hứa; nhưng tuyệt nhiên không kể chuyện Hà Sấm đã thành vợ chồng cho Tiến nghe. Tiến ra trại tù mới biết vợ mình đã trở thành vợ bạn mình.
Do sự giới thiệu, móc nối của người hạ sĩ quan cũ. Tiến được gia đình người chủ tàu Việt gốc Hoa; chuẩn bị vượt biên nhưng thiếu tài công. Họ mượn Tiến làm tài công, và đồng ý để Tiến và gia đình cùng đi khỏi đóng tiền. Tiến không còn thân nhân nào nữa ở Việtnam, chàng liền nghĩ ngay đến công ơn Điệp; nên mời cả gia đình Điệp cùng đi. Họ đến được Hoa kỳ và Tiến lập gia đình với người con gái chủ tàu.
Gia đình Điệp được một nhà thờ Tin Lành bảo lãnh về tiểu bang Maine, Điệp tiếp tục sống với mẹ chồng và ba con. Và Điệp và cả gia đình tin nhận Chúa trong thời gian tại đây nàng thấy tình yêu thương đích thực của Chúa Jesus qua sự chăm sóc của các tìn hữu trong Hội Thánh. Lúc đó nàng thật cô đơn và bơ vơ giữa xứ lạ quê người và trong nhà vắng bóng người đàn ông. Điệp đóng vai trò cả mẹ lẫn cha chăm sóc các con và chăm sóc mẹ chồng đau yếu luôn vì thời tiết và buồn rầu vì đứa con trai tệ bạc của mình. Các tín hữu trong Hội Thánh đã giúp nàng vượt qua những khó khăn của những ngày đầu tại quê người.
Ở đó được hai năm, vì sức khỏe của mẹ chồng, Điệp quyết định dời về Jacksonville, tiểu bang Florida, và nàng thi đậu vào làm công chức cho tiểu bang.
Nhờ có học hành cấp đại học ở Việt Nam nên Điệp thích ứng với đời sống mới tại Mỹ dễ dàng. Một vài lần có người nhắc đến Sấm nhưng nàng chỉ lặng lẽ nghe, rồi thôi, không nghĩ tới việc tìm gặp Sấm. Điệp tiếp tục phụng dưỡng mẹ chồng, coi bà như mẹ đẻ, trong khi Sấm vẫn biệt tăm. Và rồi bây giờ bà ra đi, không được thấy lại người con trai vào phút cuối đời.
Bà Ấm Cả nay đã mồ yên mả đẹp. Giờ đây, với cố gắng của người mẹ đảm đang Điệp đã nuôi ba xon đã trưởng thành, có công việc làm tốt, có sự nghiệp vững chắc. Điệp vẫn còn đi làm chờ ngày nghỉ hưu, và thời giờ còn lại , nàng dành chon công việc của nhà thờ , giúp Mục sư và ban phụ nữ của Hội Thánh và làm việc thiện nguyện.
Suốt cuộc đời của Điệp là những hy sinh, những mất mát, những chia lìa và đau khổ nhưng nàng đã vươn lên, đã chiến đấu với bản thân mình, nàng đã sống trọn vẹn vì con, vì gia đình. Điệp không oán trách, giận hờn, thù hận. Nàng tin tưởng vào Chúa
Điệp là hình ảnh của người đàn bà Việt nam đã làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người mẹ, người vợ, người con dâu, người bạn tốt, cả trong thời chiến lẫn thời bình. Nàng đã gắn bó, cột chặt đời mình vào cuộc sống hiện hữu dù gặp bao gian khổ, thiếu thốn. Nàng đã quên đi những hạnh phúc riêng tư, đôi lứa, những dục vọng tầm thường của con người mà chỉ nghĩ đến hạnh phúc của chồng con, bè bạn thân thuộc.
Điệp, một người đàn bà thật xứng đáng là người mẹ hiền, dâu thảo, người bạn tốt, người vợ lý tưởng. Một người phụ nữ gương mẫu của Việt nam. Thật quí hóa lắm thay!
Điệp là hình ảnh của người đàn bà tài đức mà Kinh Thánh mô tả trong Châm ngôn 31.
TRƯỜNG HỢP NÀNG TẾ THỊ
Vua Trịnh lệ Công bị một đại thần Tế Túc ngăn cản nhiều lần nên trong lòng không vui. Một hôm, Trịnh lệ Công dạo trong huê viên, có quan Ung Củ theo hầu. Bỗng có đàm chim bay ngang qua, kêu hát véo von, Tịnh lệ Công nhìn chim thở dài
Quan đại phu biết ý, hỏi:
Bà Ấm Cả trước khi trút hơi thở cuối cùng đã không nén được cơn xúc động, nghẹn ngào, ấp úng, thều thào, nói tiếng được, tiếng mất, run run cầm tay Điệp mà rằng:
- Mẹ không sinh ra con. Con là con dâu mà hiếu thảo với mẹ chồng còn hơn con đẻ. Thật là hiếm có trên đời. Mẹ không biết nói gì cho hết lòng biết ơn con đã cư xử quá tốt với mẹ trong những năm qua. Tuy con không còn là vợ thằng Sấm nữa; nhưng trong tận nơi tâm khảm của mẹ, con vẫn là con dâu trưởng của gia đình họ Sử nầy, là con dâu thương yêu nhất của Mẹ. Mẹ xin Chúa giúp con.
Bà buông tay Điệp và từ từ nhắm mắt.
Điệp cúi sát mặt bà Cả để nói lời cảm ơn; nhưng đôi mắt bà đã nhắm nghiền, tim ngừng đập, hai tay buông xuôi để lại bao nỗi xót xa, cay đắng trong lòng nàng. Hai bàn tay Điêp úp vào mặt, nước mắt ràn rụa. Đôi vai gầy rung lên nhè nhẹ, từng chặp, từng chặp. Những ngày cuối tháng Tư năm xưa đang trở lại với nàng.
Đó là những ngày của tháng Tư năm 1975.
Tình trạng an ninh ở thủ đô VNCH thật là bi đát. Trên nét mặt mọi người dân, ai ai đều tỏ ra lo lắng. Kẻ xuôi, người ngược tìm đường ra khỏi Việt nam, trốn lánh Cộng sản.
Cộng quân đã tiến gần đến cổng ngõ Sài gòn. Sấm, chồng nàng, vì quân vụ khẩn cấp ở Lộc ninh nên cả tháng nay không có tin về. Một mình xoay xở, lo lắng cho ba con và mẹ chồng, thằng út mới vừa đầy năm, bà Cả mẹ chồng nàng, tuy tuổi mới sáu mươi nhưng đau ốm rề rề suốt cả năm, cả tháng.
Tin chồng biền biệt. Tâm can nàng như lửa đốt, bối rối, đứng ngồi không yên. Tám giờ sáng ngày 28 tháng Tư, hoả tiễn 122 của Cộng quân pháo vào Sài gòn, đạn rơi trúng trường trung học Gia Long, bến xe Nguyễn Cư Trinh làm chết và bị thương nhiều thường dân vô tội cư ngụ quanh vùng.
Nhà cửa đổ nát, phố xá tan hoang. Ngoài đường, xe cộ chạy ngược xuôi, người người hối hả, hốt hoảng lạc thần. Có tiếng xe gắn máy ngừng trước cửa nhà.
Nhìn qua cửa sổ, Điệp nhận ra ngay Hà, người bạn nối khố hồi hai chị em cùng học ở trường Gia Long, giờ đây mỗi người mỗi cảnh; nhưng vẫn còn qua lại chuyện trò thân nhau, khắn khít như hồi còn cắp sách đến trường. Chồng Hà cũng là quân nhân nhưng ở đơn vị hải quân, và là bạn của Sấm, chồng nàng. Hà vội khóa xe, hối hả bước vào nhà, nét mặt hốt hoảng:
- Mầy đã có tin gì của anh Sấm chưa? Anh Tiến tao vừa mới nhắn về. Tầu anh ấy hiện công tác ở Phú quốc, chưa biết ngày nào trở lại bến Bạch đằng. Tao lo quá! Không biết có gì sẽ xảy ra cho anh ấy không.
- Anh Sấm không thấy nhắn gì hết. Tình hình ngày càng tồi tệ. Không biết ra sao. Tao sốt ruột lắm. Không rõ anh ấy thế nào! Tao cầu nguyện và lo lắng cả đêm không ngủ được. Lũ trẻ thì cứ hỏi sao lâu quá không thấy Ba về nhà.
Đến 10 giờ sáng 30 tháng Tư, Tổng thống 36 giờ VNCH Dương văn Minh ra lệnh các đơn vị QLVNCH buông súng đầu hàng.
Mấy ngày sau, vợ chồng Điệp Sấm và con cái, vợ chồng Hà Tiến được gặp nhau, đoàn tụ trong lo âu, ngại ngùng. Vợ chồng Hà chưa con cái. Vợ chồng Điệp Sấm đã ba con.
Tin theo lời Ủy Ban Quân Quản Cộng sản loan báo ra rả trên đài phát thanh là các Sĩ quan chế độ cũ đem tiền gạo đi học tập một tháng. Điệp và Hà thúc đẩy chồng mình đi trình diện gấp để về còn lo liệu làm ăn, sinh sống. Họ đi rồi, hai bà vợ ở nhà buôn thúng, bán bưng, lo tìm sinh kế cho gia đình, và thường xuyên liên lạc giúp đỡ lẫn nhau. Tình thân họ đậm đà còn hơn ruột thịt.
Năm 1980, Sấm được tha về nhưng chồng Hà vẫn còn trong trại cải tạo ở tận miền Bắc. Hà nhanh nhẹn, nhậm lẹ, không con cái ràng buộc, quen biết nhiều, giao thiệp rộng. Trong một dịp tình cờ, nàng gặp lại người hạ sĩ quan cũ cùng đơn vị với chồng, người Việt gốc Hoa, mai mối cho Hà đóng vàng vượt biên. Hà đến bàn chuyện nầy với vợ chồng Điệp, và rủ thu xếp để cùng đi. Đó là dịp may hiếm có để gia đình Điệp thoát cảnh sống quá nghiệt ngã. Nhưng tìm đâu ra đủ số vàng mà Hà nói để toàn gia đình Điệp được ra đi. Cuối cùng, Điệp về quê nhờ Mẹ mình giúp đỡ. Mẹ nàng chạy đi vay mượn nhưng chỉ lo được một chỗ thôi.
Trên đường trở lại Sài gòn, Điệp bâng khuâng, nghĩ ngợi lung lắm, về nhà Điệp bàn lại với chồng, và gợi ý để Sầm được thoát đi trước. Nhưng Sấm nói:
-Thôi chúng ta cùng ở lại hết. Để anh cố gắng kiếm việc làm dành dụm rồi mình sẽ tính sau.. Anh đã xa em và các con nhiều năm rồi. Giờ đây mình phải sống quây quần, đoàn tụ với nhau dù thiếu thốn, cực khổ cho mấy đi nữa. Đói no mà có bên nhau vẫn hơn em ạ
Điệp im lặng và thầm cảm phục chồng mình; thà chịu cùng ở lại, chia xẽ gian khổ với vợ con, không bỏ đi thoát thân lấy một mình. Hôm sau gặp Hà như đã hẹn. Điệp đem tình trạng gia đình mình trình bày. Một thoáng suy nghĩ, Hà nói:
-Hay là mầy để anh Sấm đi trước với gia đình tao đi. Khi qua được đất tự do, anh Sấm kiếm việc làm dành dụm gởi về cho mầy, và các cháu vượt biên sau cũng được mà.
- Còn anh Tiến chồng mầy đang ở trong trại cải tạo ngoài Bắc thì sao?
-Tháng trước tao có ra thăm nuôi anh Tiến, anh khuyên đi được thì cứ đi. Đi được hết cả nhà càng tốt. Nếu tao thoát được, nhờ mầy thỉnh thoảng thay tao ra thăm nuôi anh Tiến. Qua được bên ấy, có việc làm rồi, tao tìm cách gởi tiền về phụ mầy đóng tiền vượt biên. Tao có bà cô ở Pháp sẽ gởi tiền qua đường dây bên đó cho mầy.
Điệp rất tin tưởng lời bạn. Từ trước, lời nói của Hà, lời hứa của bạn thân với Điệp như đinh đóng cột, chưa bao giờ Hà thất hứa. Thân nhau từ thuở nhỏ; nên Điệp không chút đắn đo, giao chồng cho bạn giúp đỡ vượt biên; lại còn thúc đẩy chồng mình thu xếp gấp để đi với gia đình bạn.
Sấm Hà thoát được tới đảo Paulo Bidong. Khi phái đoàn Mỹ phỏng vấn, Hà Sấm ghép chung vào danh sách như hai vợ chồng son.
Phần Điệp ở lại Sài gòn, tiếp tục tảo tần buôn bán; nuôi mẹ chồng và ba con dại, và chờ tin chồng và bạn gởi về. Thỉnh thoảng, nàng ra thăm nuôi chồng bạn như lời đã kết. Nàng luôn trông ngóng, hy vọng chồng mình và bạn sẽ gởi tiền về giúp đỡ như đã hứa để nàng dành dụm đóng tiền vượt biên. Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua mà tin Sấm và Hà biệt vô âm tín!
Đến năm 1986, có người cho Điệp biết chắc chắn chồng mình và bạn đã kết hôn và đã có con với nhau. Họ quên đi những lời đã ước hẹn! Điệp âm thầm đau khổ, và thỉnh thoảng ra thăm nuôi Tiến như đã hứa; nhưng tuyệt nhiên không kể chuyện Hà Sấm đã thành vợ chồng cho Tiến nghe. Tiến ra trại tù mới biết vợ mình đã trở thành vợ bạn mình.
Do sự giới thiệu, móc nối của người hạ sĩ quan cũ. Tiến được gia đình người chủ tàu Việt gốc Hoa; chuẩn bị vượt biên nhưng thiếu tài công. Họ mượn Tiến làm tài công, và đồng ý để Tiến và gia đình cùng đi khỏi đóng tiền. Tiến không còn thân nhân nào nữa ở Việtnam, chàng liền nghĩ ngay đến công ơn Điệp; nên mời cả gia đình Điệp cùng đi. Họ đến được Hoa kỳ và Tiến lập gia đình với người con gái chủ tàu.
Gia đình Điệp được một nhà thờ Tin Lành bảo lãnh về tiểu bang Maine, Điệp tiếp tục sống với mẹ chồng và ba con. Và Điệp và cả gia đình tin nhận Chúa trong thời gian tại đây nàng thấy tình yêu thương đích thực của Chúa Jesus qua sự chăm sóc của các tìn hữu trong Hội Thánh. Lúc đó nàng thật cô đơn và bơ vơ giữa xứ lạ quê người và trong nhà vắng bóng người đàn ông. Điệp đóng vai trò cả mẹ lẫn cha chăm sóc các con và chăm sóc mẹ chồng đau yếu luôn vì thời tiết và buồn rầu vì đứa con trai tệ bạc của mình. Các tín hữu trong Hội Thánh đã giúp nàng vượt qua những khó khăn của những ngày đầu tại quê người.
Ở đó được hai năm, vì sức khỏe của mẹ chồng, Điệp quyết định dời về Jacksonville, tiểu bang Florida, và nàng thi đậu vào làm công chức cho tiểu bang.
Nhờ có học hành cấp đại học ở Việt Nam nên Điệp thích ứng với đời sống mới tại Mỹ dễ dàng. Một vài lần có người nhắc đến Sấm nhưng nàng chỉ lặng lẽ nghe, rồi thôi, không nghĩ tới việc tìm gặp Sấm. Điệp tiếp tục phụng dưỡng mẹ chồng, coi bà như mẹ đẻ, trong khi Sấm vẫn biệt tăm. Và rồi bây giờ bà ra đi, không được thấy lại người con trai vào phút cuối đời.
Bà Ấm Cả nay đã mồ yên mả đẹp. Giờ đây, với cố gắng của người mẹ đảm đang Điệp đã nuôi ba xon đã trưởng thành, có công việc làm tốt, có sự nghiệp vững chắc. Điệp vẫn còn đi làm chờ ngày nghỉ hưu, và thời giờ còn lại , nàng dành chon công việc của nhà thờ , giúp Mục sư và ban phụ nữ của Hội Thánh và làm việc thiện nguyện.
Suốt cuộc đời của Điệp là những hy sinh, những mất mát, những chia lìa và đau khổ nhưng nàng đã vươn lên, đã chiến đấu với bản thân mình, nàng đã sống trọn vẹn vì con, vì gia đình. Điệp không oán trách, giận hờn, thù hận. Nàng tin tưởng vào Chúa
Điệp là hình ảnh của người đàn bà Việt nam đã làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người mẹ, người vợ, người con dâu, người bạn tốt, cả trong thời chiến lẫn thời bình. Nàng đã gắn bó, cột chặt đời mình vào cuộc sống hiện hữu dù gặp bao gian khổ, thiếu thốn. Nàng đã quên đi những hạnh phúc riêng tư, đôi lứa, những dục vọng tầm thường của con người mà chỉ nghĩ đến hạnh phúc của chồng con, bè bạn thân thuộc.
Điệp, một người đàn bà thật xứng đáng là người mẹ hiền, dâu thảo, người bạn tốt, người vợ lý tưởng. Một người phụ nữ gương mẫu của Việt nam. Thật quí hóa lắm thay!
Điệp là hình ảnh của người đàn bà tài đức mà Kinh Thánh mô tả trong Châm ngôn 31.
TRƯỜNG HỢP NÀNG TẾ THỊ
Vua Trịnh lệ Công bị một đại thần Tế Túc ngăn cản nhiều lần nên trong lòng không vui. Một hôm, Trịnh lệ Công dạo trong huê viên, có quan Ung Củ theo hầu. Bỗng có đàm chim bay ngang qua, kêu hát véo von, Tịnh lệ Công nhìn chim thở dài
Quan đại phu biết ý, hỏi:
- Tâu Chúa công, trời đang tiết Xuân, muôn hoa đua nở, chinm hót chào mừng, sao Chúa công lại không vui ?
Trịnh lệ công nói:
- Các giống chim được tự do sung sướng, khôn ai áp chế. Còn ta tuy là vua nhưng không bằng giống chim.
Ung Củ hỏi:
- Có lẽ Chúa công đang nghĩ đến người đã đoạt quyền bính trong nước chăng?
Trịnh lệ Công nín lặng, không đáp. Ung Củ nói:
- Tôi thiết tưởng , làm con không giải được cái ưu phiền của cha là bất hiếu, làm tôi không giúp được vua trong lúc hoạn nạn là bất trung. Nếu Chúa Công không cho tôi là kẻ hèn mạt thì dầu việc gì nguy hiểm đến đâu, tôi quyết không từ nan.
Trịnh lệ công đuổi hết quân hầu ra ngoài rồi hỏi Ung Củ
- Người không phải là rể của Tế Túc sao?
Ung Củ đáp:
- Tâu Chúa Công, tuy rể thật, song tình cha con không bằng tình vua tôi. Vả lại Tế Túc gả con gái cho tôi vì vua Tống ép buộc chớ không phải vì thành ý.
Trịnh lệ công rõ được lòng Ung Củ , bèn nói thẳng:
- Nếu ngươi giết được Tế Túc , ta sẽ phong cho ngươi chức Thượng Khanh. Vậy người có kế gì chăng?
Ung Củ suy nghĩ một chút, rồi thưa:
- Xứ Đông giao bị quân Tống cướp phá, dân tình đang đói khổ, nay Chúa Công sai Tế Túc đến đó phát chẩn chiêu an. Tôi lợi dụng cơ hội ấy đãi rượu tiễn hành, bỏ thuốc độc vào ly rượu mà giết đi là xong.
Trịnh lệ Công nói:
- Kế ấy rất hay, song phải cẩn mật lắm mới được.
Ung Củ về nhà , nghĩ đến vợ là Tế Thị trong lòng áy náy không an, mặt mày có vẻ lơ láo. Tế Thị thấy thế hỏi:
- Kế ấy rất hay, song phải cẩn mật lắm mới được.
Ung Củ về nhà , nghĩ đến vợ là Tế Thị trong lòng áy náy không an, mặt mày có vẻ lơ láo. Tế Thị thấy thế hỏi:
- Hôm nay trong triều có việc gì chăng?
Ung Củ lắc đầu đáp:
- Không có việc gì cả.
Tế Thị không tin cố hỏi nhiều lần:
- Vợ chồng ở với nhau đã lâu lẽ nào không biết ý. Nếu Tướng quân có điều gì phải lo lắng xin cho thiếp biết, may ra thiếp có thể giúp được phần nào chăng.
Ung Củ cực chẳng đã phải nói:
- Chúa Công muốn sai nhạc phụ ra Đông quan mà ủy lạo dân chúng, lại bảo tôi phải dâng rượu tiễn đãi nhạc gia.
Tế Thị hòi:
- Dâng rượu để chúc thọ nhạc gia là việc gì mà tướng công phải lo lắng. Thiếp tưởng trong triều có điều gì rắc rối mà Tướng quân không muốn cho thiếp biết mà thôi.
Ung Củ nói:
- Không có việc gì cả. Sai nhạc phụ đến Đồng giao chỉ là mệnh vua, phu nhân chớ hỏi nhiều.
Thái độ và lời nói của Ung Củ làm cho Tế Thị càng nghi ngờ thêm, mới lập kế phục rượu cho Ung Củ uống thật say, rồi đợi lúc Ung Củ đang ngủ mơ màng, đập mạnh vào vai hỏi lớn:
- Này, Chúa Công sai mày giết Tế Túc mà mầy lại quên rồi sao?
Trong lúc ngủ Ung Củ giật mình đáp:
- Việc ấy tôi đâu dám quên.
Tế Thị thất kinh, rõ đựợc tâm trạng của chồng, đứng nhìn chồng mà đôi dòng nước mắt chảy ròng ròng. Rồi nàng tự nghĩ
- Có thể như thế được sao? Hay chàng đã vì hoảng hốt mà nói sảng chăng?
Sáng ngày, Tế Thị nói với chồng:
- Tướng quân có ý muốn giết phụ thân, việc ấy tôi đã rõ
Ung Củ giật mình nhìn vợ hỏi:
- Ấy chết! ta có bao giờ dám làm điều vô đạo. Sao phu nhân lại nghĩ thế ?
Tết Thị nói:
- Tối hôm qua tướng quân say rượu đã nói rõ hết rồi bây giờ còn giấu làm chi nữa!
Ung Củ đổ mồ hôi trán nhìn vợ hỏi:
- Nếu quả có việc ấy thì phu nhân nghĩ như thế nào ?
Tế Thị ngao ngán thở dài. Rồi như để soi sáng tấm lòng ác hiểm của chồng, nàmg giã vờ nói:
- Đã lấy chồng thì theo chồng, tướng quân hỏi làm gì câu ấy.
Ung Củ nghe vợ nói mừng rỡ, rồi đem đầu đuôi câu chuyện thuật lại một hồi. Tế Thị nói:
- Phụ thân của thiếp là người đa mưu túc trí, e không đi. Xin cho thiếp về dinh cha mà dò xem tình ý như thế nào.
Ung Củ mừng rở nói:
- Nếu việc thành tôi lên chức Thượng Khanh thì phu nhân cũng được vinh hiển trọn đời.
Tối hôm đó, Tế Thị về tư dinh thăm mẹ,Tế Túc phu nhân thấy con về mừng rỡ hỏi:
- Lâu nay con vẫn được mạnh giỏi chứ?
Tế Thị không đáp, buồn bả hỏi mẹ:
- Chồng với cha nên trọng đàng nào hơn?
Câu hỏi lạ lùng đó làm Tế Túc phu nhân ngạc nhiên nói:
- Sao con lại hỏi như vậy. Chồng với cha đàng nào mà không trọng. ?
Tế thị nói:
- Nhưng nếu gặp trường hợp giữa cha và chồng có mâu thuẫn nhau thì nên trọng đàng nào?
Tế phu nhân nói:
- Cha mẹ là do trời định, vơ chồng là do người định. Mất chồng có thể lấy chồng. khác, còn mât cha không thể tìm một người cha khác được.
Tế phu nhân nói vừa dứt lời, Tế Thị khóc òa bước lại ôm mẹ, nói:
- Hôm nay con quyết vì cha mà không vì chồng!
Đoạn đem hết câu chuyện Ung Củ kể lại cho mẹ nghe. Tế phu nhân kinh hãi lập tức nói lại với chồng.
Tế Túc nghe, châu mày, nhìn con gái mình như đắn đo việc gì. Một lúc sau, ông dặn dò:
Tế Túc nghe, châu mày, nhìn con gái mình như đắn đo việc gì. Một lúc sau, ông dặn dò:
- Việc này chớ tiết lộ ra ngòai , để mặc ta định liệu.
Sáng hôm sau, Trịnh lệ Công sai Tế Túc đến Đông Giao mà uỷ lạo dân chúng và Ung Củ tiến hành bày tiệc tiễn hành trọng thể.
Tế túc về nhà sửa soạn hành trang rồi sai Công tử Ất mang 100 quan giáp sĩ phục nới quán dịch chờ Ung Củ đến.
Chẳng bao lâu Ung Củ đem ba quân hầu đến đó.
Tế Túc hỏi:
Tế túc về nhà sửa soạn hành trang rồi sai Công tử Ất mang 100 quan giáp sĩ phục nới quán dịch chờ Ung Củ đến.
Chẳng bao lâu Ung Củ đem ba quân hầu đến đó.
Tế Túc hỏi:
- Ta đi đây chỉ vì việc nước, người bày vẽ đưa đón làm gì?
Ung Củ nói:
- Nhân tiết Xuân mát mẻ, con có chén rượu tiến mừng xin nhạc phụ tưởng tình con rể.
Tế Túc một tay bưng chén rượu, một tay nắm lấy Ung Củ tươi cười nói:
- Đấy là ý vua hay là tình của ngươi đối với ta.
Ung Củ nói:
- Đây là lòng thành kính của con mà cũng hợp với ý của vua nữa.
Tế Túc hét lên:
- Khốn nạn! dám phản phúc với ta như thế sao?
Rồi hô quân giáp sĩ bắt Ung Củ . Ung Củ mặt mày biến sắc, kêu cứu ầm ỹ. Trịnh lệ Công sai một toán ngự lâm quân đến tiếp cứu nhưng bị Công tử Ất đánh đuổi chạy dài.
Tế Túc truyền chém đầu Ung Củ. Trịnh lệ Công bò cung điện chạy qua nước Sái tị nạn, lòng thắc mắc vì đâu âm mưu bị bại lộ. Mãi về sau, Trịnh lệ Công hay được chuyện Ung Củ nói với vợ, buồn bã than:
Tế Túc truyền chém đầu Ung Củ. Trịnh lệ Công bò cung điện chạy qua nước Sái tị nạn, lòng thắc mắc vì đâu âm mưu bị bại lộ. Mãi về sau, Trịnh lệ Công hay được chuyện Ung Củ nói với vợ, buồn bã than:
- Việc lớn của nước mà đem nói cho đàn bà hay tránh sao khỏi thất bại.
Tế Túc sai người qua nước Vệ rước thế tử Hốt về nước phục nghiệp tức là Trịnh chiêu Công.
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy cả hai quan niệm về cha với vua, cha với chồng. Quan niệm cổ xưa ở Á Đông với văn hóa nho học thì Vua trên Cha và Cha trên Chồng.. Trung Hiếu Nghĩa được sắp theo thứ tự ưu tiên.
Theo văn hóa Cơ đốc, chúng ta không bị ràng buộc cứng nhắc bởi một ưu tiên nào cả. Tất cả đều dưới sự lãnh đạo của Đức Chúa Trời. Cơ đốc nhân chỉ ràng buộc qua điều răn của Ngài. Nếu có mâu thuẫn giữa vua và chồng hay cha, người Cơ đốc lấy sự dạy dỗ của Chúa mà giải quyết. Nếu cha và chồng bất đồng, ai là người có hành động hợp với ý muốn hay dạy dỗ của Đức Chúa Trời thì người đó được hậu thuẫn của Cơ đốc nhân. Còn ý kiến trái ngược của người kia, chúng ta hãy dùng tình yêu thương mà đối xử nhau.
Dùng con rể giết nhạc phụ, Trịnh Lệ Công là một vị vua bất nhân, bất nghĩa.
Vì ham địa vị Thượng Khanh mà toan giết nhạc phụ, Ung Củ là kẻ bất hiếu
Vì cái tội của mình mà đuổi vua, Tế Túc là kẻ bất trung
Ba hạng người đó đều làm những việc mà Đức Chúa Trời ngăn cấm. .
Vì ham địa vị Thượng Khanh mà toan giết nhạc phụ, Ung Củ là kẻ bất hiếu
Vì cái tội của mình mà đuổi vua, Tế Túc là kẻ bất trung
Ba hạng người đó đều làm những việc mà Đức Chúa Trời ngăn cấm. .
Tế Thị lâm vào tình trạng thật khó xử.
Nếu Tế Thị xem xét cẩn thận, nàng sẽ thấy cả Cha và chồng đều là những người có lỗi. Chồng ham danh toan giết nhạc phụ của mình. Cha ham quyền cố vị, lấn áp Vua. Chọn đứng về phía người có lỗi nào cũng đều không đúng.
Trong lời cố vấn cho con gái mình, Tế phu nhân cho rằng việc vợ chồng là do người định còn cha con là việc trời định . Tế phu nhân dựa vào tình trạng có thay đổi được hay không mà quy định việc của trời hay của người. Bà và nhiều người tưởng rằng việc vợ chồng có thể tự thay đổi được trong khi đó thì Chúa Jesus phán rằng: “ Các ngươi há chưa đọc lời chép về Đấng Tạo Hóa, hồi ban đầu, dựng nên một người nam, một người nữ, và có phán rằng: Vì cớ đó người nam sẽ lìa cha mẹ, mà dính díu với vợ mình; hai người sẽ cùng nên một thịt hay sao? Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp! Mathiơ 19.
Việc tốt nhất là khuyên chồng bỏ ý định ham danh mà thành người bất hiếu, tốt nhất bỏ nước Trịnh mà đến xứ khác sinh sống an bình hơn là mất mạng và cô ta thành một kẻ mất chồng.
Việc tốt nhất là khuyên cha nên quay về làm một trung thần, giúp vua cai trị tốt đẹp và nhường mọi tiếng thơm cho vua.
Nếu Tế Thị xem xét cẩn thận, nàng sẽ thấy cả Cha và chồng đều là những người có lỗi. Chồng ham danh toan giết nhạc phụ của mình. Cha ham quyền cố vị, lấn áp Vua. Chọn đứng về phía người có lỗi nào cũng đều không đúng.
Trong lời cố vấn cho con gái mình, Tế phu nhân cho rằng việc vợ chồng là do người định còn cha con là việc trời định . Tế phu nhân dựa vào tình trạng có thay đổi được hay không mà quy định việc của trời hay của người. Bà và nhiều người tưởng rằng việc vợ chồng có thể tự thay đổi được trong khi đó thì Chúa Jesus phán rằng: “ Các ngươi há chưa đọc lời chép về Đấng Tạo Hóa, hồi ban đầu, dựng nên một người nam, một người nữ, và có phán rằng: Vì cớ đó người nam sẽ lìa cha mẹ, mà dính díu với vợ mình; hai người sẽ cùng nên một thịt hay sao? Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp! Mathiơ 19.
Việc tốt nhất là khuyên chồng bỏ ý định ham danh mà thành người bất hiếu, tốt nhất bỏ nước Trịnh mà đến xứ khác sinh sống an bình hơn là mất mạng và cô ta thành một kẻ mất chồng.
Việc tốt nhất là khuyên cha nên quay về làm một trung thần, giúp vua cai trị tốt đẹp và nhường mọi tiếng thơm cho vua.
MỘT NÀNG DÂU TRONG KINH THÁNH - RU-TƠ
Tóm lược câu chuyện Ru-tơ 1:1-18
Trong đời các quan xét, một cơn đói kém xảy đến trong xứ, có một người từ Bết-lê-hem xứ Giu-đa, đi với vợ và hai con trai mình đến kiều ngụ trong xứ Mô-áp. 2 Người tên là Ê-li-mê-léc, vợ tên là Na-ô-mi, hai con trai tên là Mạc-lôn và Ki-li-ôn, đều là dân Ê-phơ-rát về Bết-lê-hem trong xứ Giu-đa. Đến xứ Mô-áp, chúng bèn ở tại đó. 3 Ê-li-mê-léc, chồng của Na-ô-mi, qua đời, để nàng lại với hai con trai mình. 4 Chúng nó cưới vợ trong người nữ Mô-áp, người nầy tên là Ót-ba, người kia tên là Ru-tơ; họ ở tại đó độ mười năm. 5 Kế sau, Mạc-lôn và Ki-li-ôn cũng thác, để Na-ô-mi ở lại, không chồng không con. 6 Bấy giờ, Na-ô-mi có nghe nói rằng Đức Giê-hô-va đã đoái xem dân sự Ngài, và ban lương thực cho, bèn đứng dậy cùng hai dâu mình, đặng từ xứ Mô-áp trở về.7 Vậy, người lìa bỏ chỗ mình đã ở, cùng hai dâu mình lên đường đặng trở về xứ Giu-đa. 8 Nhưng Na-ô-mi nói cùng hai dâu mình rằng: Mỗi con hãy trở về nhà mẹ mình đi. Cầu Đức Giê-hô-va lấy ơn đãi hai con như hai con đã đãi các người thác của chúng ta, và đã đãi chính mình ta!9 Nguyện Đức Giê-hô-va ban cho hai con được bình yên ở nơi nhà chồng mới! Rồi người ôm hôn hai nàng, còn hai nàng cất tiếng lên khóc, 10 và nói rằng: Chúng tôi sẽ đi với mẹ đến quê hương của mẹ. Na-ô-mi đáp: Hỡi con gái ta, hãy trở về, đi với mẹ làm chi? Mẹ há còn những con trai trong lòng có thế làm chồng chúng con sao? 12 Hỡi hai con gái ta, hãy trở về đi đi; mẹ già quá mà lấy chồng nữa. Lại dầu bây giờ mẹ nói chiều nay ta sẽ có chồng, dẫu ta sanh đẻ con trai đi nữa, 13 chúng con há lại muốn đợi cho đến chúng nó khôn lớn, và không lấy chồng khác hay sao? Không, hỡi chúng con, nỗi sầu thảm của mẹ cay đắng muôn phần hơn của chúng con, vì tay của Đức Giê-hô-va đã giơ ra hại mẹ.
14 Hai nàng lại cất tiếng lên khóc. Đoạn, Ót-ba hôn và từ biệt bà gia mình; còn Ru-tơ không chịu phân rẽ người. 15 Na-ô-mi nói cùng Ru-tơ rằng: Nầy, chị con đã trở về quê hương và thần của nó; con hãy trở về theo nó đi.
16 Ru-tơ thưa rằng: Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi; 17 mẹ thác nơi nào, tôi muốn thác và được chôn nơi đó. Ví bằng có sự chi khác hơn sự chết phân cách tôi khỏi mẹ, nguyện Đức Giê-hô-va giáng họa cho tôi! 18 Na-ô-mi thấy nàng quyết định theo mình, nên không nói nữa.
Câu chuyện này xảy ra trong thời các Quan Xét, nghĩa là khòang 400 năm giữa 1500 BC đến 1100 BC. Theo thứ tự của quyển Kinh Thánh, câu chuyện Ru tơ nằm sau sách Các Quan Xét. Cuối thời Các Quan Xét, chúng ta biết : “ Đương lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải.” 21:25 Và đó là thời kỳ đen tối nhất của Do Thái.
Trong 5 câu đầu, chúng ta thấy sự bất hạnh xảy ra liên tiếp cho Na-ô-mi. Nơi gia đình bà ở gặp cảnh đói kém. Cảnh đói kém trước mắt của bà Na-ô-mi là sự trừng phạt của Đức Chúa Trời ( Lêviký 26:3-4) Rồi họ di tản qua xứ Mô-áp, một vùng thờ thần tượng. Họ đùa với lửa và chồng bà chết. Có thể nào bà nghĩ Chúa tiếp tục theo bà và trừng phạt qua cái chết của chồng bà. Mười năm sau, tai nạn lại đến, hai đứa con trai cũng qua đời. Đói kém, di chuyển qua xứ thờ thần tượng, chồng chết, hai con chết – hết chuyện này đến chuyện khác xảy ra chung quanh bà . Bà thầm nghĩ: thảm kịch này nếu không phải Đức Chúa Trời trừng phạt thì ai làm đây? Để bày tỏ cái đau đớn tận cùng, chúng ta hãy nghe lời bà nói:
“ Tôi đi ra được đầy dẫy, nhưng Đức Giê-hô-va dắt tôi về tay không. Đức Giê-hô-va đã giáng họa cho tôi, và Đấng Toàn năng khiến tôi bị khốn khổ, vậy còn gọi tôi là Na-ô-mi làm chi? 1:20-21
Đó là lý do tại sao bà Na-ô-mi không muốn hai con dâu của bà theo bà trở về Do Thái. Nhưng Rutơ cương quyết theo mẹ chồng, Rutơ xác quyết: mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi; 17 mẹ thác nơi nào, tôi muốn thác và được chôn nơi đó. Ví bằng có sự chi khác hơn sự chết phân cách tôi khỏi mẹ, nguyện Đức Giê-hô-va giáng họa cho tôi!
Nghiên cứu lời hứa của Ru tơ , chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên và thấu hiểu sự hy sinh lớn lao của Rutơ,
Tóm lược câu chuyện Ru-tơ 1:1-18
Trong đời các quan xét, một cơn đói kém xảy đến trong xứ, có một người từ Bết-lê-hem xứ Giu-đa, đi với vợ và hai con trai mình đến kiều ngụ trong xứ Mô-áp. 2 Người tên là Ê-li-mê-léc, vợ tên là Na-ô-mi, hai con trai tên là Mạc-lôn và Ki-li-ôn, đều là dân Ê-phơ-rát về Bết-lê-hem trong xứ Giu-đa. Đến xứ Mô-áp, chúng bèn ở tại đó. 3 Ê-li-mê-léc, chồng của Na-ô-mi, qua đời, để nàng lại với hai con trai mình. 4 Chúng nó cưới vợ trong người nữ Mô-áp, người nầy tên là Ót-ba, người kia tên là Ru-tơ; họ ở tại đó độ mười năm. 5 Kế sau, Mạc-lôn và Ki-li-ôn cũng thác, để Na-ô-mi ở lại, không chồng không con. 6 Bấy giờ, Na-ô-mi có nghe nói rằng Đức Giê-hô-va đã đoái xem dân sự Ngài, và ban lương thực cho, bèn đứng dậy cùng hai dâu mình, đặng từ xứ Mô-áp trở về.7 Vậy, người lìa bỏ chỗ mình đã ở, cùng hai dâu mình lên đường đặng trở về xứ Giu-đa. 8 Nhưng Na-ô-mi nói cùng hai dâu mình rằng: Mỗi con hãy trở về nhà mẹ mình đi. Cầu Đức Giê-hô-va lấy ơn đãi hai con như hai con đã đãi các người thác của chúng ta, và đã đãi chính mình ta!9 Nguyện Đức Giê-hô-va ban cho hai con được bình yên ở nơi nhà chồng mới! Rồi người ôm hôn hai nàng, còn hai nàng cất tiếng lên khóc, 10 và nói rằng: Chúng tôi sẽ đi với mẹ đến quê hương của mẹ. Na-ô-mi đáp: Hỡi con gái ta, hãy trở về, đi với mẹ làm chi? Mẹ há còn những con trai trong lòng có thế làm chồng chúng con sao? 12 Hỡi hai con gái ta, hãy trở về đi đi; mẹ già quá mà lấy chồng nữa. Lại dầu bây giờ mẹ nói chiều nay ta sẽ có chồng, dẫu ta sanh đẻ con trai đi nữa, 13 chúng con há lại muốn đợi cho đến chúng nó khôn lớn, và không lấy chồng khác hay sao? Không, hỡi chúng con, nỗi sầu thảm của mẹ cay đắng muôn phần hơn của chúng con, vì tay của Đức Giê-hô-va đã giơ ra hại mẹ.
14 Hai nàng lại cất tiếng lên khóc. Đoạn, Ót-ba hôn và từ biệt bà gia mình; còn Ru-tơ không chịu phân rẽ người. 15 Na-ô-mi nói cùng Ru-tơ rằng: Nầy, chị con đã trở về quê hương và thần của nó; con hãy trở về theo nó đi.
16 Ru-tơ thưa rằng: Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi; 17 mẹ thác nơi nào, tôi muốn thác và được chôn nơi đó. Ví bằng có sự chi khác hơn sự chết phân cách tôi khỏi mẹ, nguyện Đức Giê-hô-va giáng họa cho tôi! 18 Na-ô-mi thấy nàng quyết định theo mình, nên không nói nữa.
Câu chuyện này xảy ra trong thời các Quan Xét, nghĩa là khòang 400 năm giữa 1500 BC đến 1100 BC. Theo thứ tự của quyển Kinh Thánh, câu chuyện Ru tơ nằm sau sách Các Quan Xét. Cuối thời Các Quan Xét, chúng ta biết : “ Đương lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải.” 21:25 Và đó là thời kỳ đen tối nhất của Do Thái.
Trong 5 câu đầu, chúng ta thấy sự bất hạnh xảy ra liên tiếp cho Na-ô-mi. Nơi gia đình bà ở gặp cảnh đói kém. Cảnh đói kém trước mắt của bà Na-ô-mi là sự trừng phạt của Đức Chúa Trời ( Lêviký 26:3-4) Rồi họ di tản qua xứ Mô-áp, một vùng thờ thần tượng. Họ đùa với lửa và chồng bà chết. Có thể nào bà nghĩ Chúa tiếp tục theo bà và trừng phạt qua cái chết của chồng bà. Mười năm sau, tai nạn lại đến, hai đứa con trai cũng qua đời. Đói kém, di chuyển qua xứ thờ thần tượng, chồng chết, hai con chết – hết chuyện này đến chuyện khác xảy ra chung quanh bà . Bà thầm nghĩ: thảm kịch này nếu không phải Đức Chúa Trời trừng phạt thì ai làm đây? Để bày tỏ cái đau đớn tận cùng, chúng ta hãy nghe lời bà nói:
“ Tôi đi ra được đầy dẫy, nhưng Đức Giê-hô-va dắt tôi về tay không. Đức Giê-hô-va đã giáng họa cho tôi, và Đấng Toàn năng khiến tôi bị khốn khổ, vậy còn gọi tôi là Na-ô-mi làm chi? 1:20-21
Đó là lý do tại sao bà Na-ô-mi không muốn hai con dâu của bà theo bà trở về Do Thái. Nhưng Rutơ cương quyết theo mẹ chồng, Rutơ xác quyết: mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi; 17 mẹ thác nơi nào, tôi muốn thác và được chôn nơi đó. Ví bằng có sự chi khác hơn sự chết phân cách tôi khỏi mẹ, nguyện Đức Giê-hô-va giáng họa cho tôi!
Nghiên cứu lời hứa của Ru tơ , chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên và thấu hiểu sự hy sinh lớn lao của Rutơ,
- Rutơ sẽ lìa xa gia đình, quê cha đất tổ để đi theo mẹ chồng
- Rutơ biết là cô sẽ sống góa suốt đời vì Nao -mi sẽ không có người đàn ông nào khác để lấy nàng theo phong tục Do Thái
- Ru-tơ sẽ đến một nơi hoàn toàn xa lạ và mới mẻ: dân chúng, phong tục, ngôn ngữ.
- Lời hứa của Ru-tơ vượt ranh giới hôn nhân , Ru tơ hứa mẹ thác nơi nào, tôi muốn thác và được chôn nơi đó nghĩa là nàng sẽ không trở về quê của mình khi mẹ chồng qua đời.
- Và lời cam kết đặc biệt nhất là Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi Ru-tơ bỏ tôn giáo truyền thống của mình, chấp nhận Đức Chúa Trời của gia đình chồng là Đức Chúa Trời của mình. Điều đáng để ý là Nao-mi vừa cho Rutơ biết rằng nỗi sầu thảm của bà , sự cay đắng muôn phần là do tay của Đức Giê-hô-va đã giơ ra hại bà. Tuy nhiên Ru tơ vẫn không nao núng.
Chúng ta thấy qua Rutơ , một bức họa về người đàn bà lý tường : một đức tin vượt qua ngoài cái hiện tại cay đắng sầu khồ, một sự can đảm bước vào một vùng trời xa lạ , bà không nao núng vì sự an toàn hay tiện nghi vật chất và sự tương quan khắng khít với Đức Chúa Trời của bà bất chấp truyền thống của tổ tiên hay gia đình.
Qua câu chuyện của Ru tơ, chúng ta thấy Đức Chúa Trời có sẵn một chương trình cho đất nước này. Câu sau cùng của sách Ru-tơ 4:22 Bô-ô sanh Ô-bết; Ô-bết sanh Y-sai, và Y-sai sanh Đa-vít một vị vua vĩ đại của Do Thái. Bài học cho chúng ta qua câu chuyện Rutơ là Đức Chúa Trời luôn luôn chủ động trong hoàn cảnh khó khăn nhất của con người vì đó nằm trong chương trình của Ngài.
Qua câu chuyện của Ru tơ, chúng ta thấy Đức Chúa Trời có sẵn một chương trình cho đất nước này. Câu sau cùng của sách Ru-tơ 4:22 Bô-ô sanh Ô-bết; Ô-bết sanh Y-sai, và Y-sai sanh Đa-vít một vị vua vĩ đại của Do Thái. Bài học cho chúng ta qua câu chuyện Rutơ là Đức Chúa Trời luôn luôn chủ động trong hoàn cảnh khó khăn nhất của con người vì đó nằm trong chương trình của Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét