Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

CÂU HỎI VỀ TIN LÀNH

Câu hỏi 148: Có sự sống vĩnh cửu không?

Trả lời: 
Kinh Thánh trình bày rõ ràng con đường đến sự sống vĩnh cửu. Trước tiên, chúng ta phải nhận biết rằng chúng ta đã phạm tội chống lại Thượng Đế: “Tất cả mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Thượng Đế.” (Rô Ma 3:23). Chúng ta tất cả đã làm những điều không hài lòng cho Thượng Đế, những điều này làm chúng ta xứng đáng với hình phạt. Bởi vì tất cả tội của chúng ta chủ yếu là chống với Đấng Thượng Đế vĩnh cửu, chỉ một án phạt đời đời là đủ. “Tiền công của tội là sự chết, nhưng quà tặng của Thượng Đế là sự sống vĩnh cửu qua Chúa Giê Xu Christ Cứu Chúa chúng ta.” (Rô Ma 6:23)

Tuy nhiên, Giê Xu Christ, Đấng vô tội (I Phi-e-rơ 2:22) Con của Thượng Đế hằng sống trở thành người. (Giăng 1:1,14) và đã chết để trả thay cho hình phạt của chúng ta. “Thượng Đế tỏ lòng yêu thương của Ngài cho chúng ta trong điều này; Trong lúc chúng ta còn là những tội nhân, Đấng Christ đã chết vì chúng ta.” (Rô Ma 5:8). Giê Xu Christ đã chết trên cây thập tự (Giăng 19:31-42) nhận lấy án phạt đáng ra chúng ta phải chịu (II Cô-rinh-tô 5:21) Ba ngày sau Giê Xu đã sống lại khỏi sự chết (I Cô-rinh-tô 15:1-4) chứng minh Chúa thắng hơn sự chết và tội lỗi. “Trong lòng thương cao cả của Chúa, Ngài đã cho chúng ta sự sanh lại vào trong hi vọng sống qua sự sống lại của Chúa Giê Xu Christ khỏi sự chết.” (I Phi-e-rơ 1:3)

Bởi đức tin, chúng ta phải quay lưng khỏi tội và đến với Đấng Christ để được Cứu rỗi (Công vụ 3:19). Nếu chúng ta đặt đức tin mình nơi Chúa, tin cậy sự chết trên thập tự của Ngài trả giá cho tội của chúng ta. Chúng ta sẽ được tha thứ và được hứa cho sự sống vĩnh cửu trong Thiên đàng. “Vì Thượng Đế yêu thương thế gian đến nỗi đã ban con một của Ngài hầu cho hể ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16) “Nếu bạn xưng bằng miệng: “Giê Xu là Chúa” và lòng bạn tin Thượng Đế đã làm cho Ngài sống lại từ trong sự chết, bạn sẽ được cứu.” (Rô Ma 10:9). Chỉ tin vào công tác hoàn tất của Đấng Christ trên thập tự giá là con đường duy nhất thật sự đưa đến sự sống vĩnh cửu. “Vì nhờ ân điển mà bạn được cứu, không phải do công của bạn, nhưng qua đức tin, nó là món quà của Thượng Đế, không phải bời việc làm để không ai khoe khoang.” (Ê-phê-sô 2:8-9)

Nếu bạn muốn nhận Chúa Giê Xu Christ làm Cứu Chúa của bạn. Lời cầu nguyện này là cách diễn tả đơn sơ niềm tin của bạn với Thượng Đế và cám ơn Ngài về việc ban sự cứu rỗi cho bạn. “ Chúa cao cả, con biết con là kẻ có tội chống ngịch Ngài và xứng đáng bị hình phạt. Nhưng Chúa Giê Xu đã nhận lấy án phạt thay cho con, nhờ đó qua đức tin vào Chúa con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội và đặt lòng tin của con vào Ngài để được cứu rỗi. Cám ơn Chúa về sự tha thứ và ân điển diệu kỳ của Ngài. Món quà của sự sống vĩnh cửu! A-men! (Xin nhớ cho, nói lời cầu ngyện này hay bất kỳ lời cầu nguyện khác sẽ không cứu bạn. Chỉ tin vào Đấng Christ mới cứu được bạn khỏi tội).

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 149: Làm thế nào tôi nhận được sự tha thứ từ Thượng Đế?

Trả lời: 
Công vụ 13:38 cho biết: “Bởi vậy, hỡi anh em của tôi, tôi muốn anh em biết rằng nhờ Chúa Giê Xu mà sự tha tội được rao truyền cho anh em.”

Sự tha thứ là gì và tại sao tôi cần nó?

Từ ngữ tha thứ có nghĩa là tẩy xóa một bảng viết sạch sẽ, tha thứ, xóa nợ. Khi chúng ta phạm lỗi với ai, chúng ta tìm kiếm sự tha thứ để mối quan hệ được phục hồi. Sự tha thứ không là đặc ân vì người xứng đáng được tha. Không một ai xứng đáng được tha thứ. Sự tha thứ là một nghĩa cử của tình yêu thương, lòng thương xót và ân điển. Sự tha thứ là một quyết định không còn lưu lại điều gì chống nghịch người khác mặc dầu họ đã làm điều ấy với bạn.

Kinh Thánh nói với chúng ta rằng tất cả đều cần sự tha thứ từ Thượng Đế. Tất cả chúng ta bị tội lỗi ràng buộc. Truyền đạo 7:20 cho biết: “Không có một người công bình nào trên đất mà làm điều phải và không hề phạm tội.” I Giăng 1:8 nói: “Nếu chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta tự lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta.” Tất cả tội lỗi chủ yếu là sự bất tuân, chống nghịch với Thượng Đế (Thi Thiên 51:4) Kết quả chúng ta hết hi vọng cần sự tha thứ của Thượng Đế. Nếu tội của chúng ta không được tha chúng ta sẽ trả giá chịu đau khổ đời đời về những hậu quả của tội lỗi. (Ma-thi-ơ 25:46; Giăng 3:36)

Tha thứ - Làm cách nào tôi được tha thứ?

Tạ ơn Chúa, Thượng Đế đang yêu thương và giàu lòng thương xót – mong muốn tha thứ hết tội cho chúng ta. II Phi-e-rơ 3:9 nói với chúng ta: “... Ngài nhẫn nại với bạn, không muốn một ai bị hư mất, nhưng cho mọi người đến ăn năn.” Thượng Đế mong tha thứ cho chúng ta vì thế Ngài cung cấp cho sự tha thứ. Sự chết là hình phạt duy nhất cho tội lỗi chúng ta. Nữa câu đầu của Rô Ma 6:23 cho biết: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết…” Sự chết đời đời là những gì mà chúng ta kiếm được cho tội lỗi chúng ta. Thượng Đế trong chương trình trọn vẹn của Ngài đã trở thành người – Chúa Giê Xu Christ. (Giăng 1:1,14). Chúa Giê Xu đã chết trên cây thập tự gánh lấy hình phạt chúng ta đáng phải chịu – sự chết. II Cô-rinh-tô 5:21 dạy chúng ta: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” Chúa Giê Xu đã chết trên cây thập tự nhận lấy hình phạt đáng ra chúng ta phải chịu. Vì là Thượng Đế, sự chết của Chúa Giê Xu đã cung cấp sự tha thứ tội cho toàn thể nhân loại. I Giăng 2:2 có chép: “Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.” Chúa Giê Xu sống lại từ kẻ chết báo tin sự chiến thắng của Ngài trên tội lỗi và sự chết (I Cô-rinh-tô 15:1-28). Ngợi khen Thượng Đế qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giê Xu. Nữa phần sau của Rô Ma 6:23: “…Nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời qua Giê Xu Christ cứu chúa chúng ta.”

Bạn có muốn tội của bạn được tha thứ? Bạn có cảm thấy tội lỗi dai dẳng mà hình như bạn không thể từ bỏ? Sự tha thứ tội cho bạn là điều chắc chắn nếu bạn đặt đức tin vào Giê Xu Christ là Cứu Chúa của bạn. Ê-phê-sô 1:7 “Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài.” Chúa Giê Xu đã trả nợ cho chúng ta vì thế chúng ta có thể được tha. Tất cả các bạn làm là cầu xin Thượng Đế tha thứ qua Chúa Giê Xu, tin rằng Chúa Giê Xu đã chết là trả cho sự tha tội của bạn và Ngài tha thứ cho bạn. Giăng 3:16-17 chứa những thông điệp kỳ diệu này: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu.”

Tha thứ - Có thật dễ dàng không?

Vâng thật dễ dàng. Bạn không thể tìm sự tha thứ từ Thượng Đế. Bạn không thể trả cho sự tha tội của bạn từ Thượng Đế. Bạn chỉ tiếp nhận sự tha thứ bằng đức tin qua ân điển và sự thương xót của Thượng Đế. Nếu bạn muốn chấp nhận Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa của bạn và nhận sự tha thứ từ Thượng Đế, đây là lời cầu nguyện mà bạn có thể nói: “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê Xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê Xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men! (Nói những lời này hay những lời cầu nguyện khác, không giải cứu được bạn. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giê Xu bạn mới được tha thứ tội. Lời cầu nguyện này là cách đơn giản để diễn tả niềm tin của bạn cho Thượng Đế và cảm ơn Ngài về sự tha thứ tội.)

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 150: Tôi là người theo đạo Phật tại sao tôi nên xem xét trở nên Cơ Đốc nhân?

Trả lời: 
So với Phật giáo, Cơ Đốc giáo có một vài khác biệt đặc trưng đáng được xem xét. Trước hết, trong khi Cơ Đốc giáo và Phật giáo cả hai có trung tâm lịch sử đặc trưng, danh xưng Giê Xu và Phật Thích ca phân biệt với nhau, chỉ có Giê Xu đã từ kẻ chết sống lại. Trong lịch sử, nhiều người là giáo sư khôn ngoan, nhiều người khởi xướng phong trào tôn giáo. Thái tử Tất Đạt Đa theo lịch sử Phật giáo còn gọi là Thích Ca Mâu Ni nổi bật trong số này vì sự khôn ngoan đặc biệt và triết lý sâu sắc của cuộc sống. Chúa Giê Xu cũng nổi bật và Ngài đã khẳng định những sự dạy dỗ thiêng liêng của Ngài bằng những việc thực hành mà chỉ có quyền năng thiên thượng mới có thể vượt qua. Chúa Giê Xu dạy dỗ bằng cách chứng tỏ bởi sự chết và sự sống lại của thân thể Ngài – Sự kiện này ứng nghiệm lời tiên tri của chính Ngài đã phán (Ma-thi-ơ 16:21; 20:18-19; Mác 8:31; Lu-ca 9:22; Giăng 20-21; 1 Cô-rinh-tô 15). Chúa Giê Xu đáng xem xét cách đặc biệt.

Thứ Hai, Kinh Thánh của Cơ Đốc giáo là lịch sử nổi bật đáng xem xét nghiêm túc. Ngay cả người ta có thể nói rằng lịch sử Kinh Thánh quá hấp dẫn mà nghi ngờ Kinh Thánh là nghi ngờ chính lịch sử, vì Kinh Thánh là quyển sách lịch sử có thể xác nhận tất cả điều cổ xưa. Chỉ có Tân Ước là một quyển sách nhiều yếu tố lịch sử có thể xác nhận hơn Cựu Ước (Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ). Xin xem dẫn chứng sau:

1. Nhiều bản sao chép bằng tay dành cho Tân Ước, nhiều hơn bất kỳ bản cổ xưa nào khác. 5.000 bản sao bằng tiếng Hi Lạp cổ. 24.000 bản bằng các ngôn ngữ khác. Vô số bản sao chép tay cho phép nghiên cứu căn bản rộng lớn, bởi những điều này mà chúng ta có thể kiểm tra nội dung với những bản khác để xác định nguyên bản.

2. Những bản sao Tân Ước gần với thời đại nguyên bản hơn là bất kỳ bản cổ xưa nào. Tất cả nguyên bản được viết đương thời (các chứng nhân nhìn thấy) trong thế kỷ thứ I S.C. Và những bản sao chúng ta có được hiện nay vào khoảng 125 S.C. Toàn thể bản sao của Tân Ước xuất hiện vào năm 200 S.C. Tân Ước hoàn chỉnh có khoảng niên đại 250 S.C. Vào lúc đầu tất cả những sách Tân Ước được viết dưới mắt nhân chứng có nghĩa là họ không có thời gian chuyển thành thần thoại hoặc chuyện dân gian. Cộng với những lời công bố lẽ thật của họ là việc chịu trách nhiệm giữ vững bằng hành động tuận đạo và bởi những tín hữu Hội Thánh là những nhân chứng kiểm tra tất cả bằng chứng này.

3. Những văn bản của Tân Ước chính xác hơn bất kỳ văn tự cổ nào khác. John R.Robinson trong tác phẩm “Trung thực với Thượng Đế” thông báo rằng các văn tự Tân Ước chính xác 99,9% (Chính xác nhất trong số những quyển sách cổ hoàn tất) Bruce Metzger, một chuyên gia về Tân Ước Hi Lạp, đề nghị con số khiêm nhường hơn là 99,5%.

Thứ ba, đạo đức Cơ Đốc giáo có nền tảng vững mạnh hơn Phật giáo, đạo đức Cơ Đốc giáo được sáng lập bởi đặc tính riêng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là thân vị và đạo đức. Bản chất của Ngài là thiện vì vậy tất cả những hành động tiếp theo của Ngài thực sự là tốt lành. Bất cứ điều nào tách rời khỏi sự thiện hảo của Ngài là tội lỗi. Tuy nhiên đối với Phật giáo sự thật cơ bản không xem như một cá nhân, nhưng đạo đức đòi hỏi tính chất cá nhân. Để minh họa hãy xem tính chất đạo đức như cục đá. Người ta không đổ lỗi cho cục đá vì đã bị kẻ giết người sử dụng, nó không phải là người để chịu trách nhiệm về những bổn phận đạo đức. Hơn thế nữa bổn phận đạo đức chỉ căn cứ mục đích tội ác qua hành vi phạm tội của người sử dụng cục đá. Phật giáo thiếu khung bổn phận đạo đức để gìn giữ cá nhân. Với Phật giáo nghiệp chướng là cái khung đạo đức, nhưng nghiệp chướng không phải là một chủ thể. Nó tương tự như luật tự nhiên. Phá hủy luật nghiệp chướng không phải là từ bỏ bản chất tội lỗi. Dường như không có sự khác biệt chính yếu nào giữa lầm lỗi (lỗi vô đạo đức) và tội lỗi (Những việc làm chống lại đạo đức). Hơn nữa nhiều tín đồ Phật giáo quả quyết tính đối ngẫu giữa “Thiện” và “Ác” cuối cùng đã bị phá bỏ. “Thiện” và “Ác” là một phần của thế giới vật chất tri giác. Thế giới ảo huyền của cảm giác thật. Các loại đạo đức không đủ mạnh để dẫn đến sự thuyết phục sự thật cơ bản. Và những cá nhân được khai tâm sẽ thấy thiện ác mờ nhạt trở thành như một. Đến nỗi ý nghĩa vị trí nền tảng của sự thật không phải thiện cũng không phải ác. Và những gì bảo đãm tồn tại của sự thật tối thượng là vẫn đuổi theo điều quan trọng hơn. Những điều làm nền tảng cho cuộc sống là sống đạo đức tốt để đối phó với cuộc sống phi đạo đức mà không cần xem xét phân biệt rõ rệt đạo đức hay sao? Hay là sống thụ động để tránh việc chọn lựa đạo đức càng nhiều càng tốt phải không? Nếu Phật giáo quả quyết thật sự không có cá nhân riêng biệt và sự phân biệt rõ rệt thiện ác trên thực tế là không thật, như vậy Phật giáo không có một nền tảng thật sự cho vấn đề đạo đức. Tuy vậy Cơ Đốc giáo có thể đưa ra hai khía cạnh về tính chất của Đức Chúa Trời như một nhân vật tạo ra đạo đức và cung cấp nền tảng để phân biệt thiện và ác.

Thứ tư, Cơ Đốc giáo có quyền đánh giá cao về “Khát vọng”. Đạo đức Phật giáo hình như có sự khó khăn cốt lõi ở điểm này. Đức Thích Ca Mâu Ni dạy rằng “Dục vọng” hoặc “Gắn bó” là cội nguồn của đau khổ và phải diệt nó đi. Nhưng một vài điều tốt đã được thừa nhận lại đặt nền tảng trên ý nghĩ của khát vọng. Tình yêu chẳng hạn, là sự khao khát tốt đẹp với người khác (Xin xem Giăng 15:13; I Giăng 4:7-12) Người ta không thể yêu thương trừ khi mức độ gắn bó với sự khao khát hạnh phúc cho một ai đó. Trái ngược lại Cơ Đốc giáo dạy rằng khát vọng là tốt lành khi nó được hướng dẫn thích hợp. Thánh Phao Lô khuyên các tín hữu hãy “khao khát những ân tứ lớn hơn” của Đức Thánh Linh (I Cô-rinh-tô 12:31; 14:1) Trong Thi Thiên chúng ta xem thấy hình ảnh những người thờ phượng Chúa kéo dài lòng khao khát được gần gũi thân mật với Đức Chúa Trời (Thi Thiên 42:1-2; 84) Và đương nhiên Đức Chúa Trời không chỉ đơn giản yêu thương nhưng Ngài là nguồn gốc của tình yêu thương. (I Giăng 4:9; Thi Thiên 136; Giăng 3:16). Sự hi sinh đòi hỏi đầy đủ như là câu thành ngữ “Yêu nhau trái ấu cũng tròn” (Tình yêu và sự chịu đựng).

Thứ năm là câu hỏi “Bạn phải làm gì với tội lỗi của bạn?”. Phật giáo có ít nhất hai ý tưởng về tội. Tội đôi lúc bị hiểu như là sự không biết. Nếu một người không thấy, không hiểu thực tại như lời Phật dạy, người ấy đầy tội. Tuy nhiên trong Phật giáo tội còn có ý nghĩa là một sai lầm về đạo đức. Làm điều gian ác có tính toán, phá hoại tinh thần hay luật của thế gian, hoặc ham muốn những điều xấu xa, những điều này là tội lỗi giống như nhau. Nhưng định nghĩa sau về tội cho thấy những sai lầm đạo đức đòi hỏi phải có sự chuộc tội thật sự. Đâu là căn nguyên của sự chuộc tội. Sự chuộc tội có thể nào gắn bó với qui luật của nghiệp chướng được không? Nghiệp chướng không bị ảnh hưởng bởi tình cảm con người và ngoài phạm vi luân lý. Để quân bình người ta có thể làm nhiều việc thiện nhưng không thể không bao giờ từ bỏ những điều xấu. Nghiệp chướng không cung cấp tình huống nào bởi đó con người sai lầm đạo đức hay có đạo đức. Nếu cá nhân chúng ta phạm tội ai giúp chúng ta chống lại được? Nghiệp chướng không quan tâm theo đường lối hoặc điều gì khác vì nghiệp chướng không phải chủ thể. Sự chuộc tội có thể nào bằng lời cầu nguyện hay cúng tế cho Chư Phật hay Phật tổ được không? Ngay cả nếu như chư Phật có đưa ra sự tha thứ thì dường như tội lỗi vẫn tồn tại không trả thế được. Họ đã tha tội, vì bề ngoài điều đó có thể tha thứ được, không có gì ghê gớm lắm.

Về phương diện khác, Cơ Đốc giáo dường như chỉ có một quan điểm thỏa đáng về tội trong Thần học. Trong Cơ Đốc giáo tội là đạo đức sai lạc. Bắt đầu từ A- Đam một con người được Đức Chúa Trời tạo nên nhưng đã phạm tội. Tội lỗi là thật. Nó tạo thành sự thiếu hụt vô hạn giữa con người và hạnh phúc. Tội lỗi cần bị phán xét nhưng nó không thể được tạo nên lực cân đối bằng số lượng làm nhiều công việc tốt. Nếu một người làm việc tốt gấp mười lần những việc làm xấu. Nhưng họ vẫn còn các việc xấu trong lương tâm. Điều gì xảy ra với những điều xấu vẫn tồn tại này? Phải chăng họ được tha thứ nếu họ không có liên hệ gì đến những điều phạm tội đầu tiên. Có phải họ sẽ được vào chốn hạnh phúc? Có chăng chúng chỉ là ảo tưởng đánh lừa theo đó những điều còn lại không có bất cứ vấn đề gì. Không thể chọn lựa điều nào trong những điều này cho thích hợp. Hãy xem xét những điều lừa dối, tội lỗi thật sự giải thích quá rõ cho chúng ta về sự lừa dối. Xem xét về tội lỗi của chúng ta. Khi chúng ta thành thật với chính mình, hết thảy chúng ta đều biết mình có tội. Xem xét về sự tha thứ, đơn giản là sự tha thứ tội không có giá phạt cũng như không gặt nhiều hậu quả mặc dầu chúng ta biết chúng ta phạm tội. Xem xét hạnh phúc, hạnh phúc không phải là điều tốt nếu tội lỗi vẫn giữ lén lút trong lòng. Nó như là những bậc thang của nghiệp chướng để lại với chúng ta, tội lỗi trong lòng khiến hạnh phúc cũng không chịu đựng nỗi. Hoặc nó cũng ngăn trở chúng ta bước vào hạnh phúc trọn vẹn.

Cơ Đốc giáo có lời giải đáp về tội lỗi. Có tội thì bị hình phạt. Nhưng sự hình phạt đã thỏa mãn xong trong công việc Chúa Giê Xu dâng hiến chính thân thể Ngài trên thập tự giá. Đức Chúa Trời đã trở thành người, sống đời sống trọn vẹn và chịu chết, sự chết của Ngài làm cho chúng ta được tha tội. Ngài đã chịu đóng đinh vì cớ chúng ta, Ngài chết thay vì chúng ta, và trả thay tội lỗi của chúng ta. Sau đó Ngài đã sống lại, bảo chứng rằng ngay cả sự chết cũng không thắng được Ngài. Hơn thế nữa Ngài hứa rằng Ngài sẽ ban sự sống phục sinh như vậy đối với những ai đặt niềm tin vào Ngài như là Cứu Chúa duy nhất của mình để được sự sống đời đời (Rô-ma 3:10, 23; 6:23; 8:12; 10:9-10; Ê-phê-sô 2:8-9; Phi-líp 3:21).

Điều này không phải là chủ thuyết “Niềm tin dễ chịu”, có nghĩa là xem Đức Chúa Trời như người quản gia chỉ lau sạch tất cả các lỗi lầm. Đúng hơn đây là một cam kết cho một cuộc sống lâu dài bởi một bản thể mới và một mối tương giao mới với chính Đức Chúa Trời. (Rô-ma 6:1; Ê-phê-sô 2:1-10). Khi một người tin thật sự vào Đức Chúa Trời là Đấng nói về chính Ngài trong Kinh Thánh và thật sự tin Đức Chúa Trời làm những gì Ngài nói trong Kinh Thánh, người nào hoặc anh hay chị đặt niềm tin vào Ngài, đời sống sẽ được thay đối. Bạn không thể cứ ở trong đời sống cũ như vậy một khi bạn đặt niềm tin vào Đức Chúa Trời. Người ta có thể dửng dưng đọc báo khi nhà mình đang cháy không? Có thể thấy rõ căn nhà bốc cháy thúc giục người ta phải thay đổi hành động, dừng ngay việc đọc báo để chạy đi chữa cháy cho ngôi nhà mình.

Chúa Giê Xu là câu trả lời đơn giản trong số nhiều lời giải đáp. Tất cả tôn giáo trên thế giới có mức độ về lẽ thật của họ. Nhưng cơ bản Chúa Giê Xu là giải pháp duy nhất cho điều kiện loài người. Suy ngẫm, làm việc, cầu nguyện - không điều nào trong những điều này làm chúng ta có giá trị của ân tứ vô hạn trong thiên đàng đời đời. Không điều nào trong những điều này làm chúng ta sửa lại được tội lỗi chúng ta đã làm. Chỉ khi nào Đấng Christ trả nợ thay cho tội của chúng ta và chúng ta đặt niềm tin vào Ngài thì sẽ được Cứu rỗi. Chỉ khi ấy tội lỗi mới được khỏa lấp, hi vọng được bảo đãm, và đời sống đầy tràn ý nghĩa sự sống đời đời.

Cuối cùng, chỉ có trong Cơ Đốc giáo chúng ta mới biết chúng ta được cứu. Chúng ta không dựa trên những kinh nghiệm nông cạn. Chúng ta cũng không dựa vào những công việc thiện hay những lôi cuốn nhiệt thành. Chúng ta cũng không đặt niềm tin vào những vị thần thánh để cố gắng “Nương tựa niềm tin để tồn tại”. Chúng ta có một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật, một niềm tin có nguồn tin cậy lịch sử, một bộ Thánh Kinh do mặc khải của Thượng Đế làm chứng muôn đời và bảo đãm cho chúng ta được ở trong nhà đời đời trên thiên đàng với Thượng Đế.

Như thế điều này có ý nghĩa gì với bạn không? Chúa Giê Xu là sự thật tối thượng! Chúa Giê Xu là sinh tế hoàn toàn cho tội lỗi chúng ta. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự tha thứ và sự cứu chuộc nếu chúng ta chỉ cần làm việc đơn giản là tiếp nhận món quà của Ngài dành cho chúng ta (Giăng 1:12 “Hễ ai tin nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con của Thượng Đế.”) Tin Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa có nghĩa là tin Ngài đã chết vì sự sống chúng ta. Chúng ta được làm bạn với Ngài. Nếu bạn đặt niềm tin của bạn vào Chúa Giê Xu như là Cứu Chúa, Ngài sẽ bảo đãm tuyệt đối cho bạn sự sống đời đời trên thiên đàng. Đức Chúa Trời tha thứ tội cho bạn, làm sạch linh hồn bạn, làm mới lại tâm linh của bạn, Ngài sẽ ban cho bạn cuộc sống phong phú trong thế giới này và sự sống đời đời trong thế giới đời sau. Làm thế nào chúng ta có thể từ chối món quà kỳ diệu như thế? Làm sao chúng ta có thể xây lưng lại với Đấng đã hi sinh mạng sống của Ngài làm vật sinh tế vì cớ yêu thương chúng ta?

Nếu bạn còn thiếu tự tin trong niềm tin chính mình. Chúng tôi xin mời bạn hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời như sau: “ Xin Thượng Đế giúp con biết điều chân thật. Xin giúp con biết nhận thức những lỗi lầm. Xin giúp con biết con đường thật dẫn đến sự cứu rỗi.” Đức Chúa Trời vui lòng đón nhận lời cầu nguyện của bạn.

Nếu bạn muốn tin nhận Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa, đơn giản hãy nói với Đức Chúa Trời bằng lời nói hoặc trong thinh lặng, hãy nói với Ngài rằng bạn bằng lòng tiếp nhận Chúa Giê Xu như là món quà cứu chuộc cho đời sống bạn. Nếu bạn muốn cầu nguyện hãy nói theo cách hướng dẫn như sau: “Thưa Chúa tôi cảm ơn Ngài đã dành tình yêu cho tôi. Tôi cảm ơn Ngài vì sự hi sinh của Ngài đã dành cho tôi. Cảm ơn Chúa vì đã ban cho tôi sự tha thứ và sự cứu rỗi. Tôi bằng lòng tiếp nhận Chúa Giê Xu là món quà cứu rỗi dành cho tôi. Tôi tin Chúa Giê Xu là Cứu Chúa của tôi.” A-men!

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 151: Sinh lại làm Cơ Đốc nhân nghĩa là gì?

Trả lời: 
Sinh lại làm Cơ Đốc nhân nghĩa là gì? Trang cổ điển từ Kinh Thánh Giăng 3:1-21 có những lời giải thích cho câu hỏi này. Chúa Giê Xu nói với Ni-cô-đem, một người Pha-ri-si nổi tiếng và thành viên công nghị hội (Một lảnh tụ của Do Thái giáo). Ni-cô-đem đến cùng Chúa Giê Xu trong ban đêm, ông đã nêu nhiều câu hỏi để hỏi Chúa Giê Xu.

Khi ấy Chúa Giê Xu đã trả lời cho Ni-cô-đem: “…Điều chắc chắn nhất Tôi nói với ông người ta không thể nhìn thấy Thiên đàng trừ khi người ấy sinh lại.” Ni-cô-đem hỏi lại: “Một người già làm sao có thể được sinh lại? Người ấy làm thế nào vào trong bụng mẹ để được sinh ra lần thứ hai?” Chúa Giê Xu đã trả lời: “Điều chắc chắn nhất Tôi nói với ông người ta không thể vào nước Thiên đàng trừ khi người ấy sinh bởi nước và Thánh Linh. Bởi xác thịt sinh ra xác thịt, bởi Thánh Linh sinh ra Linh. Đừng lấy làm lạ về điều Tôi nói với ông, ông phải sinh lại…” (Giăng 3:3-7).

Cụm từ “Sinh lại” nghĩa đen là “Sinh từ trên” Ni-cô-đem có một nhu cầu thật sự. Ông ấy cần một sự thay đổi trong tâm hồn – một sự đổi mới về tâm linh. Sự sinh ra mới, được sinh lại, là một hành động của Thượng Đế vì sự sống đời đời đã ban cho một người có lòng tin. (II Cô-rinh-tô 5:17; Tít 3:5; I Phi-e-rơ 1:3; I Giăng 2:29; 3:9; 4:7; 5:1-4,18) Giăng 1:12,13 chỉ ra cho biết “Sinh lại” cũng mang ý nghĩa “ Trở thành con của Đức Chúa Trời” qua niềm tin trong danh Chúa Giê Xu Christ.

Có một câu hỏi chí lý: “ Tại sao một người cần sinh lại” Sứ đồ Phao Lô trong thư Ê-phê-sô 2:1 có nói: “Về phần anh chị em đã chết vì vi phạm và tội ác mình.”. Trong thư Rô Ma 3:23 sứ đồ viết: “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.”. Vì vậy một người sinh lại là để được sự tha thứ tội và có mối liên lạc với Thượng Đế.

Làm thế nào để điều đó thực hiện? Ê-phê-sô 2:8,9 cho biết: "Vì nhờ ân điển mà bạn được cứu, không phải do công của bạn, nhưng qua đức tin, nó là món quà của Thượng Đế, không phải bời việc làm để không ai khoe khoang.". Khi một người được cứu, anh ấy hay chị ấy đã được sinh lại, tâm linh được đổi mới, và trở nên con của Đức Chúa Trời bởi quyền của một con người mới. Tin vào Chúa Giê Xu Christ là Đấng đã trả án phạt của tội bằng cách chịu đóng đinh trên cây thập tự, điều ấy có nghĩa là tâm linh người ấy “Sinh lại”. “Chính vì thế nếu ai ở trong Đấng Christ người ấy là một tạo vật mới…” (II Cô-rinh-tô 5:17a).

Nếu bạn chưa bao giờ tin nhận Chúa Giê Xu Christ làm Cứu Chúa của bạn, bạn có sẵn lòng quan tâm đáp ứng ngay khi Thánh Linh nói với lòng của bạn? Bạn cần sinh lại. Bạn có sẵn lòng cầu nguyện ăn năn và trở nên con người mới trong Đấng Christ ngay hôm nay? “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con của Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sinh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục hoặc bởi ý người, nhưng sinh bởi Đức Chúa Trời.” (Giăng 1:12-13).

Nếu bạn muốn tin nhận Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa, bạn hãy nói với Thượng Đế những lời như sau: “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê Xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê Xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men! (Nói những lời này hay những lời cầu nguyện khác, không giải cứu được bạn. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giê Xu bạn mới được tha thứ tội. Lời cầu nguyện này là cách đơn giản để diễn tả niềm tin của bạn cho Thượng Đế và cảm ơn Ngài về sự tha thứ tội.)

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 152: Bốn định luật thuộc linh là gì?

Trả lời: 
Bốn định luật thuộc linh là cách chia sẻ Tin Lành Cứu rỗi qua niềm tin vào Chúa Giê Xu Christ. Đây là cách đơn giản ghi lại những thông tin quan trọng trong Phúc Âm thành bốn điểm.

Định luật thứ nhất của bốn định luật thuộc linh: Thượng Đế yêu bạn và có kế hoạch kỳ diệu cho cuộc đời bạn. Giăng 3:16 nói với chúng ta: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Giăng 10:10 cho chúng ta biết lý do Chúa Giê Xu đã đến thế gian: “…Ta đã đến để mọi người được sự sống và sống cách phong phú.” Điều gì đã khóa tình yêu của Thượng Đế dành cho chúng ta? Điều gì đang ngăn cản không cho bạn có một đời sống phong phú?

Định luật thứ hai của bốn định luật thuộc linh: Con người vì tội lỗi làm cho hư hoại do đó đã xa cách với Thượng Đế. Hậu quả là chúng ta không biết một chương trình kỳ diệu của Thượng Đế dành cho đời sống chúng ta. Rô Ma 3:23 đã xác nhận điều này: “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” Rô Ma 6:23 cho biết kết quả của tội lỗi: “Tiền công của tội lỗi là sự chết.” Thượng Đế tạo nên chúng ta để có mối tương quan bạn hữu với Ngài. Tuy nhiên con người đã mang tội vào trong thế giới do đó làm cho con người xa cách Thượng Đế. Chúng ta đã hủy phá mối liên lạc với Thượng Đế mà Ngài đã dự định cho chúng ta. Giải quyết bằng cách gì?

Định luật thứ ba của bốn định luật thuộc linh: Chúa Giê Xu Christ là giải pháp duy nhất của Thượng Đế cho tội lỗi chúng ta. Qua Đức Chúa Giê Xu Christ chúng ta được sự tha thứ tội lỗi của mình và được phục hồi quyền giao thông với Thượng Đế. Rô Ma 5:8 nói với chúng ta: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” I Cô-rinh-tô 15:3-4 thông báo cho chúng ta về những gì chúng ta cần biết và tin để được cứu: “…Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh. Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh.” Chính Chúa Giê Xu là Đấng tuyên bố rằng Ngài là đường lối duy nhất của sự cứu rỗi. Giăng 14:6 nói: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi ta không ai được đến cùng Cha.”. Làm thế nào tôi có thể nhận được món quà kỳ diệu này của sự cứu rỗi?

Định luật thứ tư của bốn định luật thuộc linh: Chúng ta phải đặt đức tin chúng ta vào Giê Xu Christ như là Cứu Chúa để nhận món quà của sự cứu rỗi và biết kế hoạch kỳ diệu của Thượng Đế dành cho đời sống chúng ta. Giăng 1:12 diễn tả điều này cho chúng ta: “Những ai tiếp nhận Ngài, nghĩa là tin danh Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con Thượng Đế.” Công vụ 16:31 nói rất rõ ràng: “Hãy tin Chúa Giê Xu, anh sẽ được cứu.” Chúng ta được cứu nhờ chỉ có một ân điển, qua đức tin duy nhất, trong Chúa Giê Xu Christ độc nhất. (Ê-phê-sô 2:8-9)

Nếu bạn muốn tin nhận Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa, bạn hãy nói với Thượng Đế những lời như sau: “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê Xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê Xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men! (Nói những lời này hay những lời cầu nguyện khác, không giải cứu được bạn. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giê Xu bạn mới được tha thứ tội. Lời cầu nguyện này là cách đơn giản để diễn tả niềm tin của bạn cho Thượng Đế và cảm ơn Ngài về sự tha thứ tội.)

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 153: Làm sao tôi có thế biết rằng tôi sẽ đi Thiên đàng khi tôi chết?

Trả lời: 
Bạn có biết chắc rằng bạn có sự sống đời đời và bạn sẽ đi Thiên đàng khi bạn qua đời? Đức Chúa Trời muốn bạn biết chắc! Kinh Thánh nói: “Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời.” (I Giăng 5:13). Giả dụ bạn đang đứng trước Đức Chúa Trời ngay bây giờ và Ngài hỏi bạn, “Tại sao Ta để ngươi vào Thiên đàng? Bạn sẽ nói gì? Bạn không biết trả lời điều gì. Những gì bạn cần biết là Thượng Đế yêu chúng ta và đã ban một đường lối để chúng ta có thể biết chắc nơi chúng ta sẽ hưởng sự sống đời đời. Kinh Thánh xác quyết đường lối này: “Vì Thượng Đế yêu thương thế gian đến nỗi đã ban con một của Ngài hầu cho hể ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16)

Chúng ta phải hiểu khó khăn đầu tiên giữ chúng ta xa cách Thiên đàng. Vấn đề là như vầy – Bản chất tự nhiên tội lỗi giữ chúng ta xa cách mối giao thông với Đức Chúa Trời. Chúng ta là những tội nhân do bản năng và do lựa chọn. “Tất cả mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Thượng Đế.” (Rô Ma 3:23) Chúng ta không thể tự cứu lấy mình. “Vì nhờ ân điển mà bạn được cứu, không phải do công của bạn, nhưng qua đức tin, nó là món quà của Thượng Đế, không phải bời việc làm để không ai khoe khoang.” (Ê-phê-sô 2:8-9). Chúng ta đáng bị chết và ở hỏa ngục. “Tiền công của tội là sự chết,” (Rô Ma 6:23)

Đức Chúa Trời là thánh, công bình và phải hình phạt tội lỗi, tuy nhiên Ngài yêu chúng ta và đã ban sự tha thứ cho tội của chúng ta. Chúa Giê Xu phán: ““Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi ta không ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14:6). Chúa Giê Xu đã chết cho chúng ta trên thập tự giá. “Vả Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần cho tất cả, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình để mang bạn đến với Thượng Đế” (I Phi-e-rơ 3:18) Chúa Giê Xu đã phục sinh từ kẻ chết. “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta và sống lại vì sự xưng công bình chúng ta.” (Rô Ma 4:25)

Vì thế, trở lại với câu hỏi ban đầu: “Làm sao tôi có thế biết rằng tôi sẽ đi Thiên đàng khi tôi chết?” Câu trả lời thế này – Tin nơi Chúa Giê Xu Christ thì bạn sẽ được cứu. (Công vụ 16:31) “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con của Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” (Giăng 1:12) Bạn có thể nhận sự sự sống đời đời như món quà miển phí. “Món quà của Thượng Đế là sự sống đời đời trong Christ Giê Xu cứu Chúa chúng ta” (Rô Ma 6:23) Bạn có thể sống một cuộc đời đầy đủ ý nghĩa và sung mãn ngay bây giờ. Chúa Giê Xu nói: “Ta đã đến hầu cho các con được sống và sống sung mãn.” (Giăng10:10) Bạn có thể hưởng sự sống đời đời với Chúa Giê Xu trong Thiên đàng vì Ngài đã hứa: “ Và nếu Ta đi, Ta sẽ sắm sẵn cho các ngươi một chỗ, Ta sẽ trở lại mang các ngươi theo với Ta hầu cho Ta ở đâu các ngươi cũng ở đó. (Giăng 14:3)

Nếu bạn muốn tin nhận Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa, và nhận sự tha thứ từ Thượng Đế, đây là lời cầu nguyện bạn có thể nói với Thượng Đế những lời như sau: “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê Xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê Xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men! (Nói những lời này hay những lời cầu nguyện khác, không giải cứu được bạn. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giê Xu bạn mới được tha thứ tội. Lời cầu nguyện này là cách đơn giản để diễn tả niềm tin của bạn cho Thượng Đế và cảm ơn Ngài về sự tha thứ tội.)

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 154: Kế hoạch cứu rỗi là gì?

Trả lời: 
Bạn có đói không? Không phải cái đói của cơ thể đâu, nhưng đói về nhiều điều hơn trong đời sống? Có phải nhiều điều sâu kín trong lòng bạn hình như chưa bao giờ được thỏa mãn? Nếu vậy Chúa Giê Xu là phương pháp! Ngài nói: “Ta là bánh của sự sống. Người nào đến cùng Ta sẽ chẳng bao giờ đói, hể ai tin Ta sẽ chẳng bao giờ khát.” (Giăng 6:35)

Có phải đang bối rối? Hình như bạn chưa bao giờ tìm được được đường lối hay mục đích của đời sống? Hình như tình trạng giống như một ai đó tắt đèn và bạn không thể tìm ra công tắc? Nếu thế Chúa Giê Xu là đường lối! Ngài công bố: “Ta là ánh sáng của thế gian. Người nào theo Ta sẽ không bao giờ đi trong tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống.” (Giăng 8:12)

Bạn có từng cảm thấy như đứng bên ngoài cuộc sống? Bạn cố gắng xoay sở nhiều cách chỉ thấy những gì đằng sau là trống rỗng và vô nghĩa? Có phải bạn đang tìm lối vào lấp đầy cuộc sống chăng? Nếu vậy Chúa Giê Xu là con đường! Giê Xu loan báo: “Ta là cái cửa, bất cứ ai vào xuyên qua Ta sẽ được cứu rỗi. Người ấy sẽ vào và ra tìm thấy đồng cỏ.” (Giăng 10:9).

Có phải những người khác luôn luôn đẩy bạn xuống? Những mối quan hệ của bạn hời hợt và trống rỗng? Hình như mọi người cố gắng tận dụng ưu thế của bạn? Nếu vậy Chúa Giê Xu là giải pháp! Ngài phán: “Ta là người chăn hiền lành, người chăn hiền lành phó sự sống vì bầy chiên…Ta là người chăn hiền lành, Ta quen chiên Ta và chiên Ta quen Ta.” (Giăng 10:11,14).

Bạn có nghĩ gì xảy ra sau đời sống này? Bạn có mệt mõi vì sống một cuộc đời cho những điều chỉ là hư không? Có đôi lúc bạn nghi ngờ về ý nghĩa của cuộc sống không? Bạn có muốn được sống sau khi chết không? Nếu thế thì Chúa Giê Xu là cứu cánh. Chúa Giê Xu tuyên phán: “Ta là sự sống lại và sự sống. Người nào Tin Ta sẽ sống mặc dầu đã chết. Còn bất cứ ai sống mà tin Ta sẽ không bao giờ chết” (Giăng 11:25-26).

Đường lối là gì? Chân lý là gì? Sự sống là gì? Chúa Giê Xu đã trả lời: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14:6).

Sự đói mà bạn cảm thấy là đói về tâm linh, chỉ có Chúa Giê Xu mới làm no đủ. Chỉ có Chúa Giê Xu là Đấng cất đi bóng tối. Chúa Giê Xu là cái cửa dẫn tới cuộc sống sung mãn. Chúa Giê Xu là người bạn và người chăn mà bạn tìm kiếm. Chúa Giê Xu là sự sống trong thế giới này và đời sau. Chúa Giê Xu là con đường cứu rỗi.

Lý do bạn thấy đói, lý do bạn thấy dường như hư mất trong tăm tối, lý do bạn không tìm được ý nghĩa trong đời sống. Có phải vì bạn xa cách Đức Chúa Trời? Kinh Thánh cho chúng ta biết hết thảy đều đã phạm tội do đó chúng ta bị xa cách khỏi Đức Chúa Trời. (Truyền đạo 7:20; Rô Ma 3;23) Khoảng trống trong tâm hồn mà bạn cảm thấy chính là sự thiếu vắng Thượng Đế. Chúng ta được tạo nên để giao thông với Ngài. Bởi vì tội lỗi của chúng ta nên chúng ta bị phân rẽ khỏi mối giao thông đó. Tệ hơn nữa tội lỗi là nguyên nhân phân rẽ chúng ta khỏi Đức Chúa Trời cho đến đời đời, trong cuộc sống này và cõi đời sau. (Rô Ma 6:23; Giăng 3:36)

Làm thế nào giải quyết vấn đề này? Chúa Giê Xu là đường lối! Chúa Giê Xu lấy tội của chúng ta chất lên Ngài. (II Cô-rinh-tô 5:21) Chúa Giê Xu đã chết tại nơi của chúng ta đáng bị hình phạt. (Rô Ma 5:8) Ba ngày sau Chúa đã sống lại khỏi sự chết chứng minh sự chiến thắng của Ngài trên tội lỗi và sự chết.(Rô Ma 6:4-5) Tại sao Ngài làm điều đó. Chính Chúa đã trả lời cho chúng ta: “Chẳng có tình yêu nào lớn hơn là tình yêu vì bạn hữu mà xả thân.” (Giăng 15:13) Chúa Giê Xu đã chết để chúng ta được sống. Nếu chúng ta đặt đức tin mình vào Chúa Giê Xu, tin rằng vì sự chết của Ngài đã trả thay tội cho chúng ta, tất cả tội của chúng ta được tha thứ và rửa sạch. Rồi chúng ta sẽ thấy tâm linh đói khát của mình được thỏa mãn. Ánh sáng sẽ được bật lên. Chúng ta sẽ tiến hành một đời sống sung mãn. Chúng ta sẽ biết người bạn tốt thật sự và người chăn nhân lành. Chúng ta sẽ biết có sự sống sau khi chúng ta qua đời. Một đời sống phục sinh trong Thiên đàng cho sự sống vĩnh cửu với Chúa Giê Xu.

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16).

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 155: Cơ Đốc nhân là gì?

Trả lời: 
Từ điển Webster định nghĩa một Cơ Đốc nhân là “Người xưng nhận đức tin vào Chúa Giê Xu là Cứu Chúa hoặc trong tôn giáo đặt nền tảng trên sự dạy dỗ của Chúa Giê Xu” Trong lúc đây là điểm khởi đầu tốt trong sự hiểu biết Cơ Đốc nhân là gì, như nhiều định nghĩa thế tục nó đặc trưng những gì ngắn gọn của mối liên lạc thực sự trong lẽ thật Kinh Thánh về việc làm một Cơ Đốc nhân nghĩa là gì.

Từ Cơ Đốc nhân được dùng ba lần trong Tân Ước (Công vụ 11:26; Công vụ 26:28; I Phi-e-rơ 4:16) Những người theo Chúa Giê Xu Christ đầu tiên được gọi là Cơ Đốc nhân tại thành phố An-ti-ốt (Công vụ 11:26) bởi vì cách cư xử, hành động, lời nói của họ đều giống như Đấng Christ. Đây là từ có nguồn gốc bởi những người ngoại đạo tại thành phố An-ti-ốt sử dụng như là một loại biệt danh nhạo báng để trêu ghẹo những người tin Chúa Giê Xu. Nghĩa đen là “Thuộc về nhóm người của Đấng Christ” hoặc là một “Môn đồ trung thành hay môn đồ của Christ.” Đây là những cách giải thích đơn giản theo từ điển Webster.

Không may theo thời gian từ “Cơ Đốc nhân” mất đi ý nghĩa liên hệ lớn lao và thường sử dụng của những người có tôn giáo (Cơ Đốc giáo) hay có giá trị đạo đức cao thay vì một tín hữu được sinh lại thật của Chúa Giê Xu Christ. Nhiều người không có đức tin và tin cậy vào Chúa Giê Xu Christ có ý kiến là chính họ những Cơ Đốc nhân đơn giản bởi vì họ đi nhà thờ hay sống trong một đất nước Cơ Đốc giáo. Nhưng đi nhà thờ, sự phục vụ như thế ít may mắn hơn cho bạn, hoặc làm một người đạo đức không làm cho bạn trở nên một Cơ Đốc nhân. Như một nhà truyền giáo đã nói: “Đi đến nhà thờ không làm một Cơ Đốc nhân hơn gì việc đi đến một ga-ra sửa một chiếc xe hơi.” Trở thành một thành viên nhà thờ, tham dự các buổi nhóm đều đặn, và dâng công làm việc cho nhà thờ không thể làm bạn thành một Cơ Đốc nhân.

Kinh Thánh dạy chúng ta rằng không phải công việc lành chúng ta làm là được Đức Chúa Trời chấp nhận. Tít 3:5 nói với chúng ta điều đó: “Không phải bởi những việc công nghĩa mà chúng ta đã làm, nhưng tùy theo lòng thương xót của Ngài bởi sự rửa sạch của việc tái sinh và sự đổi mới của Thánh Linh.” Vì thế một Cơ Đốc nhân là người được tái sinh bởi Đức Chúa Trời. (Giăng 3:3; Giăng 3:7; I Phi-e-rơ 1:23) và đặt đức tin cùng lòng tin cậy của họ vào Chúa Giê Xu Christ. Ê-phê-sô 2:8 nói với chúng ta điều đó “Bởi ân điển qua đức tin mà bạn được cứu, điều đó không tự chính bạn, nó là món quà của Đức Chúa Trời.”. Một Cơ Đốc nhân thật là người đã ăn năn tội của mình, đặt đức tin và lòng tin cậy vào Chúa Giê Xu Christ duy nhất. Lòng tin của người ấy không theo một tôn giáo hay đặt một tiêu chuẩn đạo đức hoặc là liệt kê những việc nên làm hay không làm.

Một Cơ Đốc nhân thật là người đặt đức tin cùng lòng tin cậy của họ vào Chúa Giê Xu Christ và thật tin Ngài đã chết trên thập tự giá để trả nợ tội và sống lại ngày thứ ba thắng hơn sự chết và ban cho sự sống đời đời tất cả những ai tin nơi Ngài. Giăng 1:12 nói với chúng ta: “Nhưng những ai tiếp nhận Ngài, nghĩa là tin danh Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con Thượng Đế.” Một Cơ Đốc nhân thật là một người con thật của Thượng Đế, một phần của gia đình thật của Đức Chúa Trời, và là người được ban cho một đời sống mới trong Christ. Dấu hiệu của một Cơ Đốc nhân thật là yêu thương người khác và vâng lời Đức Chúa Trời. (I Giăng 2:4; I Giăng 2:10).

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 156: Chấp nhận Giê Xu như là Cứu Chúa của riêng bạn có nghĩa gì?

Trả lời: 
Bạn đã từng chấp nhận Giê Xu Christ làm Cứu Chúa cho riêng bạn bao giờ chưa? Trước khi trả lời cho phép tôi giải thích câu hỏi này. Để hiểu chính xác câu hỏi này, bạn phải hiểu chính xác “Giê Xu Christ”, “Cá nhân”, và “Cứu Chúa”.

Giê Xu Christ là ai? Nhiều người sẽ hiểu Giê Xu Christ như một người tốt, một giáo sư lớn, hay ngay cả một tiên tri của Thượng Đế. Những điều này hầu như xác nhận thật về Giê Xu nhưng họ không xác định Ngài thật là ai. Kinh Thánh cho chúng ta biết Giê Xu là Đức Chúa Trời trong xác thịt, Đức Chúa Trời trở thành người. (Xem Giăng 1:1,14) Đức Chúa Trời đến thế gian để dạy chúng ta, chữa bệnh chúng ta, sửa đổi chúng ta, tha thứ chúng ta và chết cho chúng ta. Giê Xu Christ là Đức Chúa Trời, là Đấng sáng tạo, là Chúa tối cao. Bạn có chấp nhận Giê Xu như vậy không?

Cứu Chúa là gì? Tại sao chúng ta cần một Cứu Chúa? Kinh Thánh nói với chúng ta rằng tất cả chúng ta đều là tội nhân, bị ràng buộc bởi những việc làm tội lỗi. (Rô ma 3:10-18). Như là hậu quả của tội chúng ta, chúng ta đáng bị cơn thịnh nộ và sự hình phạt của Đức Chúa Trời. Chỉ có hình phạt đời đời dành cho tội của những việc làm chống lại Đức Chúa Trời vĩnh cửu và vô hạn. (Rô ma 6:23; Khải Huyền 20:11-15) Đó là lý do tại sao chúng ta cần có Cứu Chúa.

Chúa Giê Xu Christ đã đến trong thế gian để chết thay cho chúng ta. Sự chết của Chúa Giê Xu trong thân xác loài người, là sự đền tội quá lớn cho chúng ta (II Cô-rinh-tô 5:21) Chúa Giê Xu chịu chết để trả sự hình phạt cho tội lỗi chúng ta (Rô ma 5:8) Chúa đã trả giá để chúng ta được tha. Sự sống lại của Chúa Giê Xu từ sự chết đã minh chứng rằng sự chết của Ngài đã đủ để trả thay hình phạt tội của chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa Giê Xu là một Cứu Chúa duy nhất (Giăng 14:6, Công vụ 4:12) Bạn có tin Chúa Giê Xu là Cứu Chúa của bạn không?

Có phải Giê Xu là Cứu Chúa của riêng bạn? Nhiều người xem Cơ Đốc giáo như là việc đi nhà thờ, những hình thức của lễ nghi, không làm việc gì phạm tội. Đó không phải là Cơ Đốc giáo. Cơ Đốc giáo thật là mối liên hệ cá nhân với Chúa Giê Xu Christ. Chấp nhận Chúa Giê Xu như là Cứu Chúa của riêng mình, tin vào sự chết của Chúa như là sự đền tội thế cho bạn và sự sống lại của Ngài như là sự bảo đãm cho bạn được sống đời đời. (Giăng 3:16) Có phải Chúa Giê Xu là Cứu Chúa của riêng bạn không?

Nếu bạn muốn tin nhận Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa, và nhận sự tha thứ từ Thượng Đế, đây là lời cầu nguyện bạn có thể nói với Thượng Đế những lời như sau: “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê Xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê Xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men! (Nói những lời này hay những lời cầu nguyện khác, không giải cứu được bạn. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giê Xu bạn mới được tha thứ tội. Lời cầu nguyện này là cách đơn giản để diễn tả niềm tin của bạn cho Thượng Đế và cảm ơn Ngài về sự tha thứ tội.)

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 157: Làm thế nào tôi được đúng với Đức Chúa Trời?

Trả lời: 
Theo sự sắp xếp được “đúng” với Đức Chúa Trời, trước tiên chúng ta phải hiểu điều gì là “sai”. Câu trả lời là tội lỗi. “Chẳng có một ai làm điều lành, dẫu một người cũng không.” (Thi Thiên 14:3). Chúng ta đã nổi loạn chống lại mạng lệnh của Đức Chúa Trời; chúng ta “giống như con chiên đi lạc” (Ê-sai 53:6).

Tin xấu là án phạt cho tội là sự chết. “Linh hồn nào phạm tội, linh hồn đó bị chết” (Ê-xê-chi-ên 18:4) Tin tốt là tình yêu của Đức Chúa Trời theo đuổi chúng ta để sắp đặt mang đến cho chúng ta sự cứu rỗi. Chúa Giê Xu đã thông báo mục đích của Ngài là: “Tìm kiếm và giải cứu những người đã bị hư mất.” (Lu-ca 19:10) và Ngài tuyên bố mục đích của Ngài đã thành tựu khi Ngài chết trên cây thập tự với lời nói: “Mọi việc đã hoàn tất.” (Giăng 19:30)

Muốn có mối liên hệ đúng với Đức Chúa Trời phải bắt đầu bằng sự hiểu biết về tội của bạn. Bước kế tiếp là khiêm tốn xưng tội với Đức Chúa Trời (Ê-sai 57:15) và quyết định từ bỏ tội. “Bằng môi miệng xưng tội làm cho bạn được cứu rỗi.” (Rô Ma 10:10)

Sự ăn năn này phải đi đôi với đức tin. Đặc biệt là tin vào sự hi sinh của Chúa Giê Xu và sự sống lại kỳ diệu của Ngài để làm Cứu Chúa của bạn. “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giê Xu ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu. (Rô ma 10:9). Nhiều đoạn sách khác cũng nói về sự cần thiết của đức tin như: Giăng 20:27; Công vụ 16:31; Ga-la-ti 2:16; 3:11,26 và Ê-phê-sô 2:8).

Được đúng với Đức Chúa Trời là vấn đề bạn đáp lại những gì Đức Chúa Trời đã làm vì bạn. Ngài đã ban một Cứu Chúa, Ngài đã ban một của lễ để cất lấy tội của bạn (Giăng 1:29) và Ngài đã tặng cho bạn lời hứa “Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu.” (Công vụ 2:21)

Một minh họa đẹp về sự ăn năn và sự tha thứ là dụ ngôn về người con trai bỏ nhà đi hoang (Lu-ca 15:11-32) Người con trai thứ đã vứt bỏ món quà của cha mình trong tội lỗi đầy xấu hổ (Câu 13) Khi cậu ta nhận biết những việc làm sai của mình, cậu ấy đã quyết định trở về nhà (Câu 18) Không xem mình còn như là người con (Câu 19) vì đã làm điều sai trật. Người cha đã yêu thương con chạy đến ôm lấy con (Câu 20) Kết quả sau đó là tất cả tội đều được tha và một bửa liên hoan được mở. (Câu 24)

Đức Chúa Trời thành tín giữ lời hứa của Ngài bao gồm lời hứa về sự tha thứ tội. “Đức Chúa Trời ở gần những người có lòng đau thương, và cứu kẻ nào có tâm hồn thống hối.” (Thi Thiên 34:18).

Nếu bạn muốn được đúng với Đức Chúa Trời, đây là lời cầu nguyện đơn giản: “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê Xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê Xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men! (Nói những lời này hay những lời cầu nguyện khác, không giải cứu được bạn. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giê Xu bạn mới được tha thứ tội. Lời cầu nguyện này là cách đơn giản để diễn tả niềm tin của bạn cho Thượng Đế và cảm ơn Ngài về sự tha thứ tội.)

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 158: Tôn giáo đúng cho tôi là gì?

Trả lời: 
Những nhà hàng bán thức ăn nhanh cám dỗ chúng ta bằng cách cho phép chúng ta đặt món ăn theo cách chúng ta muốn cách chính xác. Một số cửa hàng cà phê kiêu hãnh với hàng trăm hương vị khác nhau và sự khác biệt của cà phê. Ngay cả khi mua những căn nhà và những chiếc xe chúng ta tìm kiếm một thứ với tất cả chọn lựa và những nét đặc biệt mà chúng ta muốn. Chúng ta chẳng còn lâu sống trong thế giới chỉ sô-cô-la, va-ni, và dâu tây. Quyền chọn lựa là vua! Bạn có thể tìm vài điều bạn muốn tùy theo sở thích và nhu cầu của cá nhân chính bạn.

Vì thế một tôn giáo đúng cho bạn phải thế nào? Một tôn giáo thế nào tội được tha, không làm những sự đòi hỏi và không đặt gánh nặng với nhiều quấy rầy làm hay không làm. Vượt ra khỏi đó chỉ khi nào tôi đã định rõ tính chất, chọn lựa tôn giáo như hương vị cây cà-rem.

Có nhiều tiếng nói tạo ra sự chú ý chúng ta, vì thế tại sao mọi người đều xem Chúa Giê Xu trên hết, trên cả Mô-ha-mét hoặc Khổng Tử, Thích Ca hay Charles Taze Russell, hoặc Joseph Smith? Sau cùng, không phải tất cả mọi con đường dẫn đến Thiên đàng sao? Không phải tất cả những tôn giáo căn bản đều giống nhau sao? Sự thật là không phải tất cả các tôn giáo đều dẫn đến Thiên đàng cũng như không phải tất cả các con đường đều dẫn đến Hanoi.

Chúa Giê Xu duy nhất nói bằng quyền uy của Đức Chúa Trời vì Chúa Giê Xu duy nhất đã chinh phục sự chết. Mô-ha-mét, Khổng tử và những người khác giống hệt nhau trong những phần mộ cho đến ngày nay. Nhưng Chúa Giê Xu bởi quyền năng của chính Ngài đi ra khỏi mộ sau khi chết ba ngày bởi người La mã đóng đinh tàn nhẫn trên thập tự. Bất cứ ai với quyền năng vượt qua khỏi sự chết đều xứng đáng để chúng ta chú ý. Bất cứ ai với quyền năng vượt qua khỏi sự chết đều xứng đáng để chúng ta nghe.

Bằng chứng về sự phục sinh của Chúa Giê Xu vượt trội hơn cả: Thứ nhất có hơn năm trăm đôi mắt nhân chứng thấy sự sống lại của Chúa. Đó là quá nhiều mắt nhân chứng, năm trăm tiếng nói không thể xem thường. Đó là ngôi mộ trống, kẻ thù của Chúa Giê Xu có thể dễ dàng chấm dứt những lời nói về sự phục sinh bằng cách trưng ra sự chết của Ngài, thân xác thối rữa, nhưng không hề có một thân xác chết được đưa ra làm bằng chứng. Ngôi mộ đã trống. Môn đồ có thể lấy cắp thân xác Chúa Giê Xu không? Khó lắm! Để ngăn chận việc có thể xảy ra, ngôi mộ của Chúa Giê Xu đã được những lính La mã bảo vệ nghiêm nhặt. Hãy xem những môn đồ thân cận của Chúa Giê Xu đã sợ hãi chạy trốn khi Chúa Giê Xu bị bắt và bị đóng đinh. Nó hầu như không thể xảy ra với nhóm người đánh cá nghèo khó và sợ sệt lại đi đương đầu với những binh lính nhà nghề, chuyên nghiệp. Sự kiện đơn giản là sự phục sinh của Chúa Giê Xu không có thể nghi ngờ gì được nữa.

Một lần nữa, bất cứ ai có quyền trên sự chết đều xứng đáng được nghe. Chúa Giê Xu đã chứng minh Ngài có quyền trên sự chết do đó chúng ta cần nghe những gì Ngài nói. Chúa Giê Xu tuyên bố chỉ có con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi. (Giăng 14:6) Chính Chúa Giê Xu là con đường.

Và cùng một cách nói như thế Chúa Giê Xu nói: “Hỡi những kẻ mệt mõi và gánh nặng hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghĩ.” (Ma-thi-ơ 11:28). Đây là một thế gian cứng cõi và cuộc sống khó khăn. Hầu hết mọi người không ưa thích đổ máu, tàn bạo, sợ chiến tranh, bạn có đồng ý không? Vậy bạn muốn gì? Trở lại với Đức Chúa Trời hay chỉ là tôn giáo? Một cứu Chúa sống hay chỉ là những tiên tri chết? Một mối liên hệ đầy ý nghĩa hay là lễ nghi trống rỗng? Chúa Giê Xu chính là sự chọn lựa.

Chúa Giê Xu là một tôn giáo đúng nếu bạn đang tìm kiếm sự tha thứ. (Công vụ 10:43) Chúa Giê Xu là một tôn giáo đúng nếu bạn đang tìm kiếm mối liên hệ đầy ý nghĩa với Đức Chúa Trời (Giăng 10:10) Chúa Giê Xu là một tôn giáo đúng nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi nhà đời đời trên Thiên đàng (Giăng 3:16) Hãy đặt niềm tin của bạn vào Chúa Giê Xu Christ như là Cứu Chúa của bạn – Bạn sẽ không lấy làm tiếc về việc này. Hãy tin rằng tội của bạn được Chúa tha thứ - Bạn sẽ không thất vọng.

Nếu bạn muốn có mối liên hệ đúng nghĩa với Đức Chúa Trời, hãy cầu nguyện cách đơn sơ như vầy: : “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê Xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê Xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men! (Nói những lời này hay những lời cầu nguyện khác, không giải cứu được bạn. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giê Xu bạn mới được tha thứ tội. Lời cầu nguyện này là cách đơn giản để diễn tả niềm tin của bạn cho Thượng Đế và cảm ơn Ngài về sự tha thứ tội.)

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 159: Con đường cứu rỗi qua thư Rô Ma là gì?

Trả lời: 
Con đường cứu rỗi qua thư Rô Ma là đường lối chia sẻ phúc âm cứu rỗi bằng cách dùng những câu Kinh Thánh trong thư Rô ma. Nó là cách đơn giản nhưng là phương pháp mạnh mẽ để giải thích tại sao chúng ta cần sự cứu rỗi? Làm thế nào Đức Chúa Trời ban cho sự cứu rỗi? Làm sao chúng ta nhận được sự cứu rỗi? Và kết quả của sự cứu rỗi là gì?

Câu đầu tiên trong con đường cứu rỗi qua thư Rô Ma là Rô ma 3:23 “Vì tất cả mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”. Chúng ta tất cả đều là tội nhân. Tất cả chúng ta đều làm những việc không đẹp lòng Đức Chúa Trời. Không có một ai vô tội.Rô ma 3:10-18 cho những chi tiết một bức tranh về những tội lỗi giống như trong cuộc đời chúng ta. Câu Kinh Thánh thứ hai của con đường cứu rỗi qua thư Rô Ma là Rô Ma 6:23, dạy chúng ta về hậu quả của tội – “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; Nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê Xu Christ, Cứu Chúa chúng ta”. Sư hình phạt mà chúng ta đáng phải chịu vì tội lỗi là sự chết. Không phải chết về thân thể nhưng chết đời đời!

Câu thứ ba trong con đường cứu rỗi qua thư Rô Ma ở phần cuối Rô Ma 6:23: “Nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê Xu Christ, Cứu Chúa chúng ta” Rô ma 5:8 tuyên bố, “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” Chúa Giê Xu Christ đã chết cho chúng ta. Sự chết của Chúa Giê Xu đã trả giá cho tội của chúng ta. Sự sống lại của Chúa Giê Xu chứng mính cho việc Đức Chúa Trời chấp nhận sự chết của Chúa như là trả thay cho tội chúng ta.

Chặng thứ tư trên con đường cứu rỗi qua thư Rô Ma là Rô Ma 10:9: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giê Xu ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu.” Bởi vì sự chết của Chúa Giê Xu đã chịu thay cho chúng ta, tất cả chúng ta tin Ngài, tin vào sự chết Chúa đã trả thay cho tội lỗi của chúng ta – Và chúng ta sẽ được cứu. Rô Ma 10:13 lập lại điều này lần nữa: “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.”. Chúa Giê Xu đã chết để đền tội cho chúng ta và giải cứu chúng ta khỏi sự chết đời đời. Sự cứu rỗi, sự tha thứ tội, dành cho tất cả mọi người tin vào Chúa Giê Xu Christ như là Chúa và Cứu Chúa của họ.

Hướng cuối cùng của con đường cứu rỗi qua thư Rô Ma là kết quả của sự cứu rỗi. Rô Ma 5:1 có một sứ điệp kỳ diệu, “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Giê Xu Christ chúng ta.” Qua Đức Chúa Giê Xu Christ chúng ta có một sự liên hệ bình an với Đức Chúa Trời. Rô Ma 8:1 dạy chúng ta “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê Xu Christ”. Bởi vì sự chết của Chúa Giê Xu thay thế cho chúng ta nên chúng ta sẽ không bao giờ còn bị đoán phạt vì tội lỗi. Cuối cùng chúng ta có lời hứa ưu tiên này của Đức Chúa Trời từ Rô Ma 8:38-39: “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Giê Xu Christ, là Chúa chúng ta”

Bạn có thích đi theo con đường cứu rỗi qua thư Rô Ma? Nếu vậy bạn hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời cách đơn giản như sau: “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê Xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê Xu con được tha thứ. Nhờ sự giúp đỡ của Ngài con từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men! Nói lời cầu nguyện này là cách thông báo với Đức Chúa Trời bạn nương dựa vào Chúa Giê Xu là Cứu Chúa của bạn (Nói những lời này không giải cứu được bạn. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giê Xu bạn mới được tha thứ tội.)

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 160: Có đời sống sau khi qua đời?

Trả lời: 
Có đời sống sau khi qua đời? Kinh Thánh nói với chúng ta: “Loài người bởi người nữ sanh ra, sống tạm ít ngày, bị đầy dẫy sự khốn khổ. Người sanh ra như cỏ hoa rồi bị phát; Người chạy qua như bóng không ở lâu dài…Nếu loài người chết có sống lại được chăng! (Gióp 14:1-2,14)

Giống như Gióp, tất cả chúng ta gần như bị thách thức bởi câu hỏi này. Sau khi chúng ta qua đời chính xác điều gì sẽ xảy ra? Có phải đơn giản là chúng ta thôi tồn tại? Có phải đời sống là cánh cửa quay vòng của sự khởi hành và quay lại trần gian để đạt được một cá nhân cao quí? Có phải mọi người đi đến cùng một nơi hay đi đến những nơi khác nhau? Có Thiên đàng và địa ngục thật không hay chỉ là trạng thái của tâm trí?

Kinh Thánh nói với chúng ta rằng không chỉ có cuộc sống sau khi qua đời mà là sự sống đời đời rất vinh hiển đó là “ Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến, nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài.” (I Cô-rinh-tô 2:9). Đức Chúa Trời trong thân hình con người của Chúa Giê Xu Christ đã đến thế gian để tặng cho chúng ta món quà sự sống đời đời. “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.” (Ê-Sai 53:5) Những hình phạt của chúng ta xứng đáng phải chịu được Chúa gánh lấy và Ngài dâng chính mạng sống của Ngài làm của lễ chuộc tội. Ba ngày sau Ngài đã sống lại minh chứng cho sự chiến thắng của Ngài trên sự chết bằng linh hồn và thân thể. Ngài còn ở lại thế gian trong bốn mươi ngày và được hàng ngàn người làm chứng trước khi Ngài thăng thiên về nhà đời đời trong Thiên đàng. Rô ma 4:25 nói: “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta.”

Sự sống lại của Chúa Giê Xu là bằng chứng hiển nhiên. Sứ đồ Phao Lô đã thách thức câu hỏi căn cứ trên nhân chứng nhìn thấy tận mắt và không một ai tranh cãi được sự thật này. Sự sống lại là nền tảng trong niềm tin Cơ Đốc giáo vì Chúa Giê Xu Christ đã sống lại sau khi qua đời, niềm tin chúng ta là cũng được sống lại như vậy.

Phao Lô đã nhắc nhở một vài Cơ Đốc nhân đầu tiên vô tín như vầy: “Vả, nếu giảng dạy rằng Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, thì sao trong anh em có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại? Nếu những kẻ chết không sống lại, thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa.” (I Cô-rinh-tô 15:12-13)

“Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ. Vả vì cớ một người mà có sự chết, thì cũng bởi một người mà có sự sống lại của những kẻ chết. Như trong A-Đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại.” (I Cô-rinh-tô 15:20-22). “Và Đức Chúa Trời là Đấng đã khiến Chúa sống lại, cũng sẽ lấy quyền phép mình khiến chúng ta sống lại nữa.” (I Cô-rinh-tô 6:14).

Mặc dầu thật sự tất cả chúng ta đều sống lại, nhưng không phải tất cả đều đi Thiên đàng. Từng người phải quyết định trong đời sống này chọn lựa nơi mà mình sẽ đi vào cõi đời đời. Kinh Thánh nói rằng theo như đã định cho chúng ta phải chết một lần, rồi sẽ chịu phán xét. (Hê-bơ-rơ 9:27) Những người làm sự công bình sẽ đi vào sự sống đời đời trong Thiên đàng, nhưng những người vô tín sẽ bị đưa vào sự hình phạt đời đời là hỏa ngục. (Ma-thi-ơ 25:46).

Hỏa ngục không chỉ là trạng thái tồn tại mà là một nơi có thực cũng như Thiên đàng. Đó là nơi những người không công bình sẽ chịu đựng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đời đời không bao giờ chấm dứt. Họ sẽ có cảm xúc kéo dài, tinh thần và thể xác dằn vặt. Sự đau khổ có ý thức vì xấu hổ, ân hận, hối tiếc.

Hỏa ngục được mô tả là một hố sâu không đáy (Lu-ca 8:31; Khải Huyền 9:1) và là hồ lửa cháy bằng lưu huỳnh, những người trong nơi ấy sẽ chịu đốt cả ngày lẫn đêm mãi mãi đến muôn đời. (Khải Huyền 20:10) Trong hỏa ngục nơi có khóc lóc nghiến răng cho thấy cực kỳ đau đớn và hận. (Ma-thi-ơ 13:42) Nơi ấy loài sâu bọ không hề chết và lửa không hề tàn. (Mác 9:48) Đức Chúa Trời không vui về sự chết của kẻ hung dữ, nhưng Ngài mong mõi họ từ bỏ đường lối hung dữ để được sự sống. (Ê-xê-chi-ên 33:11) Nhưng Ngài không ép buộc chúng ta tin nhận nếu chúng ta thích từ chối. Ngài có sự chọn lựa cho chúng ta nhưng Ngài để chúng ta quyền quyết định – trở thành một phần sự sống trong Ngài.

Đời sống trên đất là một cuộc thử nghiệm – Một sự chuẩn bị cho những gì sắp đến. Đối với người tin Chúa, sự sống đời đời hiện diện sát bên cạnh Đức Chúa Trời. Vì thế làm thế nào chúng ta được xưng công bình và nhận sự sống đời đời này? Chỉ có một con đường duy nhất: Tin vào Chúa Giê Xu Christ là con của Đức Chúa Trời. Chúa Giê Xu đã nói: “ Ta là sự sống lại và sự sống, kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin Ta thì không hề chết…” (Giăng 11:25-26)

Món quà của sự sống đời đời ban cho tất cả mọi người nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ những ham muốn thế gian của chính mình để dâng đời sống chúng ta cho Đức Chúa Trời. “Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.” (Giăng 3:36) Sau khi chết chúng ta không còn cơ hội ăn năn tội của chúng ta vì khi gặp Đức Chúa Trời chúng ta không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc tin nhận Ngài. Ngài muốn chúng ta đến với Ngài bằng đức tin và lòng yêu mến ngay bây giờ. Nếu chúng ta chấp nhận sự chết của Chúa Giê Xu Christ như sự đền tội phản nghịch Đức Chúa Trời của chúng ta. Chúng ta được bảo đãm không chỉ một cuộc sống đầy ý nghĩa trên đất mà còn có cuộc sống đời đời trong sự hiện diện của Đấng Christ.

Nếu bạn muốn tin nhận Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa, bạn hãy nói với Thượng Đế những lời đơn sơ như sau: “Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê Xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê Xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men! (Nói những lời này hay những lời cầu nguyện khác, không giải cứu được bạn. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giê Xu bạn mới được tha thứ tội. Lời cầu nguyện này là cách đơn giản để diễn tả niềm tin của bạn cho Thượng Đế và cảm ơn Ngài về sự tha thứ tội.)

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 161: Làm thế nào tôi có thể trở thành con của Đức Chúa Trời?

Trả lời: 
Sách Giăng 1:12 chép: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Ðức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.”

“Bạn phải được tái sinh”

Lúc Ni-cô-đem nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái viếng thăm, Chúa Giê Su không bảo đãm với ông ta ngay tức thời về nước Thiên đàng. Thay vào đó Chúa Giê Su nói: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Ðức Chúa Trời.” Giăng 3:3

Lần đầu tiên con người sinh ra, người ấy thừa kế bản chất tội lỗi di truyền từ sự bất tuân của A Đam trong vườn Ê Đen. Không ai dạy cho con cái mình làm cách nào để phạm tội. Người ấy tự nhiên làm theo những sự ham thích sai quấy của riêng mình, dẫn đến những tội lỗi như nói dối, trộm cắp và ghen ghét. Thay vì được làm con Đức Chúa Trời người ấy làm con của sự thịnh nộ và làm con của sự không vâng lời.

Ê-phê-sô 2:1-3 chép “Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch. Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác.”

Con của sự thịnh nộ có nghĩa là chúng ta xứng đáng ở trong hỏa ngục xa cách với Đức Chúa Trời. Tạ ơn Chúa, đoạn Kinh Thánh tiếp theo chép “Nhưng Ðức Chúa Trời, là Ðấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Ðấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu.” Ê-phê-sô 2:4-5

Làm sao chúng ta được làm cho sống với Đấng Christ?
Làm sao chúng ta sanh lại?
Làm sao chúng ta được làm con Đức Chúa Trời?
Chúng ta phải tin nhận Chúa Giê Su.

Tin nhận Chúa Giê Su:
“Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Ðức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” Giăng 1:12

Câu Kinh Thánh này giải thích rõ ràng làm thế nào trở nên con của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhận Chúa Giê Su bằng cách tin nơi Ngài. Chúng ta phải tin Chúa Giê Su về những điều gì?

Trước hết chúng ta phải tin Chúa Giê Su là con Đức Chúa Trời hằng sống đã trở thành người. Ngài sinh ra bởi quyền phép Thánh Linh trong lòng trinh nữ Ma Ri. Chúa Giê Su không thừa kế bản chất tội lỗi của A Đam vì thế Ngài được gọi là A Đam thứ hai (I Cô rinh tô 15:22) Trong lúc sự bất tuân của một A Đam mang đến sự rủa sả tội lỗi cho nhân loại thì đời sống hoàn toàn của Chúa cứu thế có thể giải cứu cho chúng ta khỏi mọi tội lỗi. Sự đáp ứng của chúng ta là phải ăn năn, lìa bỏ tội, tin vào sự sống hoàn toàn của Ngài thanh tẩy đời sống chúng ta.

Thứ hai, chúng ta phải có đức tin vào Chúa Giê Su như là Đấng Cứu Rỗi. Chương trình của Đức Chúa Trời là con của Ngài phải được dâng làm tế lễ chuộc tội cho chúng ta trên thập tự giá để trả thay cho tội chúng ta đáng phải bị hình phạt là sự chết. Sự chết của Chúa cứu thế đã giải thoát cho những ai tin nhận Ngài khỏi phải đền tội và quyền lực của tội.

Cuối cùng chúng ta phải đi theo Chúa Giê Su như là Cứu Chúa. Sau khi sống lại Chúa cứu thế là người chiến thắng sự chết và tội lỗi, Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài tất cả quyền hành (Ê-phê-sô 1: 20-23) Chúa Giê Su dẫn dắt tất cả những ai tin nhận Ngài cũng như Ngài sẽ phán xét tất cả những ai từ chối Ngài. (Công vụ 10:42).

Bởi ân điển Chúa ban cho chúng ta sự ăn năn và đức tin trong Đấng cứu rỗi và Cứu Chúa, chúng ta được tái sinh, có sự sống mới là con của Đức Chúa Trời. Chỉ những ai nhận Chúa Giê Su – Không chỉ đơn thuần qua sự hiểu biết nhưng dựa vào sự cứu rỗi, công nhận Ngài là Chúa và yêu mến Ngài như là người yêu quí nhất – Vậy là trở nên con của Đức Chúa Trời.

Trở thành con của Đức Chúa Trời
Giăng 1:12-13 “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Ðức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Ðức Chúa Trời vậy.”

Ngay như chúng ta không theo tính tự nhiên phú cho, chúng ta không thể tự mình làm ra một con người mới trong gia đình của Đức Chúa Trời bằng những công việc thiện, hay gợi lên niềm tin của chính bản thân. Như những câu Kinh Thánh trên đây cho biết Đức Chúa Trời mới là Đấng “Ban cho quyền” tùy theo ý chỉ độ lượng của Ngài. “Hãy xem Ðức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Ðức Chúa Trời.” I Giăng 3:1. Vì vậy con cái Đức Chúa Trời không có điều gì đáng kiêu ngạo cả nhưng chỉ có sự hãnh diện trong danh Cứu Chúa. (E-phê-sô 2:8-9)

Một người con lớn lên giống như cha mẹ của nó. Nói cách đơn giản là Đức Chúa Trời muốn con cái của Ngài càng ngày trở nên giống như Chúa cứu thế Giê Su. Mặc dầu chỉ ở trong thiên đàng mới trọn vẹn, nhưng trong thế gian con cái Chúa không có thói quen phạm tội hoặc ngoan cố phạm tội. “Hỡi các con cái bé mọn, chớ để cho ai lừa dối mình: kẻ làm sự công bình là người công bình, như chính mình Chúa là công bình. Kẻ nào phạm tội là thuộc về ma quỉ; vì ma quỉ phạm tội từ lúc ban đầu. Vả, Con Ðức Chúa Trời đã hiện ra để hủy phá công việc của ma quỉ. Ai sanh bởi Ðức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Ðức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Ðức Chúa Trời. Bởi đó, người ta nhận biết con cái Ðức Chúa Trời và con cái ma quỉ: ai chẳng làm điều công bình là không thuộc về Ðức Chúa Trời, kẻ chẳng yêu anh em mình cũng vậy.” (I Giăng 3:7-10)

Không làm những điều sai lầm, con cái Đức Chúa Trời không thể bị từ bỏ bởi tội lỗi. Nhưng những ai thực hiện các tội lỗi (vui thích với tội cách thường xuyên mà không chú ý đến lời Chúa hay đi theo Chúa) cho thấy một đời sống chưa hề được tái sinh. Chúa Giê Su nói với người như vậy rằng: “Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình.” Giăng 8:44 Về mặt khác con cái của Đức Chúa Trời không còn thèm muốn tiền thưởng của tội lỗi nhưng ham thích hiểu biết, yêu thương, và làm vinh hiển Cha trên trời.

Phần thưởng của con cái Đức Chúa Trời là vô hạn. Con cái Đức Chúa Trời chúng ta là một phần tử trong gia đình của Đức Chúa Trời (Hội Thánh), được hứa ban nhà trên thiên đàng, được ban cho quyền đến với Đức Chúa Trời như là Cha trong khi cầu nguyện. (Ê-phê-sô 2:19; I Phi-e-rơ 1:3-6; Rô Ma 8:15)

Đáp lại sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là sự ăn năn tội và tin vào Chúa cứu thế. Hãy trở thành con của Đức Chúa Trời ngay hôm nay.

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 162: Làm cách nào tôi chuyển sang Cơ Đốc giáo?

Trả lời: 
Một người tại thành phố Phi-líp nước Hi Lạp đã hỏi Phao Lô và Si la một câu hỏi rất đơn giản. Chúng tôi biết ít nhất ba điều về người đàn ông này: Ông là người cai tù, ông là người ngoại đạo, ông là người tuyệt vọng. Ông sắp tự tử khi Phao Lô ngăn ông lại. Và lúc đó người đàn ông này đã hỏi: “Tôi phải làm chi để được cứu.” (Công vụ 16:30)

Người đàn ông đã hỏi một câu hỏi rất thật lòng cho thấy ông nhận biết nhu cần về sự cứu rỗi của ông – Ông chỉ thấy cái chết của chính mình và ông biết mình cần sự giúp đỡ. Sự thật cho thấy ông hỏi Phao Lô và Si La vì ông tin hai ông này có câu trả lời.

Câu trả lời đến ngay lập tức và đơn giản: “Hãy tin vào Chúa cứu thế Giê Su thì ông sẽ được cứu.” (Câu 31) Đoạn văn tiếp theo cho thấy làm cách nào người đàn ông đã tin và đã chuyển đạo. Đời sống ông bày tỏ ra sự khác biệt từ ngày đó trở về sau.

Xin chú ý rằng sự chuyển đổi của người đàn ông này đặt căn bản trên đức tin. Ông đã tin tưởng vào Chúa Giê Su ngoài ra không có gì khác. Người đàn ông đã tin Chúa Giê Su là con Đức Chúa Trời “ là Chúa” và Mê-si-a là Đấng ứng nghiệm lời Kinh Thánh (Đấng cứu thế). Đức tin của ông bao gồm niềm tin Chúa Giê Su đã chết cho tội lỗi và đã sống lại vì đó là sứ điệp mà Phao Lô và Si La đang rao giảng.( Xem Rô-ma 10:9-10 và I Cô-rinh-tô 15:1-4)

Động từ “Chuyển đổi” nghĩa đen là “ xoay”. Khi chúng ta “xoay” hướng về một điều gì, chúng ta cần phải xoay khỏi những điều khác. Khi chúng ta xoay về Chúa Giê Su chúng ta phải xoay khỏi tội lỗi. Kinh Thánh gọi việc xoay khỏi tội là “ăn năn” và xoay về Chúa Giê Su là “đức tin”. Vì thế sự ăn năn và đức tin bổ sung cho nhau. Cả hai điều ăn năn và đức tin được chỉ ra trong I Tê-sa-lô-ni-ca 1:9 “Các ngươi đã xoay khỏi thần tượng trở về với Đức Chúa Trời.” Một Cơ Đốc nhân sẽ để lại phía sau những đường lối trước đó của người ấy và bất kỳ điều gì thuộc về tôn giáo giả như là kết quả chứng minh cho việc chuyển sang Cơ Đốc giáo chân thật.

Chuyển sang Cơ Đốc giáo bằng cách đơn giản bạn phải tin Chúa Giê Su là con Đức Chúa Trời đã chết cho tội lỗi bạn và đã sống lại. Bạn phải đồng ý với Đức Chúa Trời bạn là một người có tội đang cần sự cứu rỗi và bạn tin Chúa Giê Su là Đấng duy nhất giải cứu bạn. Khi bạn quay khỏi tội đến với Đấng Christ, Đức Chúa Trời hứa cứu bạn và ban cho bạn Thánh Linh là Đấng sẽ làm cho bạn trở nên tạo vật mới.

Cơ Đốc giáo trong hình thức thật không phải là một tôn giáo. Cơ Đốc giáo theo Kinh Thánh là mối liên hệ với Chúa cứu thế Giê Su. Cơ Đốc giáo là Đức Chúa Trời ban sự cứu rỗi cho những ai tin và tin tưởng vào sự hi sinh của Chúa Giê Su trên thập tự giá. Một người chuyển đổi sang Cơ Đốc giáo không phải là rời khỏi đạo này chuyển sang đạo khác. Chuyển sang Cơ Đốc giáo là tiếp nhận món quà của Đức Chúa Trời ban tặng và bắt đầu mối liên hệ cá nhân với Chúa cứu thế Giê Su là kết quả của sự tha thứ tội và sống đời đời trên thiên đàng sau khi chết.

Bạn có muốn chuyển sang Cơ Đốc giáo nhờ vào những điều bạn đọc được trong bài viết này không? Nếu bạn trả lời đồng ý, đây là lời cầu nguyện đơn giản mà bạn có thể dâng lên cho Đức Chúa Trời. Lời nói cầu nguyện theo cách này hay cách khác không thể cứu bạn. Duy chỉ có tin cậy vào Chúa cứu thế mới cứu được bạn ra khỏi tội. Lời cầu nguyện chỉ là cách diễn tả đơn sơ với Chúa niềm tin của bạn vào Ngài và cảm tạ Ngài về sự ban cho bạn ơn cứu chuộc. “ Đức Chúa Trời, tôi biết tôi đã có tội chống nghịch với Ngài và đáng bị hình phạt. Chúa Giê Su đã gánh lấy hình phạt mà tôi đáng phải chịu nhờ đó qua đức tin nơi Ngài tôi có sự tha thứ, tôi đặt sự tin cậy vào Ngài để được cứu rỗi. Cảm tạ Chúa vì ân điển và sự tha thứ kỳ diệu của Ngài- món quà của sự sống đời đời. A-men!

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 163: Đi thiên đàng – Làm sao tôi có thể chắc chắn nơi đến của tôi là sự sống đời đời?

Trả lời: 
Hãy đối diện với ngày mà mỗi người chúng ta sẽ bước vào cõi đời đời có thể đến sớm hơn chúng ta nghĩ. Để chuẩn bị cho giây phút đó chúng ta cần biết lẽ thật này. Không một ai chuẩn bị đi thiên đàng. Làm thế nào chúng ta biết chắc mình thuộc trong số người có sự sống đời đời trong thiên đàng. Hai ngàn năm về trước sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng đã giảng phúc âm về Chúa cứu thế Giê Su cho đám đông người tại thành Jerusalem một bài giảng thâm thúy vang vọng trong thế giới tiền hiện đại của chúng ta: “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác; vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta nhờ đó mà được cứu.” (Công vụ 4:12)

Ngay như khuynh hướng ngày nay “Đường nào cũng tới thiên đàng”. Điều đó không phải là thông điệp sáng suốt đúng đắn đâu. Có nhiều người nghĩ họ có thiên đàng mà không cần có Chúa Giê Su, họ muốn có sự hứa hẹn tốt về vinh quang nhưng họ không muốn bị quấy rầy bởi thập tự giá ít nhiều về Đấng đã chịu treo và chết về tội lỗi cho những ai tin nơi Ngài. Nhiều người không muốn chấp nhận Chúa Giê Su là đường lối duy nhất và đã quyết định tìm con đường khác. Nhưng Chúa Giê Su cảnh báo cho chúng ta biết không có con đường nào khác là có thật và hậu quả của việc không chấp nhận sự thật này là ở nơi hỏa ngục đời đời. Chúa Giê Su đã nói cách đầy đủ trong Giăng 3:36 “Ai tin con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin con thì chẳng thấy sự sống đâu. Nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy.”

Một số người sẽ cãi lại rằng Đức Chúa Trời quá hẹp hòi khi qui định chỉ có một con đường đến thiên đàng. Nhưng cách trung thực, trong sự sáng của sự bất trị loài người từ chối Đức Chúa Trời. Điều ấy đặc biệt dễ chịu để Ngài qui định với bất kỳ con đường nào đến thiên đàng cho chúng ta. Chúng ta đáng bị phán xét nhưng Ngài đã ban cho chúng ta một lối thoát, Ngài gửi con duy nhất của Ngài chết vì tội lỗi chúng ta. Dầu cho bất kỳ ai xem điều này hẹp hòi hay rộng rãi thì nó vẫn là sự thật và Cơ Đốc nhân cần xác nhận điều này là sự thật rõ ràng, một sứ điệp không phai mờ rằng chỉ có một con đường đến thiên đàng qua Chúa cứu thế Giê Su.

Nhiều người ngày nay đã tin vào nguyên tắc xối nước làm xa rời với sứ điệp của sự ăn năn tội. Họ muốn tin vào tình yêu thương, không bị phán xét bởi Đức Chúa Trời mà không cần phải ăn năn tội hoặc không phải thay đổi kiểu sống của họ. Họ có thể nói những điều thế này: “Tôi tin vào Chúa cứu thế Giê Su, nhưng Đức Chúa Trời của tôi không phán xét vì Ngài không bao giờ để một người nào vào hỏa ngục. Nhưng chúng ta không thể áp dụng cả hai như vậy được. Nếu chúng ta tự nhận mình là một Cơ Đốc nhân, chúng ta phải nhận biết Chúa cứu thế là Đấng đã nói về Ngài là con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng. Từ chối điều đó là từ chối chính Chúa Giê Su vì Ngài đã tuyên bố: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi ta không ai đến được cùng Cha.” Giăng 14:6

Câu hỏi vẫn còn để lại: Ai là người thực sự được vào nước Đức Chúa Trời? Làm thế nào bảo đãm chỗ tôi sẽ đến là sự sống đời đời? Trả lời cho những câu hỏi này là hiển nhiên thấy sự phân biệt giữa người có sự sống đời đời và người không có. “Ai có Ðức Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Ðức Chúa Trời thì không có sự sống.” I Giăng 5:12 Những ai tin vào Chúa cứu thế Giê Su, những ai chấp nhận Ngài đã hi sinh đền tội thay cho mình và những ai vâng lời làm theo Ngài sẽ có sự sống đời đời trong thiên đàng, những ai từ chối Ngài sẽ không được. “Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Ðức Chúa Trời.” Giăng 3:18

Như là điều kinh khiếp khi hỏa ngục dễ sợ dành cho kẻ từ chối Chúa nhưng thiên đàng dành cho những người chọn lựa Chúa làm cứu Chúa của đời mình. Sứ điệp của chúng tôi là khẩn cấp đem sự giải cứu cho người bị hư mất nếu chúng ta nhận thức điều gì là thánh thiện và công bình của Đức Chúa Trời thực thi cho những ai đã từ chối sự cung ứng trọn vẹn ơn tha thứ trong con Ngài là Chúa cứu thế Giê Su. Người không đọc Kinh Thánh nghiêm túc hết lần này đến lần khác không thể thấy đường lối đã vạch ra. Kinh Thánh nói rất rõ ràng có một con đường và một con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng qua Chúa Giê Su Christ. Ngài đã ban cho chúng ta lời cảnh báo này: “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít.” Ma-thi-ơ 7:13-14

Chỉ có một đường duy nhất dẫn đến thiên đàng nên những người theo đường đó chắc chắn sẽ đến đó. Nhưng không phải tất cả mọi người sẽ theo đường đó. Còn bạn thì sao?

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 164: Tôi đã tin nhận Chúa Giê Xu … Làm gì bây giờ?

Trả lời: 
Chúc mừng! Bạn đã làm một quyết định thay đổi đời sống. Có lẻ bạn sắp hỏi bây giờ tôi phải làm gì? Làm thế nào để bắt đầu cuộc hành trình với Thượng Đế? Chú ý năm bước bên dưới sẽ hướng dẫn cho bạn từ Kinh Thánh. Khi nào bạn có câu hỏi trên hành trình, xin ghé thăm: http://www.gotquestions.org/Viet

1. Củng cố sự hiểu biết về sự cứu rỗi của bạn:

I Giăng 5:13 nói với chúng ta: “Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời.” Thượng Đế muốn chúng ta hiểu biết về sự cứu rỗi. Thượng Đế muốn chúng ta tin và biết chắc vào những gì chúng ta được cứu. Tóm lại, hãy theo những điểm then chốt về sự cứu rỗi.

(a) Tất cả chúng tôi đã phạm tội. Tất cả chúng tôi đều làm những việc không đẹp lòng Thượng Đế. (Rô Ma 3:23)

(b) Bởi vì tội lỗi của chúng tôi mà chúng tôi xứng đáng bị hình phạt với sự xa cách đời đời khỏi Thượng Đế. (Rô Ma 6:23)

(c) Chúa Giê Xu đã chết trên thập tự giá để đền tội cho chúng tôi (Rô Ma 5:8; II Cô-rinh-tô 5:21). Chúa Giê Xu đã chết tại nơi chúng tôi đáng bị hình phạt. Sự sống lại của Chúa Giê Xu chứng minh sự chết của Chúa Giê Xu đã đủ trả thay cho tội lỗi chúng tôi.

(d) Thượng Đế ban cho sự tha thứ và sự cứu rỗi cho tất cả những ai đặt niềm tin vào Chúa Giê Xu – Tin sự chết của Ngài đã đền tội cho chúng ta. (Giăng 3:16; Rô Ma 5:1; Rô Ma 8:1)

Đó là thông điệp sự cứu rỗi. Nếu bạn đặt đức tin mình vào Chúa Giê Xu làm cứu Chúa của bạn, bạn đã được cứu. Tất cả tội của bạn đã được tha, và Thượng Đế hứa sẽ không bao giờ rời bỏ hay không giúp bạn. (Rô Ma 8:38-39, Ma-thi-ơ 28:20). Nên nhớ kỷ, sự cứu rỗi của bạn được bảo đãm trong Chúa Giê Xu Christ (Giăng 10:28-29). Nếu bạn tin Chúa Giê Xu là Cứu Chúa duy nhất bạn có thể tin chắc rằng bạn sẽ hưởng sự sống vĩnh cửu với Thượng Đế trong Thiên Đàng.

2. Tìm một nhà thờ tốt có dạy Kinh Thánh:

Đừng nghĩ nhà thờ là một cơ sở tôn giáo. Nhà thờ là những con người. Nó rất quan trọng để các tín hữu trong Chúa Giê Xu Christ có mối quan hệ thân hữu với nhau. Đó là một trong những mục đích trước tiên của nhà thờ. Bấy giờ bạn đặt niềm tin của minh trong Chúa Giê Xu. Tôi khích lệ bạn nên tìm một nhà thờ tin vào Kinh Thánh trong khu vực bạn đang ở và nói với Mục sư về niềm tin mới của bạn trong Đức Chúa Giê Xu.

Mục đích thứ hai của nhà thờ là dạy Kinh Thánh. Bạn có thể học cách áp dụng sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời vào đời sống của bạn. Hiểu Kinh Thánh là chìa khóa cho một đời sống thành công và một cuộc sống Cơ Đốc đầy năng lực. II Ti-mô-thê 3:16-17 nói: “ Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”

Mục đích thứ ba của nhà thờ là thờ phượng Chúa. Thờ phượng là tạ ơn Đức Chúa Trời về tất cả những việc Ngài đã làm! Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta. Đức Chúa Trời yêu chúng ta. Đức Chúa Trời chu cấp cho chúng ta. Đức Chúa Trời hướng dẫn và chỉ đường cho chúng ta. Làm thế nào mà chúng ta không thể tạ ơn Ngài? Đức Chúa Trời là thánh khiết, công bình, yêu thương, nhân từ và đầy ân điển. Khải Huyến 4:11 cho biết: “Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí, và quyền lực: Vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.

3. Đặt một thời gian riêng biệt mỗi ngày dành cho Chúa:

Điều này rất quan trọng cho chúng ta trong việc sử dụng thời gian hằng ngày dành cho Chúa. Một số người gọi thời giờ này là “thời gian yên lặng” những người khác gọi là “giờ tin kính” bởi vì trong giờ phút đó chúng ta thể hiện lòng tin kính với Đức Chúa Trời. Một số người lựa chọn biệt riêng giờ sáng sớm, trong khi một số người khác chọn giờ buổi tối. Không có vấn đề gì khi bạn lựa chọn giờ hay khi làm điều đó. Vấn đề là bạn có dành thời giờ đều đặn cho Đức Chúa Trời? Những sự kiện gì quyết định thời gian của chúng ta với Chúa?

(a) Cầu nguyện: Cầu nguyện đơn giản là nói chuyện với Đức Chúa Trời. Nói với Đức Chúa Trời về những vấn đề bạn quan tâm hay những khó khăn của bạn. Cầu xin Đức Chúa Trời cho bạn sự khôn ngoan và hướng dẫn bạn. Cầu xin Chúa cung cấp những nhu cầu của bạn. Nói với Đức Chúa Trời bạn yêu Ngài thật nhiều và bạn chân thành cảm tạ ơn Ngài rất nhiều về những điều Ngài làm cho bạn. Đó là tất cả những gì mà bạn cầu nguyện.

(b) Đọc Kinh Thánh: Điều kiện để được dạy Kinh Thánh trong các giờ học Kinh Thánh tại nhà thờ, trường Chúa nhật, các lớp Kinh Thánh bạn cần phải tự mình đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh chứa mọi điều bạn cần biết để sắp xếp cho một đời sống Cơ Đốc nhân thành công. Kinh Thánh chứa đựng sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời để làm cách nào có quyết định thông minh, làm thế nào biết ý chỉ của Thượng Đế, làm cách nào để truyền giáo cho những người khác, và làm thế nào để trưởng thành tâm linh. Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời cho chúng ta. Kinh Thánh là sổ tay hướng dẫn của Đức Chúa Trời chính yếu cho đời sống chúng ta làm cách nào được đẹp lòng Ngài và hài hòa cho chúng ta.

4. Phát triển mối giao thông với mọi người mà có thể giúp cho tâm linh bạn.

I Cô-rinh-tô 15:33 nói với chúng ta: “Anh em chớ mắc lừa, bạn bè xấu làm hư thói nết tốt.” Kinh Thánh có nhiều lời cảnh báo về những người xấu gieo ảnh hưởng đến chúng ta. Dành nhiều thời gian với những người có các hoạt động ràng buộc với tội lỗi sẽ cám dỗ chúng ta về những việc làm của họ. Tư cách của những người xung quanh này sẽ “làm bại hoại” cho chúng ta. Đó là lý do tại sao những người chung quanh rất quan trọng nếu là những người yêu mến Chúa và có bổn phận với Ngài.

Cố gắng tìm một hoặc hai người bạn trong nhà thờ của bạn là người có thể giúp đỡ và khuyến khích bạn. (Hê-bơ-rơ 3:13; 10:24) Yêu cầu những người bạn đó chịu trách nhiệm về thời giờ cầu nguyện, những hành động và việc đồng đi với Chúa của bạn. Và cũng đề nghị có thể giúp họ như vậy. Điều này không có nghĩa bạn phải từ bỏ những người bạn chưa biết Chúa, cứ tiếp tục làm bạn của họ và yêu mến họ. Đơn giản là để cho các bạn biết rằng Chúa Giê Xu đã thay đổi đời sống của bạn nên bạn không thể làm những điều như trước nữa. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời cho bạn những cơ hội để chia sẻ Chúa Giê Xu với những người bạn mình.

5. Chịu lễ Báp têm:

Nhiều người không hiểu rõ về lễ Báp têm. Từ ngữ “Báp têm” nghĩa là dìm mình xuống nước. Báp têm là cách Kinh Thánh cho biết bạn công khai tuyên xưng về đức tin mới của bạn với Đấng Christ và hứa nguyện theo Ngài. Hành động dìm mình xuống nước giải bày việc bạn đồng chôn với Đấng Christ. Việc ra khỏi nước cho thấy sự sống lại của Đấng Christ. Chịu lễ báp têm là xác định chính bạn đồng chết, chịu chôn và được sống lại với Chúa Giê Xua (Rô Ma 6:3-4).

Lễ Báp têm không cứu được bạn, lễ Báp têm cũng không làm rửa sạch tội bạn. Báp têm đơn giản là bước vâng phục Chúa. Một cách thông báo công khai về đức tin của bạn trong Christ là sự cứu chuộc duy nhất. Báp têm quan trọng vì là nấc thang của sự vâng lời, loan báo công công khai đức tin trong Christ và hứa nguyện với Ngài. Nếu bạn sẵn sàng chịu lễ Báp têm bạn nên báo cho Mục sư biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét