THỜ PHƯỢNG CHÚA 1
Ê-sai 1:11-17
Ê-sai 1:11-17
CÂU CHUYỆN MỞ ĐẦU
Có một câu chuyện xưa, một người chiêm bao thấy Thiên sứ đưa ông đến một Hội Thánh vào ngày Chúa Nhật. Ông thấy người đàn dương cầm đang dùng ngón tay chạy nhanh trên những phím đàn rất điệu nghệ, ông thấy mọi người đứng lên tay cầm sách Thánh ca dường như đang hát nhưng ông ta không nghe tiếng hát tôn vinh cũng như không nghe tiếng đàn. Sau đó, ông thấy một người bước lên bục, bắt đầu nhìn xuống cữ tọa và nói. Chắc đây là Mục sư đang giảng luận nhưng ông ta cũng không nghe tiếng giảng của Mục sư. Tất cả giống như một đoạn phim câm. Người đàn ông xoay quanh hỏi vị thiên sứ và Thiên sứ giải thích:
Có một câu chuyện xưa, một người chiêm bao thấy Thiên sứ đưa ông đến một Hội Thánh vào ngày Chúa Nhật. Ông thấy người đàn dương cầm đang dùng ngón tay chạy nhanh trên những phím đàn rất điệu nghệ, ông thấy mọi người đứng lên tay cầm sách Thánh ca dường như đang hát nhưng ông ta không nghe tiếng hát tôn vinh cũng như không nghe tiếng đàn. Sau đó, ông thấy một người bước lên bục, bắt đầu nhìn xuống cữ tọa và nói. Chắc đây là Mục sư đang giảng luận nhưng ông ta cũng không nghe tiếng giảng của Mục sư. Tất cả giống như một đoạn phim câm. Người đàn ông xoay quanh hỏi vị thiên sứ và Thiên sứ giải thích:
“Đó là một buổi thờ phượng tại Hội Thánh mà trên thiên đàng thấy. Những người này đang tụ họp dưới hình thức một buổi thờ phượng nhưng tư tưởng của họ đang hướng về những thứ khác và lòng họ cũng xa cách với Đấng mà họ đang thờ.”
Tôi đọc chuyện này, tôi nghĩ đến Hội Thánh mình và tôi chợt rùn mình. Từ ngày tôi về đây, tôi chưa có một bài giảng nào về sự thờ phượng vì tôi nghĩ thờ phượng là điều mà ai cũng biết nên không cần phải quan tâm. Thật ra, khi tạo ra loài người ,mục đích gần như quan trọng nhất hay tôi có thể nói là duy nhất của Đức Chúa Trời muốn loài người thờ phượng Ngài.
CHIA RẼ VÌ CÁCH THỜ PHƯỢNG KHÁC NHAU
Nhiều Hội Thánh cho rằng ưu tiên hàng đầu của một Hội Thánh là Thờ phượng Chúa. Điều đó cũng đồng nghĩa là việc tập hợp tại đây trong ngày Chúa nhật là một sinh hoạt quan trọng nhất trong đời sống của một tín nhân.Thường thường, việc thờ phượng Chúa gồm có những tiết mục như tôn vinh Chúa, đọc lời Chúa, cầu nguyện, cảm tạ Chúa và giảng luận lời Chúa. Dù cùng cho rằng thờ phượng quan trọng , dù nội dung việc thờ phượng giống nhau nhưng hình thức thờ phượng mỗi hệ phái, mỗi Hội thánh khác nhau.
Chúng ta biết một phần vì không đồng ý với cách thờ phượng mà Đạo Chúa chia ra Tin Lành và Công giáo. Có nhiều hệ phái Tin Lành cũng vì có nhiều cách thờ phượng khác nhau. Thậm chí, có người bỏ Hội Thánh cũng vì không đồng ý với cách thức thờ phượng. Vì vậy, việc thờ phượng rất quan trọng. Nó quan trọng vì phải thờ phượng theo ý Chúa thay vì theo ý người và con dân Chúa nếu biết được điều này thì tạ ơn Chúa, chúng ta không còn phân rẽ nhau hay chê cười nhau vì sẽ không còn khác biệt nữa.
CÁCH THỜ PHƯỢNG CŨNG THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN
Việc thờ phượng Chúa cũng thay đổi theo thời gian.
- Thời Mội-se, thờ phượng ít khi có ca hát hay âm nhạc. Chỉ xuất hiện lúc cảm tạ hay ngợi khen Đức Chúa Trời. Thời Đa-vít thì ca hát và nhảy múa quanh năm.
- Có lúc, việc thờ phượng trong lều tạm rồi chuyển sang đền thờ. Trong thời gian lưu đày, họ thờ phượng trong nhà hội.
Vào năm 367 Hội đồng Lao-đi-xê cấm hội chúng hát và dùng nhạc cụ trong khi thờ phượng. Sau đó, hội chúng được ca hát nhưng chỉ giới hạn trong những bài của Thi Thiên như Thi Thiên 23. Mãi đến thế kỷ 13, các bản Thánh ca do các nhạc sĩ viết mới được phép dùng để tôn vinh Chúa.
Bản Đêm Yên lặng viết từ năm 1818 lúc ban đầu bị gọi là tầm thường, gây hại và làm mất giá trị tôn giáo và niềm tin Cơ đốc. Mãi về sau, bản ca này mới được cho phép dùng và sau đó được in trong quyển Thánh Ca.
Trước những bất đồng ý kiến và sự thay đổi theo thời gian, việc thờ phượng Chúa phải được tìm hiểu và một khi chúng ta hiểu rõ tường tận, chúng ta sẽ không còn lo sợ việc thờ phượng Chúa của chúng ta không đẹp lòng Đức Chúa Trời..
THỜ PHƯỢNG CHÚA PHẢI ĐƯỢC CHÚA VỪA LÒNG
Có một người nói với tôi rằng: Anh ta sẽ không bao giờ quỳ gối khi thờ phượng Chúa. Anh giải thích : “ Có người cha nào thích thấy con mình quỳ gối trước mặt mình không? Anh ta nghĩ rằng thật vô lý vì anh không bao giờ muốn con mình làm như vậy. Tuy nhiên, trong Phi-líp 2:9-10 ghi rằng:
“ Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, 10 hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.”
Đừng bao giờ dùng trí óc con người mà suy đoán điều gì làm Đức Chúa Trời vừa lòng. Chúng ta có quyển Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời dạy chúng ta mọi điều về sự thờ phượng Ngài.
CHỈ THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI MÀ THÔI.
1. ĐIỀU RĂN: Bốn điều răn đầu trực tiếp nói đến việc thờ phượng. “ ... Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó ...” Do đó lý do đầu tiên và cũng là lý do căn bản tại sao chúng ta phải thờ phượng Chúa vì đó là điều răn của Đức Chúa Trời.
Chỉ thờ phượng một mình Ngài mà thôi! Không xen kẽ với việc thờ phượng bất cứ cá nhân nào khác kể cả bà Ma-ri, Giáo hoàng ...
2. LỜI CỦA CHÚA JESUS: Trong lần cám dỗ Chúa Jesus lần thứ ba, Satan dụ dỗ rằng, trong Ma-thi-ơ 4:9-10 “Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy.10 Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi”.
3. LỜI CỦA PHI-E-RƠ: Khi Cọt-nây bắt đầu quỳ lạy Phi-e-rơ, Phi-e-rơ lập tức quở trách Cọt-nây và nói : “Ngươi hãy đứng dậy, chính ta cũng chỉ là người mà thôi”. Cọt-nây có thể bày tỏ lòng kính trọng người giảng đạo nhưng sự thờ phượng chỉ dành cho Chúa.
4. LỜI CỦA THIÊN SỨ: Chúng ta cũng không thờ phượng Thiên sứ dù họ là những vật thánh. Khi sứ đồ Giăng “ gieo mình xuống dưới chơn thiên sứ đặng thờ lạy; song người phán rằng: Hãy giữ lấy, đừng làm vậy; ta là bạn tôi tớ với ngươi và với anh em ngươi là người cùng giữ lời chứng của Đức Chúa Jêsus. Ngươi hãy thờ lạy Đức Chúa Trời ”.Khải Huyền 19:10
BẢN CHẤT THÍCH THỜ PHƯỢNG CỦA CON NGƯỜI
Trong sách Khải Huyền, chúng ta được Giăng cho thấy loài người vẫn cứ thờ lạy ma quỷ, thần tượng dù đã chứng kiến nhiều tai nạn qua bảy cái ấn và bốn tiếng kèn rồi. Ông ghi: “ Còn những người sót lại, chưa bị các tai nạn đó giết đi, vẫn không ăn năn những công việc bởi tay chúng nó làm cứ thờ lạy ma quỉ cùng thần tượng bằng vàng, bạc, đồng, đá và gỗ, là những tượng không thấy, không nghe, không đi được”. Khải Huyền 9:20
John Calvin Thần học cải cách, cho rằng con người là một “xưởng chế tạo hình tượng”. Tại sao ông có nhận xét này ?
Khi Đức Chúa Trời tạo ra loài người Ngài trồng trong lòng loài người một tinh thần thở phượng Ngài. Nhưng con người,
- vì phạm tội nên con người tránh né Đức Chúa Trời,
- bởi tính tình kiêu ngạo,
- thích chống đối lại Đức Chúa Trời, không muốn theo lẽ tự nhiên thờ phượng Đấng đáng tôn thờ,
- Con người thờ phượng Thượng Đế hay
- Con người thờ phượng Satan.
- Bạn bè ở xa đến - thờ bạn bè.
- Con cháu đến chơi- thờ con cháu.
- Con còn ngủ - thờ con.
- Không dám lái xe vì khi trở về không có chỗ đậu - Thờ chỗ đậu.
- Người chủ biểu đi làm- Thờ cái job hay ông chủ.
- Chúa nhật đi làm được trả gấp đôi - thờ Thần tài.
- Mệt trong người - Thờ mình.
- Mưa gió lạnh lẽo, tuyết - sợ thần mưa gió hơn Đức Chúa Trời.
- Có khi nào vì trời mưa gió hay trời lạnh mà chúng ta ở nhà không đi làm không?
- Có khi nào vì bạn bè đến thăm mà mình nghỉ làm ở nhà chơi với bạn không.
- Chúng ta đau tới mức độ nào thì mới ở nhà, không đi làm còn đau tời mức nào thì chúng ta đã ở nhà không đi thờ phượng Chúa.
- Có khi nào vì con còn ngủ, mà mình không đi làm không ?
- dâng của lễ chuộc tội và
- dâng của lễ cảm tạ.
- Dâng thân thể mình. “1 Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em” Rô-ma 12:1.
- Dâng lời ngợi khen “Vậy, hãy cậy Đức Chúa Jêsus mà hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miếng xưng danh Ngài ra”. Hê-bơ-rơ 13:15
- Làm điều lành và bố thí “ Chớ quên việc lành và lòng bố thí, vì tế lễ dường ấy đẹp lòng Đức Chúa Trời” Hê-bơ-rơ 13:16
đã chế tạo ra những thần giả tạo, tôn giáo giả tạo và thờ phượng giả tạo. Đức Chúa Trời biết điều này nên điều răn thứ nhất, Ngài nói đến điều cấm kỵ này.
THỜ CHÍNH MÌNH: KẺ KIÊU NGẠO & VÔ THẦN
Khi con người còn thấy mình nhỏ bé, nên lo sợ trước thiên nhiên vĩ đại huyền bí, con người tìm kiếm chỗ để thờ phượng. Khi con người tạo dựng được một số vật chất, thấy mình vĩ đại hơn một số người khác, lòng tự kiêu, tự đại bắt đầu nhen nhúm thì lòng lo sợ không còn nữa, con người đó bắt đầu thờ chính mình.
Còn những người vô thần, thật ra họ thờ phượng chính cá nhân họ, gia đình họ. Bản thân họ là vị thần mà họ thờ phượng. Tất cả những ai không thờ phượng Đức Chúa Trời đều là những kẻ thờ phượng Satan, trực tiếp hay gián tiếp và đều là kẻ mà Đức Chúa Trời gớm ghiếc.
CON NGƯỜI CÓ HAI CHỌN LỰA
Loài người có hai chọn lựa:
Tất cả những tín đồ thật sự của Chúa Jesus thì thờ phượng Đức Chúa Trời, tất cà những ai từ chối Chúa Jesus là những người thờ phượng Satan. Satan đói khát được thờ phượng.
- Hãy tưởng tượng một tín đồ không đến nhà thờ để thờ phượng Chúa trong ngày Chúa nhật thì người tín đồ đó sẽ thờ phượng ai?
Hãy nghe họ nói lý do nào mà không đến thờ phượng được , chúng ta sẽ thấy vị tín đồ đó trong ngày đó đã tôn trọng ai hay cái gì hơn là thờ phượng Chúa.
- Hãy tưởng tượng một tín đồ không đến nhà thờ để thờ phượng Chúa trong ngày Chúa nhật thì người tín đồ đó sẽ thờ phượng ai?
Hãy nghe họ nói lý do nào mà không đến thờ phượng được , chúng ta sẽ thấy vị tín đồ đó trong ngày đó đã tôn trọng ai hay cái gì hơn là thờ phượng Chúa.
Hãy nghĩ lại cách đối xử của mình sẽ thấy chúng ta đối xử với Đức Chúa Trời rất tệ và như vậy việc thờ phượng của chúng ta đã không làm cho Chúa vui lòng.
So sánh để chúng ta thấy chúng ta thờ Chúa hay thờ cái Job của mình, ông chủ của mình, đồng tiền của mình, tương lai của mình hoặc bạn bè của mình, con cái của mình được sắp trên Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta có tấm lòng như vậy với Chúa, liệu Chúa có vui lòng với con người của chúng ta không?
BUỔI THỜ PHƯỢNG KHÔNG CÓ CHÚA
Có nhiều Hội Thánh biến buổi thờ phượng thành một buổi sinh hoạt vui nhộn, hấp dẫn thành phần trẻ nhưng vắng mặt Chúa trong giờ thờ phượng.
Ví dụ: LỜI CẦU NGUYỆN CỦA MỘT EM BÉ: Một em bé được cha mẹ dẫn đến một Hội Thánh lạ để thờ phượng. Tối hôm đó, trước khi đi ngủ, em cầu nguyện với Chúa như sau: “ Thưa Chúa, hôm nay con có được một ngày vui tại một một nhà thờ với cha mẹ con. Họ ca múa, hò hét thật ồn ào náo nhiệt. Con nghĩ rằng nếu có Chúa hiện diện trong Nhà Thờ đó thì buổi thờ phượng sẽ vui hơn và con thích hơn!”
Vậy chúng ta phải thờ phượng như thế nào?
Tôi muốn nhắc lại chân lý cũ: Chúng ta cần nghiên cứu Kinh Thánh để biết thế nào là thờ phượng mà Chúa vừa lòng. Vì không những Đức Chúa Trời cấm kỵ chúng ta thờ thần khác mà còn cấm ky chúng ta thờ phượng không đúng cách, thờ giả tạo theo ý loài người. theo ý thích của đám đông hay để lấy lòng người mới đến. Đó là họ thờ phượng theo ý mình bằng cách “làm chạm tượng cho mình hay chạm tượng giống như những vật trên trời cao, dướí đất hay trong nước”.
THỜ PHƯỢNG THẬT: TRÊN THIÊN ĐÀNG
Kinh Thánh, chỉ có Kinh Thánh cho chúng ta biết thờ phượng thật là gì.
Muốn biết thờ phượng thật là như thế nào, chúng ta tìm xem sự thờ phượng Đức Chúa Trời trên thiên đàng như thế nào để chúng ta áp dụng ở trần gian. Sứ đồ Giăng là người đã chứng kiến cảnh thờ phượng trên thiên đàng và đã ghi lại trong
Khải Huyền4:2-11.
“2 Tức thì tôi bị Thánh Linh cảm hóa; thấy một ngôi đặt tại trên trời, trên ngôi có một Đấng đương ngồi đó. 3 Đấng ngồi đó rực rỡ như bích ngọc và mã não; có cái mống dáng như lục bửu thạch bao chung quanh ngôi. 4 Chung quanh ngôi lại có hai mươi bốn ngôi; trên những ngôi ấy tôi thấy hai mươi bốn trưởng lão ngồi, mặc áo trắng và đầu đội mão triều thiên vàng.. . .9 Khi các sanh vật lấy những sự vinh hiển, tôn quí, cảm tạ mà dâng cho Đấng ngự trên ngôi là Đấng hằng sống đời đời,10 thì hai mươi bốn trưởng lão sấp mình xuống trước mặt Đấng ngự trên ngôi, và thờ lạy Đấng hằng sống đời đời; rồi quăng mão triều thiên mình trước ngôi mà rằng: 11 Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên”
* Các trưởng lão mặc áo trắng dành riêng cho những ai trung tín, sấp mình xuống bày tỏ lòng tôn kính, thờ lạy Đấng Hằng Sống, quăng mão triều thiên vàng là dâng mọi sự vinh quang của họ lên Ngài và ca tụng không ngừng Đức Chúa Trời về sự vinh hiển tôn quý quyền uy của Ngài
TÂN ƯỚC NÓI GÌ VỀ THỜ PHƯỢNG - CHỨC VỤ TẾ LỄ THÁNH
Tôi sẽ trở lại hình thức thờ phượng Chúa trong lần sau. Hôm nay, chúng ta phải biết Kinh Thánh nói gì về sự thờ phượng Chúa. Tôi giới hạn bài chia sẻ này trong phần Tân Ước thôi.
1 Phi-e-rơ 2:5 :
“anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng, làm chức tế lễ thánh, đặng dâng của tế lễ thiêng liêng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ mà đẹp ý Đức Chúa Trời”.
Câu này và câu 9 dạy rằng tất cả Cơ đốc nhân là thầy tế lễ. Nên nhớ trong thời Cựu Ước, chỉ dòng Lê-vi mới được làm tế lễ và giao phó nhiệm vụ này.
Nhiệm vụ của các thầy tế lễ là gì?
Thời Cựu Ước, công việc chính của họ là thì hành việc thờ phượng qua việc dâng các của lễ. Có hai loại dâng của lễ chính lên Đức Chúa Trời:
Thời Cựu Ước, công việc chính của họ là thì hành việc thờ phượng qua việc dâng các của lễ. Có hai loại dâng của lễ chính lên Đức Chúa Trời:
Thời Tân ước vì Chúa Jesus đã hoàn tất việc dâng của lễ chuộc tội qua cái chết của Ngài như Hê-bơ-rơ 9:11-14 và 10:1-14 đã giải thích cặn kẽ. Do đó chúng ta không cần dâng của lễ chuộc tội nữa. Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn Đức Chúa Trời qua việc làm của Đấng Cứu Thế Jesus. Trong tinh thần tạ ơn đó, Phi-e-rơ nhắc nhở chúng ta trong câu kinh văn ghi trên. Khi ông nói “làm chức tế lễ thánh, đặng dâng của tế lễ thiêng liêng” ông nói đặc biệt của lễ đó là của lễ thiêng liêng chớ không còn là thú vật nữa.
Nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta thấy của lễ thiêng liêng đó có nhiều thứ mà một Cơ đốc nhân phải dùng làm của lễ dâng tức là để thờ phượng Chúa. Điều đáng lưu ý là không có điều nào được xem là thiêng liêng hơn điều kia hay quan trọng hơn điều kia. Tất cả đều như nhau và quan trọng như nhau.
CÁC ĐIỀU DÂNG LÊN ĐỨC CHÚA TRỜI
Khi dân Do Thái nhận một ân phước từ Chúa Trời, người đó nhờ một thầy tế lễ dâng một con thú làm của lễ thiêu lên Chúa Trời để tỏ lòng biết ơn. Chúa Trời vừa lòng với của dâng tốn kém gọi là “của lễ có mùi thơm”
Bây giờ không còn dâng của lễ thiêu tạ ơn nữa nhưng chúng ta phải có cái gì quý báu để dâng trình lên Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể ký thác cuộc sống của mình mà dâng thân thể này lên Chúa và nói rằng: “ Lạy Chúa! Con muốn cuộc sống còn lại của con và tất cả những gì của con dâng cho Chúa để tỏ lòng biết ơn về sự cứu chuộc, tha thứ và mọi ân phước mà Chúa đã ban cho con”. Đây hoàn toàn là một của lễ dâng cá nhân.
Có người nghĩ rằng của lễ này không có giá trị cao vì con người chúng ta còn nhiều tội lỗi và nhiều vấp phạm, dơ dáy nhưng Chúa Jesus đã coi đó là “thánh” và “ vừa lòng Đức Chúa Trời”.
CÂU HỎI: Khi đến đây, chúng ta có sẵn sàng dâng thân thể mình, đời sống mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời không? Có phải là một sự thờ phượng phải lẽ không?
Bây giờ không còn dâng của lễ thiêu tạ ơn nữa nhưng chúng ta phải có cái gì quý báu để dâng trình lên Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể ký thác cuộc sống của mình mà dâng thân thể này lên Chúa và nói rằng: “ Lạy Chúa! Con muốn cuộc sống còn lại của con và tất cả những gì của con dâng cho Chúa để tỏ lòng biết ơn về sự cứu chuộc, tha thứ và mọi ân phước mà Chúa đã ban cho con”. Đây hoàn toàn là một của lễ dâng cá nhân.
Có người nghĩ rằng của lễ này không có giá trị cao vì con người chúng ta còn nhiều tội lỗi và nhiều vấp phạm, dơ dáy nhưng Chúa Jesus đã coi đó là “thánh” và “ vừa lòng Đức Chúa Trời”.
CÂU HỎI: Khi đến đây, chúng ta có sẵn sàng dâng thân thể mình, đời sống mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời không? Có phải là một sự thờ phượng phải lẽ không?
Dâng lời ngợi khen là một của lễ thiêng liêng làm vừa lòng Đức Chúa Trời. Sự ngợi khen hay lời cảm tạ Đức Chúa Trời xuất hiện khắp nơi trong quyển Tân Ước. (1 Tê-sa 5:16-18; Côlô 3:15-17). Tại sao Chúa thích được ngợi khen? Tại sao Ngài muốn chúng ta ngợi khen đến nỗi Chúa thấy thích về chính mình ? Khi chúng ta dâng lời ngợi khen hay cảm tạ, chúng ta không làm cho Đức Chúa Trời vĩ đại hơn hay quyền năng hơn. Khi chúng ta mở miệng cảm tạ Chúa, chúng ta nhớ lại những ân phước mà Ngài dành cho chúng ta và mang chúng ta trở lại một thực tế là dù có lúc chúng ta gặp nguy khốn, ngặt nghèo nhưng bởi sự quan phòng của Chúa, chúng ta đã hay sẽ vượt qua. Cảm tạ Chúa là một thái độ dựa vào kinh nghiệm sống của một Cơ đốc nhân. “Hãy hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa” Ê-phê-sô 5:19
Tác giả sách Hêbơrơ nêu thêm hai cách mà chúng ta có thể thờ phượng Chúa qua những việc làm tốt và chia sẻ phần tài vật cho người của Đức Chúa Trời hay công việc của Đức Chúa Trời. Bản tiếng Việt dùng chữ bố thí để dịch từ tiếng “sharing”. Phao-lô cũng xác nhận những vật do Ê-ba-phô-dích gởi cho ông là “một thứ hương có mùi thơm, tức là một của lễ Đức Chúa Trời đáng nhận và đẹp lòng Ngài” trong lá thư gởi cho HT Phi-líp 5:18.
Một số tín đồ của Chúa xem việc dâng hiến phần mười cho Chúa như là một thứ thuế đóng cho IRS. Họ biết đó là việc phải làm nhưng càng đóng ít càng tốt. Phao-lô nhìn vấn đề khác hơn. Đối với ông việc dâng hiến là một đặc quyền của Cơ đốc nhân (2 Côrinhtô 8:4) và chúng ta nên dâng hiến rộng rãi vì gieo ít thì gặt ít (2 Cô-rinh-tô 9:6).
Khi chúng dâng phần tài chánh cho một công tác hay cho một chương trình của Hội Thánh, Đức Chúa Trời xem đó là một sự thờ phượng Ngài cách thiêng liêng và khen ngợi danh Ngài.
Thờ phượng Chúa bằng những việc làm tốt tức là những hành động giúp đở hay phục vụ anh em mình. Biết điều lành mà không làm thì phạm tội cùng Chúa.
Một số tín đồ của Chúa xem việc dâng hiến phần mười cho Chúa như là một thứ thuế đóng cho IRS. Họ biết đó là việc phải làm nhưng càng đóng ít càng tốt. Phao-lô nhìn vấn đề khác hơn. Đối với ông việc dâng hiến là một đặc quyền của Cơ đốc nhân (2 Côrinhtô 8:4) và chúng ta nên dâng hiến rộng rãi vì gieo ít thì gặt ít (2 Cô-rinh-tô 9:6).
Khi chúng dâng phần tài chánh cho một công tác hay cho một chương trình của Hội Thánh, Đức Chúa Trời xem đó là một sự thờ phượng Ngài cách thiêng liêng và khen ngợi danh Ngài.
Thờ phượng Chúa bằng những việc làm tốt tức là những hành động giúp đở hay phục vụ anh em mình. Biết điều lành mà không làm thì phạm tội cùng Chúa.
THỜ PHƯỢNG LÀ VIỆC BẮT BUỘC
Nhưng việc thờ phượng có phải là một sự bắt buộc hay không?
- Thờ phượng qua hành động dâng của lễ được thi hành rất sớm với A-bên, con của A-đam. Sáng 4:4 ghi: “ A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người”.
- Chúa Jesus nói với Satan: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi . Ma-thi-ơ 4
- Chúa Jesus nói đến sự thờ phượng thật trong Phúc âm Giăng 4:23 như sau: “ Đức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy”.
- và trong Khải Huyền 22:9, vị thiên sứ trên thiên đàng nói với sứ đồ Giăng: “Hãy thờ phượng Đức Chúa Trời!”
Do đó, chúng ta từ khi tin nhận Chúa Jesus, trong chức vụ tế lễ thánh, việc thờ phượng là một trách vụ đương nhiêm, mà còn là một bổn phận được nhắc ngay từ sáng thế ký đến Khải huyền. Việc thờ phượng Chúa là một việc bắt buộc của một Cơ đốc nhân.
AI CÓ THỂ THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI ?
Ví dụ: Trước đây nhiều năm, Mục sư Henry Beecher tại Hội Thánh Plymouth, Brooklyn, NY rất nổi tiếng. Nhiều người đến Hội Thánh vì tò mò muốn thấy mặt ông. Một hôm ông bận việc phải đi vắng. Ông mời em của ông là Mục sư Thomas Beecher đến giảng thế cho ông. Điều này được giữ kín nên khi đến giờ giảng luận, lúc MS em Thomas xuất hiện, có một số người đứng lên có ý muốn ra về. Nhiều người rất buồn lòng với sự ấu trỉ đó của những tín đồ này nên có sự ồn ào trong Hội Thánh. Mục sư em, Thomas bình tĩnh nhỏ nhẹ sau khi ông khoát tay xin giữ yên lặng ứng khẩu: “Tôi xin mời những ai đến đây để thờ phượng Chúa vui lòng ở lại để chúng cùng nhau tôn vinh, cảm tạ và thờ lạy Ngài. Còn quý vị nào đến đây sáng hôm nay để thờ phượng anh tôi là Henry Beecher có thể ra về.”
Chúng ta đến đây vì mục tiêu nào? Thờ phượng Chúa, hay gặp gỡ cho vui ? Thờ phượng Chúa hay sinh hoạt cộng đồng, hội đoàn, thanh niên, trai gái, ăn uống, khoe khoang áo quần ?
ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
“Sẽ đến lúc tất cả nhân loại đều phải quỳ gối mà tôn thờ Đức Chúa Trời” Phi-líp 2:10-11.
Muốn sự thờ phượng của chúng ta được Chúa chấp nhận, chúng ta phải thỏa mãn các điều kiện tiên quyết của Chúa.
ĐIỀU KIỆN 1: Không phải ai ai cũng có thể thờ phượng Đức Chúa Trời cách đẹp lòng Ngài. Nói cách khác, ai ai cũng có thể thờ phượng nhưng không phải ai ai cũng được Ngài nhận sự thờ phượng.
Một người có tội không thể thờ phượng được nhận. Một tội nhân chỉ có thể thờ phượng Satan dù người đó không nhìn nhận. Chúa không nghe lời cầu xin của người này.
Ê-sai 1:11-17
11 Đức Giê-hô-va phán: Muôn vàn của lễ các ngươi nào có can hệ gì đến ta? Ta đã chán chê của lễ thiêu bằng chiên đực và mỡ của bò con mập. Ta chẳng đẹp lòng về huyết của bò đực, chiên con và dê đực đâu. 12 Khi các ngươi đến chầu trước mặt ta, ai khiến các ngươi giày đạp hành lang ta? 13 Thôi, đừng dâng của lễ chay vô ích cho ta nữa! Ta gớm ghét mùi hương, ngày trăng mới, ngày sa-bát cùng sự rao nhóm hội; ta chẳng khứng chịu tội ác hội hiệp nơi lễ trọng thể. 14 Thật, lòng ta ghét những ngày trăng mới và kỳ lễ các ngươi, là nặng nề cho ta, ta lấy làm mệt mà gánh lấy. 15 Vậy nên, khi các ngươi giơ tay, thì ta che mắt khỏi các ngươi. Khi các ngươi cầu nguyện rườm rà, ta chẳng thèm nghe. Tay các ngươi đầy những máu.16 Hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta. Đừng làm dữ nữa. 17 Hãy học làm lành, tìm kiếm sự công bình; hãy đỡ đần kẻ bị hà hiếp, làm công bình cho kẻ mồ côi, binh vực lẽ của người góa bụa.
Muốn sự thờ phượng được Đức Chúa Trời chấp nhận, điều kiện tiên quyết là người đó phải được tái sanh. Giăng 3:6-7, Chúa Jesus nói với Ni-cô-đem “ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. 6 Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần. Ngươi phải sanh lại”.
ĐIỀU KIỆN 2 : Chúng ta phạm tội hàng ngày. Nếu tội lỗi đó không được huyết của Chúa Jesus tẩy xóa, chúng ta không thể thờ phượng Chúa. Câu chuyện Chúa rửa chân cho các môn đồ trong Giăng 13 cho thấy dù đã tắm rồi, tức được tái sanh, các môn đồ cũng cần được rửa chân tượng trưng cho việc tẩy sách tội lỗi hằng ngày.
HỘI THÁNH ĐÁNH MẤT VIÊN NGỌC
Mục sư AW Tozer có lần nói: “ Thờ phượng là viên ngọc châu mà Hội Thánh đã đánh mất” Tại sao ông nói như vậy ?
Thờ phượng dường như là một lãnh vực yếu kém nhất trong nhiều Hội Thánh mặc dù có hội thánh rất tốt trong công tác truyền đạo, sinh hoạt thanh niên hay dạy dỗ Kinh Thánh hay làm công tác xã hội. Có Hội thánh năng động thu hút nhiều tín đồ nhưng chỉ có hình thức và số lượng vì sự thờ phượng của họ không khác gì với một Hội đoàn với sinh hoạt nam nữ hay văn nghệ vui chơi. Rất nhiều chương trình thờ phượng không có chiều sâu và tín hữu tham dự buổi thờ phượng không cảm thấy rõ rệt sự hiện diện đáng kinh sợ vì sự uy nghiêm của Chúa.
Quý vị thử nghĩ một chương trình thờ phượng được vạch ra cẩn thận nhưng không thực hiện nghiêm chỉnh, cẩu thả với người điều khiển không nghiên cứu trước, không cầu nguyện trước, Kinh Thánh không được đọc trước, bản nhạc không đưọc chuẩn bị trước để rồi không khí thờ phượng trở nên một buổi tập dợt. Chúng ta không dành thì giờ để chuẩn bị buổi ra mắt Đức Chúa Trời. Bảng phân công hàng tuần không được người trong cuộc ngó ngàng đến nên không ai chuẩn bị trước vai trò của mình để việc thi hành được chu đáo.
KẾT LUẬN
Không có gì có thể thay thế hay quý báu hơn thì giờ ở trong sự hiện diện của Chúa để chiêm ngưởng uy nghiêm và vinh quang của Ngài. Chúa cứu chúng ta chính là để chúng ta tôn vinh thờ lạy Ngài. Phục vụ là một cách thờ phượng và thờ phượng bao gồm nhiều công việc của thầy tế lễ trong đó có làm việc tốt và bố thí cho kẻ nghèo.Đừng nghĩ rằng có thể bận rộn với công tác nhà Chúa mà bê trễ việc thờ phượng.
Không có công việc nào có kết quả nếu chúng ta không có kỷ luật bản thân.
Nếu hiểu rằng việc thờ phượng là một công việc quan trọng, một nhiệm vụ bắt buộc của một cơ đốc nhân, chúng ta phải có kỷ luật ép buộc bản thân mình tuân giữ việc thờ phượng Chúa. Đừng quá chú tâm đến ngoại cảnh như thay đổi màu mè của tờ chương trình, các bản thánh ca mà tập trung vào sự làm việc của Thánh Linh trong cuộc sống của mình. Khi quý vị khao khát được thấy Chúa, quý vị sẽ khao khát sự thờ phượng.
Không có thì giờ để thờ phượng Chúa là một khiếm khuyết vô cùng lớn lao trước mặt Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng muốn được loài người thờ phượng, tôn vinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét