HAI ĐIỀU RĂN LỚN HƠN CẢ
LUẬT SỐNG
Mathiơ 22: 34-40
LUẬT SỐNG
Mathiơ 22: 34-40
Người Pha-ri-si nghe nói Đức Chúa Jêsus đã làm cho bọn Sa-đu-sê cứng miệng, thì nhóm hiệp nhau lại. 35 Có một thầy dạy luật trong bọn họ hỏi câu nầy để thử Ngài: 36 Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết? 37 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. 38 Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. 39 Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. 40 Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.
MỞ ĐẦU - CHƯƠNG 21
Đọc đoạn 21 sách Mathiơ chúng ta thấy Chúa Jesus phê bình những người lãnh đạo giả hình của Chính thống giáo Do Thái. Trong thí dụ về hai người con trai, họ là hình ảnh đứa con bất hiếu không làm theo ý cha. Trong ví dụ về người trồng nho, họ là những người trồng nho gian ác. Trong ví dụ về tiệc cưới của con vua, họ là những kẻ từ chối lời mời.
CHƯƠNG 22
Do đó, bắt đầu đoạn 22, “ Bấy giờ người Pha-ri-si đi ra bàn luận với nhau để kiếm cách phục thù, bắt lỗi Chúa Jesus” để trả đòn tấn công của Chúa Jesus
Ma-thi-ơ được Thánh Linh hướng dẫn đã bắt đầu hai thách đố để thử Chúa Jesus hầu làm mất uy tín của Ngài.
1. Trước hết, nhóm đạo sĩ cùng với nhóm của vua Hê-rốt thách thức về thái độ chính trị : có nên nộp thuế cho Sê-sa hay không? Đây là một câu hỏi gài bẫy. Câu trả lời nên hay không nên nộp thuế cho Sê-sa cũng gây khó khăn cho Chúa Jesus. Nếu trả lời là nên đóng thuế thì dân chúng sẽ không vui lòng , cho rằng Chúa hợp tác với kẻ thù của Do Thái và phạm tín ngưỡng vì đối với họ chỉ có Đức Chúa Trời là vua duy nhất và có quyền thu thuế mà thôi. Còn trả lời không nên đóng thuế thì Chúa Jesus phạm tội với luật pháp La-mã vì xúi dân chống chính quyền La-mã.
Chúa trả lời : “Hãy trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời.” Chúa Jesus nói đến hai bổn phận của một công dân : đối với chính quyền đang sống và đối với Đức Chúa Trời. Không thể nào làm mọt công dân tốt ở thiên đàng mà lại là một công dân thiếu bổn phận ở thế gian và ngược lại .Câu trả lời tuyệt vời của Chúa Jesus đã làm cho bọn Pha-ri-si cùng với nhóm của vua Hê-rốt cứng miệng, bỡ ngở bỏ đi.
2. Lần thứ hai, sự thử thách từ phe Sa-đu-sê. Người Sa-đu-xê là tầng lớp cai trị, giàu có. Những thầy Tế lễ cả là người của phái Sa-đu-sê. Họ cộng tác với chính quyền La-mã và có thẩm quyền về Ngũ Kinh và Môi se. Họ trách nhiệm trả lời về các nghi vấn đó. Họ không tin có sự sống lại của người chết. Phe Sa-đu-sê thử Chúa về vấn đề thần học này, về sự sống sau khi chết. Ngài trả lời căn cứ vào Kinh Thánh về sự sống lại từ kẻ chết. Câu trả lời của Chúa Jesus làm cho bọn Sa-đu-sê ngạc nhiên, chịu thua
3. Lần thứ ba này do bọn Pha-ri-si hỏi : “Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?”
Sau khi hỏi về chính trị, đến câu hỏi về Thần Học, bây giờ họ chuyển sang luật. Cách tường thuật của Ma-thi-ơ như thể là sau đó nhóm Pha-ri-si, tức là nhóm các đạo sĩ nhảy vào giáng thêm một đòn tấn công mới vào Chúa Jesus. Nhưng theo Mác thì người Pha-ri-si hỏi Chúa Jesus với sự cảm kích, thỏa dạ sau khi nghe bọn Sa-đu-sê đã bị Chúa Jesus khóa cứng miệng. Hai nhóm này không ưa nhau và khác nhau về nhiều quan điểm thần học.
Trong khoa học, khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội, hình như có một định luật bất di bất dịch chi phối vũ trụ. Các Giáo Thuyết Cơ đốc lắm lúc tỏ ra phức tạp và khó hiểu. Thật may mắn cho chúng ta vì Chúa Jesus ban cho chúng ta điều bất di bất dịch đó như là một chìa khóa để hiểu lời dạy dỗ của Ngài. Và May mắn thật, Ngài đã ban cho điều đó.
LUẬT PHÁP THỜI ĐÓ
Khi quan sát sử luật của Do Thái vào thời đó , người ta tìm thấy nhiều Ra-bi đã ghi rằng họ có 613 luật phải tuân theo. Con số 613 này cũng là một con số đang tranh luận vì nhiều người chưa đồng ý với con số này. Nhưng con số 613 điều luật là số luật mà dân Do Thái tuân giữ trong thời kỳ Chúa Jesus đang thi hành chức vụ của Ngài.
Sở dĩ có 613 luật vì theo tiếng Hê-bơ-rơ, 10 điều răn của Đức Chúa Trời gồm có 613 chữ. Họ chia 613 điều răn đó làm hai phần
- 248 luật khẳng định về 248 bộ phận trên thân thể con người
- 365 luật phủ định (tức là những điều không được làm) cho mỗi ngày trong một năm
Rồi họ cũng chia 613 luật đó làm hai loại : Trọng luật và khinh luật. Điều nào là trọng, điều nào là kinh là một đề tài nóng bỏng để tranh luận với nhau. Các học giả về luật tranh cãi nhau điều luật nào lớn hơn hết, quan trọng hơn hết trong các điều luật. Đó là tình hình luật pháp mà câu chuyện này xảy ra.
CÂU HỎI CỦA CÁC ĐẠO SĨ
“ Thưa thầy trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?”
Họ nghĩ rằng Chúa Jesus sẽ chọn một trong 613 điều luật và họ có cơ hội để công kích Chúa. Trước câu hỏi hóc búa này, lần nữa Chúa trả lời thật tuyệt diệu.
CÂU TRẢ LỜI CỦA CHÚA JESUS
Ngài chỉ cho họ luật bất di bất dịch trong Phục Truyền 6:5 rằng : “ Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai, Chúa Jesus dùng một phần trong sách Lê-vi-ký 19:18 : “ Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình: Ta là Đức Giê-hô-va.” Rồi Chúa kết luận : “ Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.”
Chúa Jesus đã trả lời trái với sự dự đoán của các đạo sĩ Do Thái. Ngài trích những câu của Môi-se trong Ngũ Kinh và nhất là những câu kinh quen thuộc vì đó là những bài học vỡ lòng cho người Do Thái nhất là các em.
ĐIỀU RĂN LỚN HƠN HẾT
Các câu kinh văn trong sách Phục Truyền 6:4-9 và 11:13-21 được gọi là bản tuyên ngôn của Do Thái giáo được đọc trong các giờ thờ phượng của họ. Khi đọc sách giải kinh quý vị đọc thấy chữ “shema” thì phải hiểu là họ nói đến các câu kinh văn này. Các câu này còn được chép trong các thẻ bài là những hộp nhỏ bằng da để đeo trước ngực hay trước cửa nhà. Trong Ma-thi-ơ 23:5 Chúa Jesus có nhắc các ông giáo luật, đạo sĩ giả hình đeo thẻ bài trước ngực cho người ta thấy nghĩa là họ đeo các câu Kinh văn trong Phục Truyền đoạn 6.
“ Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi”
Trong điều răn này, chúng ta thấy tấm lòng, linh hồn và ý chí là ba yếu tố phối hợp nhau để phát hiện sự yêu mến. Tấm lòng của chúng ta là mối xúc cảm và sự ham muốn. Tấm lòng là cái cảm giác phát xuất từ bên trong con người sẽ cùng với ý chí và linh hồn để thực sự yêu mến Đức Chúa Trời
Đây là một tình yêu trọn vẹn, chế ngự sự cảm xúc. Đây là một thứ tình yên hướng dẫn tư tưởng con người và là một thứ tình yêu làm động lực cho mọi hành động của con người. Lòng tin Chúa bắt đầu bằng tình yêu, phó thác hoàn toàn đời sống mình cho Đức Chúa Trời.
TÌNH YÊU LÀ GÌ?
Câu trả lời của Chúa Jesus qua điều răn thứ nhất dạy rằng tất cả bổn phận của con người được tóm lại trong một chữ: “Yêu thương”. Tình yêu trong Phục Truyền 6:5 và trong câu trả lời của Chúa Jesus là thứ tình yêu vô điều kiện, trong sáng nhất, thuần khiết nhất và cao quí nhất.
Yêu là thứ tình cảm thi vị nhất mà cũng rắc rối nhất. Nó bao la như biển tình, nhưng cũng có khi nó ích kỷ, không rộng hơn bàn tay. Yêu phải có đối tượng. Ở đây đối tượng yêu là Đức Chúa Trời và người lân cận.
Mọi tình cảnh không biết phát xuất từ đâu nhưng tình yêu thi phát xuất từ con tim. Ở đây, tình yêu phát xuất không những từ trái tim – là tấm lòng, từ tâm hồn và ý chí nữa, và mức độ yêu phải là “hết” có nghĩa là tất cả, toàn thể con tim, toàn thề khối óc và toàn thể tâm hồn.
Phần lớn Cơ đốc nhân yêu mến Chúa bằng cảm xúc.
Khi Chúa ban phước hạnh, buôn may bán đắt, làm ăn thịnh vượng, bình an khẻo mạnh, con cái ăn học thành đạt thì yêu mến Chúa. Khi rủi ro xảy đến, sở nguyện không đạt, đau yếu xảy ra, buôn bán lỗ lã thì không còn yêu Chúa và có khi còn trách Chúa và bỏ Chúa.
Tình yêu mến Chúa mà điều răn lớn hơn hết là yêu Chúa lúc được dắt vào “đồng cỏ xanh tươi” hay “mé nước bình tịnh” và ngay cả lúc đi “trong trũng bóng chết” đều một dạ yêu Chúa.
CÂU CHUYỆN VỀ YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN
Có một em bé hỏi cha nó:
- Thưa cha, Chúa yêu con như thế nào?
- Chúa yêu chúng ta vô điều kiện ! Đứa bé suy nghĩ rồi hỏi tiếp:
- Yêu vô điều kiện là cái gì ?
- Con có biết hai đứa bé ở bên kia đường không? Chúng nó có con chó con rất đẹp mà ai đó cho chúng nó hồi Giáng sinh năm ngoái. Con thấy chúng nó thường lấy cây đánh con chó, đôi khi còn lấy đá ném vào con chó và lấy chân đá con chó không? Vậy mà con chó đó vẫn thương hai đứa bé đó. Mỗi khi hai đứa nó đi học về nhà, con chó đều chạy ra mừng rỡ ngoắt đuôi chào đón hai đứa nó. Con chó đáng lẽ phải tránh xa hai đứa bé, không phải yêu thương mừng rỡ khi gặp hai đứa bé nhưng nó yêu hai đứa bé vô điều kiện. Chúa yêu con vô điều kiện. Loài người ném đá vào Chúa Jesus. Đánh gậy vào thân Chúa Jesus rồi đóng đinh Ngài nhưng Ngài vẫn thương loài người.”
ĐÁP ỨNG TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Điều răn này được gọi là lớn hơn hết vì nó thu gọn sự đáp ứng của nhân loại về tình yêu vĩ đại của Đức Chúa Trời qua Giăng 3 :16. Ngài yêu thương thế gian vô điều kiện dù Ngài là Đấng ghét tội lỗi mà nhân loại là tội lỗi xấu xa, gian ác, tham lam và bội nghịch cùng Ngài.
Đó là tình yêu mà Chúa Jesus dạy chúng ta yêu Đức Chúa Trời như chính Ngài đã yêu chúng ta.
ĐIỀU RĂN THỨ HAI - KẾT QUẢ CỦA ĐIỀU RĂN #1
Hậu quả đương nhiên của luật Kính yêu Đức Chúa Trời là yêu kẻ lân cận như mình
Điều răn thứ hai không phải là một định luật bất di bất dịch nhưng là hậu quả đương nhiên của điều răn lới hơn hết. Tình yêu đối với Đức Chúa Trời phải được phát huy trong tình yêu đối với con người.
Cách duy nhất người ta có thể chứng minh lòng kính yêu Đức Chúa Trời là người đó phải yêu thương đồng loại của mình.
Điều đáng chú ý là thứ tự của hai điều răn lớn nhất này. Trước hết là yêu mến Chúa rồi mới đến con người. Chỉ khi nào chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời, chúng ta mới thấy kẻ khác đáng yêu.
Kinh Thánh không nói con người là tập hợp của các chất hoá học vô tri hay là từ những con vật như khỉ, đười ươi mà là con người được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Vì thế khi đã yêu Đức Chúa Trời, người đó sẽ yêu mến con người.
Nếu không có tình yêu của Đức Chúa Trời,
- chúng ta có thể giận dữ khi không cảm hóa được người khác.
- Chúng ta cũng sẽ bi quan vì không hoán cải được con người.
- Chúng ta có thể sẽ bỏ cuộc, chai lì khi thấy loài người quá máy móc hay quá thành kiến với Đức Chúa Trời.
“Yêu người lân cận” phải được đặt trên nền tảng tình yêu Đức Chúa Trời. Yêu thương người khác không phải bằng một thứ tình cảm mơ hồ, nhưng bằng thái độ tích cực, dấn thân trọn vẹn trong tinh thần tận hiến đối với Chúa và nhiệt thành phục vụ tha nhân.
CA DAO VIỆT NAM
Ca dao VN có câu: “Bà con xa không bằng láng giềng gần” là nói về sự hữu dụng của người lân cận, ăn ở làm sao để khi “tối lửa tắt đèn” ới một tiếng là có người đến giúp. Nhưng “yêu” thì không cần thiết so tính thiệt hơn như vậy.
Thật ra “yêu người lân cận” khó hơn vì ca dao có câu : “Ở xa mỏi chân, ở gần mỏi miệng:” Mỏi miệng vì gây gỗ, chửi bới nhau. Đó không phải là yêu mà là nếp sống theo thói thường
SO CHIẾU VỚI 10 ĐIỀU RĂN
Mười điều răn của Đức Chúa Trời ban cho dân sự Ngài có 4 điều liên quan đến Đức Chúa Trời và 6 điều liên quan đến con người. Trong 6 điều này có 2 điều nói vể người lân cận.
- “ Chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận” và
- “ chớ tham nhà , tham vợ hoặc tôi tớ bò lừa của kẻ lân cận”
Không những phải yêu người lân cận mà cũng không được hại người lân cận.
MỞ ĐẦU - CHƯƠNG 21
Đọc đoạn 21 sách Mathiơ chúng ta thấy Chúa Jesus phê bình những người lãnh đạo giả hình của Chính thống giáo Do Thái. Trong thí dụ về hai người con trai, họ là hình ảnh đứa con bất hiếu không làm theo ý cha. Trong ví dụ về người trồng nho, họ là những người trồng nho gian ác. Trong ví dụ về tiệc cưới của con vua, họ là những kẻ từ chối lời mời.
CHƯƠNG 22
Do đó, bắt đầu đoạn 22, “ Bấy giờ người Pha-ri-si đi ra bàn luận với nhau để kiếm cách phục thù, bắt lỗi Chúa Jesus” để trả đòn tấn công của Chúa Jesus
Ma-thi-ơ được Thánh Linh hướng dẫn đã bắt đầu hai thách đố để thử Chúa Jesus hầu làm mất uy tín của Ngài.
1. Trước hết, nhóm đạo sĩ cùng với nhóm của vua Hê-rốt thách thức về thái độ chính trị : có nên nộp thuế cho Sê-sa hay không? Đây là một câu hỏi gài bẫy. Câu trả lời nên hay không nên nộp thuế cho Sê-sa cũng gây khó khăn cho Chúa Jesus. Nếu trả lời là nên đóng thuế thì dân chúng sẽ không vui lòng , cho rằng Chúa hợp tác với kẻ thù của Do Thái và phạm tín ngưỡng vì đối với họ chỉ có Đức Chúa Trời là vua duy nhất và có quyền thu thuế mà thôi. Còn trả lời không nên đóng thuế thì Chúa Jesus phạm tội với luật pháp La-mã vì xúi dân chống chính quyền La-mã.
Chúa trả lời : “Hãy trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời.” Chúa Jesus nói đến hai bổn phận của một công dân : đối với chính quyền đang sống và đối với Đức Chúa Trời. Không thể nào làm mọt công dân tốt ở thiên đàng mà lại là một công dân thiếu bổn phận ở thế gian và ngược lại .Câu trả lời tuyệt vời của Chúa Jesus đã làm cho bọn Pha-ri-si cùng với nhóm của vua Hê-rốt cứng miệng, bỡ ngở bỏ đi.
2. Lần thứ hai, sự thử thách từ phe Sa-đu-sê. Người Sa-đu-xê là tầng lớp cai trị, giàu có. Những thầy Tế lễ cả là người của phái Sa-đu-sê. Họ cộng tác với chính quyền La-mã và có thẩm quyền về Ngũ Kinh và Môi se. Họ trách nhiệm trả lời về các nghi vấn đó. Họ không tin có sự sống lại của người chết. Phe Sa-đu-sê thử Chúa về vấn đề thần học này, về sự sống sau khi chết. Ngài trả lời căn cứ vào Kinh Thánh về sự sống lại từ kẻ chết. Câu trả lời của Chúa Jesus làm cho bọn Sa-đu-sê ngạc nhiên, chịu thua
3. Lần thứ ba này do bọn Pha-ri-si hỏi : “Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?”
Sau khi hỏi về chính trị, đến câu hỏi về Thần Học, bây giờ họ chuyển sang luật. Cách tường thuật của Ma-thi-ơ như thể là sau đó nhóm Pha-ri-si, tức là nhóm các đạo sĩ nhảy vào giáng thêm một đòn tấn công mới vào Chúa Jesus. Nhưng theo Mác thì người Pha-ri-si hỏi Chúa Jesus với sự cảm kích, thỏa dạ sau khi nghe bọn Sa-đu-sê đã bị Chúa Jesus khóa cứng miệng. Hai nhóm này không ưa nhau và khác nhau về nhiều quan điểm thần học.
Trong khoa học, khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội, hình như có một định luật bất di bất dịch chi phối vũ trụ. Các Giáo Thuyết Cơ đốc lắm lúc tỏ ra phức tạp và khó hiểu. Thật may mắn cho chúng ta vì Chúa Jesus ban cho chúng ta điều bất di bất dịch đó như là một chìa khóa để hiểu lời dạy dỗ của Ngài. Và May mắn thật, Ngài đã ban cho điều đó.
LUẬT PHÁP THỜI ĐÓ
Khi quan sát sử luật của Do Thái vào thời đó , người ta tìm thấy nhiều Ra-bi đã ghi rằng họ có 613 luật phải tuân theo. Con số 613 này cũng là một con số đang tranh luận vì nhiều người chưa đồng ý với con số này. Nhưng con số 613 điều luật là số luật mà dân Do Thái tuân giữ trong thời kỳ Chúa Jesus đang thi hành chức vụ của Ngài.
Sở dĩ có 613 luật vì theo tiếng Hê-bơ-rơ, 10 điều răn của Đức Chúa Trời gồm có 613 chữ. Họ chia 613 điều răn đó làm hai phần
- 248 luật khẳng định về 248 bộ phận trên thân thể con người
- 365 luật phủ định (tức là những điều không được làm) cho mỗi ngày trong một năm
Rồi họ cũng chia 613 luật đó làm hai loại : Trọng luật và khinh luật. Điều nào là trọng, điều nào là kinh là một đề tài nóng bỏng để tranh luận với nhau. Các học giả về luật tranh cãi nhau điều luật nào lớn hơn hết, quan trọng hơn hết trong các điều luật. Đó là tình hình luật pháp mà câu chuyện này xảy ra.
CÂU HỎI CỦA CÁC ĐẠO SĨ
“ Thưa thầy trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?”
Họ nghĩ rằng Chúa Jesus sẽ chọn một trong 613 điều luật và họ có cơ hội để công kích Chúa. Trước câu hỏi hóc búa này, lần nữa Chúa trả lời thật tuyệt diệu.
CÂU TRẢ LỜI CỦA CHÚA JESUS
Ngài chỉ cho họ luật bất di bất dịch trong Phục Truyền 6:5 rằng : “ Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai, Chúa Jesus dùng một phần trong sách Lê-vi-ký 19:18 : “ Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình: Ta là Đức Giê-hô-va.” Rồi Chúa kết luận : “ Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.”
Chúa Jesus đã trả lời trái với sự dự đoán của các đạo sĩ Do Thái. Ngài trích những câu của Môi-se trong Ngũ Kinh và nhất là những câu kinh quen thuộc vì đó là những bài học vỡ lòng cho người Do Thái nhất là các em.
ĐIỀU RĂN LỚN HƠN HẾT
Các câu kinh văn trong sách Phục Truyền 6:4-9 và 11:13-21 được gọi là bản tuyên ngôn của Do Thái giáo được đọc trong các giờ thờ phượng của họ. Khi đọc sách giải kinh quý vị đọc thấy chữ “shema” thì phải hiểu là họ nói đến các câu kinh văn này. Các câu này còn được chép trong các thẻ bài là những hộp nhỏ bằng da để đeo trước ngực hay trước cửa nhà. Trong Ma-thi-ơ 23:5 Chúa Jesus có nhắc các ông giáo luật, đạo sĩ giả hình đeo thẻ bài trước ngực cho người ta thấy nghĩa là họ đeo các câu Kinh văn trong Phục Truyền đoạn 6.
“ Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi”
Trong điều răn này, chúng ta thấy tấm lòng, linh hồn và ý chí là ba yếu tố phối hợp nhau để phát hiện sự yêu mến. Tấm lòng của chúng ta là mối xúc cảm và sự ham muốn. Tấm lòng là cái cảm giác phát xuất từ bên trong con người sẽ cùng với ý chí và linh hồn để thực sự yêu mến Đức Chúa Trời
Đây là một tình yêu trọn vẹn, chế ngự sự cảm xúc. Đây là một thứ tình yên hướng dẫn tư tưởng con người và là một thứ tình yêu làm động lực cho mọi hành động của con người. Lòng tin Chúa bắt đầu bằng tình yêu, phó thác hoàn toàn đời sống mình cho Đức Chúa Trời.
TÌNH YÊU LÀ GÌ?
Câu trả lời của Chúa Jesus qua điều răn thứ nhất dạy rằng tất cả bổn phận của con người được tóm lại trong một chữ: “Yêu thương”. Tình yêu trong Phục Truyền 6:5 và trong câu trả lời của Chúa Jesus là thứ tình yêu vô điều kiện, trong sáng nhất, thuần khiết nhất và cao quí nhất.
Yêu là thứ tình cảm thi vị nhất mà cũng rắc rối nhất. Nó bao la như biển tình, nhưng cũng có khi nó ích kỷ, không rộng hơn bàn tay. Yêu phải có đối tượng. Ở đây đối tượng yêu là Đức Chúa Trời và người lân cận.
Mọi tình cảnh không biết phát xuất từ đâu nhưng tình yêu thi phát xuất từ con tim. Ở đây, tình yêu phát xuất không những từ trái tim – là tấm lòng, từ tâm hồn và ý chí nữa, và mức độ yêu phải là “hết” có nghĩa là tất cả, toàn thể con tim, toàn thề khối óc và toàn thể tâm hồn.
Phần lớn Cơ đốc nhân yêu mến Chúa bằng cảm xúc.
Khi Chúa ban phước hạnh, buôn may bán đắt, làm ăn thịnh vượng, bình an khẻo mạnh, con cái ăn học thành đạt thì yêu mến Chúa. Khi rủi ro xảy đến, sở nguyện không đạt, đau yếu xảy ra, buôn bán lỗ lã thì không còn yêu Chúa và có khi còn trách Chúa và bỏ Chúa.
Tình yêu mến Chúa mà điều răn lớn hơn hết là yêu Chúa lúc được dắt vào “đồng cỏ xanh tươi” hay “mé nước bình tịnh” và ngay cả lúc đi “trong trũng bóng chết” đều một dạ yêu Chúa.
CÂU CHUYỆN VỀ YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN
Có một em bé hỏi cha nó:
- Thưa cha, Chúa yêu con như thế nào?
- Chúa yêu chúng ta vô điều kiện ! Đứa bé suy nghĩ rồi hỏi tiếp:
- Yêu vô điều kiện là cái gì ?
- Con có biết hai đứa bé ở bên kia đường không? Chúng nó có con chó con rất đẹp mà ai đó cho chúng nó hồi Giáng sinh năm ngoái. Con thấy chúng nó thường lấy cây đánh con chó, đôi khi còn lấy đá ném vào con chó và lấy chân đá con chó không? Vậy mà con chó đó vẫn thương hai đứa bé đó. Mỗi khi hai đứa nó đi học về nhà, con chó đều chạy ra mừng rỡ ngoắt đuôi chào đón hai đứa nó. Con chó đáng lẽ phải tránh xa hai đứa bé, không phải yêu thương mừng rỡ khi gặp hai đứa bé nhưng nó yêu hai đứa bé vô điều kiện. Chúa yêu con vô điều kiện. Loài người ném đá vào Chúa Jesus. Đánh gậy vào thân Chúa Jesus rồi đóng đinh Ngài nhưng Ngài vẫn thương loài người.”
ĐÁP ỨNG TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Điều răn này được gọi là lớn hơn hết vì nó thu gọn sự đáp ứng của nhân loại về tình yêu vĩ đại của Đức Chúa Trời qua Giăng 3 :16. Ngài yêu thương thế gian vô điều kiện dù Ngài là Đấng ghét tội lỗi mà nhân loại là tội lỗi xấu xa, gian ác, tham lam và bội nghịch cùng Ngài.
Đó là tình yêu mà Chúa Jesus dạy chúng ta yêu Đức Chúa Trời như chính Ngài đã yêu chúng ta.
ĐIỀU RĂN THỨ HAI - KẾT QUẢ CỦA ĐIỀU RĂN #1
Hậu quả đương nhiên của luật Kính yêu Đức Chúa Trời là yêu kẻ lân cận như mình
Điều răn thứ hai không phải là một định luật bất di bất dịch nhưng là hậu quả đương nhiên của điều răn lới hơn hết. Tình yêu đối với Đức Chúa Trời phải được phát huy trong tình yêu đối với con người.
Cách duy nhất người ta có thể chứng minh lòng kính yêu Đức Chúa Trời là người đó phải yêu thương đồng loại của mình.
Điều đáng chú ý là thứ tự của hai điều răn lớn nhất này. Trước hết là yêu mến Chúa rồi mới đến con người. Chỉ khi nào chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời, chúng ta mới thấy kẻ khác đáng yêu.
Kinh Thánh không nói con người là tập hợp của các chất hoá học vô tri hay là từ những con vật như khỉ, đười ươi mà là con người được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Vì thế khi đã yêu Đức Chúa Trời, người đó sẽ yêu mến con người.
Nếu không có tình yêu của Đức Chúa Trời,
- chúng ta có thể giận dữ khi không cảm hóa được người khác.
- Chúng ta cũng sẽ bi quan vì không hoán cải được con người.
- Chúng ta có thể sẽ bỏ cuộc, chai lì khi thấy loài người quá máy móc hay quá thành kiến với Đức Chúa Trời.
“Yêu người lân cận” phải được đặt trên nền tảng tình yêu Đức Chúa Trời. Yêu thương người khác không phải bằng một thứ tình cảm mơ hồ, nhưng bằng thái độ tích cực, dấn thân trọn vẹn trong tinh thần tận hiến đối với Chúa và nhiệt thành phục vụ tha nhân.
CA DAO VIỆT NAM
Ca dao VN có câu: “Bà con xa không bằng láng giềng gần” là nói về sự hữu dụng của người lân cận, ăn ở làm sao để khi “tối lửa tắt đèn” ới một tiếng là có người đến giúp. Nhưng “yêu” thì không cần thiết so tính thiệt hơn như vậy.
Thật ra “yêu người lân cận” khó hơn vì ca dao có câu : “Ở xa mỏi chân, ở gần mỏi miệng:” Mỏi miệng vì gây gỗ, chửi bới nhau. Đó không phải là yêu mà là nếp sống theo thói thường
SO CHIẾU VỚI 10 ĐIỀU RĂN
Mười điều răn của Đức Chúa Trời ban cho dân sự Ngài có 4 điều liên quan đến Đức Chúa Trời và 6 điều liên quan đến con người. Trong 6 điều này có 2 điều nói vể người lân cận.
- “ Chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận” và
- “ chớ tham nhà , tham vợ hoặc tôi tớ bò lừa của kẻ lân cận”
Không những phải yêu người lân cận mà cũng không được hại người lân cận.
- Vua A-háp tham vườn nho của người lân cận Na-bốt và hoàng hậu Giê-sa-bên đã tìm cách giết Na-bốt để thõa lòng vua ( I Cac Vua 21).
- Vua Đa-vít tham vợ của người lân cận là U-ri nên tìm cách giết U-ri mà đoạt vợ người lân cận.
Ngày xưa người lân cận là người ở gần nhưng không thuộc về gia đình mình. Bây giờ với thế giới tiến bộ, kỹ thuật truyền thông đã thu hẹp thế giới lại nên người lân cận chính là một đệ tam nhân, một người khác, là mọi người. “Hãy yêu người” .
Trong câu chuyện người Sa-ma-ri nhơn lành, người lân cận là người mà chúng ta có cơ hội tiếp xúc và cơ hội giúp đở.
Hôm nay, tôi xin trình bày một cơ hội để chúng ta bày tỏ tình yêu người như điều răn lớn thứ hai. Một người lân cận mà chúng ta phải yêu nếu chúng ta muốn vâng lời Chúa Jesus.
- Vua Đa-vít tham vợ của người lân cận là U-ri nên tìm cách giết U-ri mà đoạt vợ người lân cận.
Ngày xưa người lân cận là người ở gần nhưng không thuộc về gia đình mình. Bây giờ với thế giới tiến bộ, kỹ thuật truyền thông đã thu hẹp thế giới lại nên người lân cận chính là một đệ tam nhân, một người khác, là mọi người. “Hãy yêu người” .
Trong câu chuyện người Sa-ma-ri nhơn lành, người lân cận là người mà chúng ta có cơ hội tiếp xúc và cơ hội giúp đở.
Hôm nay, tôi xin trình bày một cơ hội để chúng ta bày tỏ tình yêu người như điều răn lớn thứ hai. Một người lân cận mà chúng ta phải yêu nếu chúng ta muốn vâng lời Chúa Jesus.
VÀI CON SỐ THỐNG KÊ
Tôi xin đưa ra vài con số để chúng ta cùng cảm tạ Chúa và cơ hội để chúng ta bày tỏ lòng yêu người của một Cơ-đốc nhân.
1. Hiện nay, thế giới khoảng 3 tỷ người kiếm ít hơn $2 đô la một ngày. Hai đô la một ngày là mức sống tối thiểu. Người có lợi tức dưới mức này, theo Liên Hiệp quốc, người đó sẽ lâm vào tình trạng thiếu ăn, thiếu nước, thiếu mặc và thiếu thuốc men, vệ sinh. Và sẽ trở thành đói kém trong một thời gian ngắn.
2. Thế giới có khoảng 820 triệu người đói và hàng năm có khoảng 10 triệu người chết vì đói. Phân nữa con số này là trẻ em. Nếu quý vị là những cựu tù cải tạo, quý vị biết thế nào là đói và chết vì đói.
3. Theo UNICEF, cơ quan của Liên Hiệp quốc cứu trợ trẻ em thì mỗi ngày có từ 26,500 đến 30,000 trẻ em chết vì thiếu ăn. Các em chết yên lặng tại các làng nghèo nhất thế giới xa cách đô thị xa hoa và lương tâm của thế giới. Cứ mỗi 3 giây, một em bé qua đời vì thiếu ăn. Chúng ta thờ phượng Chúa kéo dài từ 3:30 đến 5:00 là 90 phút tức là có 1,800 em bé đã chết vì đói.
4. Ngoài ra, các em còn chết vì nhiều nguyên nhân khác như mỗi năm :
- 1.8 triệu trẻ em chết vì bịnh dịch tả.
- 1.4 triệu chết vì thiếu nước uống,
- 2.2 triệu trẻ em chết vì không thuốc chích ngừa.
- 15 triệu trẻ em cô nhi vì cha mẹ chết bời bịch AIDS
- 1.8 triệu trẻ em chết vì bịnh dịch tả.
- 1.4 triệu chết vì thiếu nước uống,
- 2.2 triệu trẻ em chết vì không thuốc chích ngừa.
- 15 triệu trẻ em cô nhi vì cha mẹ chết bời bịch AIDS
5. Trong năm 2003, 10.6 triệu trẻ em chết dưới 5 tuổi ( con số này bằng số trẻ em sinh sống tại Pháp, Đức, Hy Lạp và Ý)
CHI TIÊU CỦA THẾ GIỚI
Trong khi đó thì
Hoa kỳ 8 tỷ cho sắc đẹp
Pháp 11 tỷ cho Ice cream
Hoa kỳ 12 tỷ cho dầu thơm
Hoa kỳ 17 tỷ cho thức ăn chó mèo
Nhật bản 35 tỷ cho các thú vui
Âu châu 50 tỷ cho thuốc lá
Âu châu 105 tỷ cho rượu
Thế giới 400 tỷ cho cần sa ma túy
Thế giới 780 tỷ cho vũ khí
Trong khi đó thì
Hoa kỳ 8 tỷ cho sắc đẹp
Pháp 11 tỷ cho Ice cream
Hoa kỳ 12 tỷ cho dầu thơm
Hoa kỳ 17 tỷ cho thức ăn chó mèo
Nhật bản 35 tỷ cho các thú vui
Âu châu 50 tỷ cho thuốc lá
Âu châu 105 tỷ cho rượu
Thế giới 400 tỷ cho cần sa ma túy
Thế giới 780 tỷ cho vũ khí
KÊU GỌI
“Hãy yêu người lân cận” và hơn thế nữa Phục Truyền 15:10-11 , Môi se căn dặn : “Ngươi phải giúp cho người, chớ cho mà có lòng tiếc; vì tại cớ ấy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban phước cho mọi công việc của ngươi, và mọi điều ngươi đặt tay vào mà làm. 11 Vì sẽ có kẻ nghèo trong xứ luôn luôn, nên ta mới dặn biểu ngươi mà rằng: Khá sè tay mình ra cho anh em bị âu lo và nghèo khó ở trong xứ ngươi.”
“Hãy yêu người lân cận” và hơn thế nữa Phục Truyền 15:10-11 , Môi se căn dặn : “Ngươi phải giúp cho người, chớ cho mà có lòng tiếc; vì tại cớ ấy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban phước cho mọi công việc của ngươi, và mọi điều ngươi đặt tay vào mà làm. 11 Vì sẽ có kẻ nghèo trong xứ luôn luôn, nên ta mới dặn biểu ngươi mà rằng: Khá sè tay mình ra cho anh em bị âu lo và nghèo khó ở trong xứ ngươi.”
Hãy yêu các trẻ em đang thiếu ăn trên khắp thế giới. Hãy sè bàn tay mình ra mà cứu giúp các em bé đang thiếu ăn và sắp chết. Mỗi phút có 20 em bé qua đời vì thiếu ăn.
Hãy ban tình yêu cho các em này. Chúng nó đang trông đợi sự thức tỉnh của lương tâm thế giới và của chúng ta.
Hội Thánh Columbia, mà chúng ta là một thành viên , đang thực hiện chương trình giúp đở các em thiếu ăn và sắp chết trên thế giới. Mọi Cơ đốc nhân của Columbia đều có cơ hội để làm người Sa-ma-ri nhơn lành, nhịn bớt phần chi tiêu cá nhân mà tham gia vào chiến dịch cứu đói này. Nhịn ăn một tô phở, nhịn xài một chai dầu thơm, nhịn một chuyến đi chơi xa. . . phải có một chút hy sinh để cứu mạng người khác.
Hãy hưởng ứng chiến dịch cứu người này vì nó chính là cứu chính mình. Nếu một tuần chúng ta dành $5 đồng cho các em, một tháng chúng ta giúp cho chương trình này $20.00 và một năm chỉ tiêu là $240.00. Nhịn đi shopping một lần, chúng ta sẽ để dành được 1 galon xăng trị giá $4.00 rồi.
KẾT LUẬN
Một câu chuyện để kết luận
Buổi trưa, tiệm ăn thật ồn ào. Các bồi bàn bận rộn lăn xăn với thực khách. Không ai muốn chờ đợi. Người nào cũng muốn có thức ăn ngay, muốn tính tiền liền khi ăn xong. Thỉnh thoảng có vài thực khách lại muốn có những món ăn đặc biệt làm cho đầu bếp điên đầu.
Một câu chuyện để kết luận
Buổi trưa, tiệm ăn thật ồn ào. Các bồi bàn bận rộn lăn xăn với thực khách. Không ai muốn chờ đợi. Người nào cũng muốn có thức ăn ngay, muốn tính tiền liền khi ăn xong. Thỉnh thoảng có vài thực khách lại muốn có những món ăn đặc biệt làm cho đầu bếp điên đầu.
Hồng làm waitress ở đây hơn hai năm rồi. Cô nhớ lại những ngày đầu, chưa quen nghề, chưa quen với tính tình của khách nên quá nhiều rắc rối khiến cô mấy lần định bỏ việc kiếm việc khác cho yên thân hơn. Nhưng rồi dần dần cô quen với nghề, quen với khách nên lại thích nghề này. Cô chỉ làm part time, cô còn đi học và còn phụ việc nhà thờ như dạy các em thiếu nhi học hát, học Kinh Thánh vào mùa hè nên cô thấy làm tại đây thích hợp với hoàn cảnh của cô.
Hôm nay cũng như mọi ngày, Hồng đứng sau cửa sổ của quày tính tiền quan sát khách hàng. Cô có thêm hai bồi bàn mới nên cô tương đối có thì giờ rộng rãi hơn. Hầu hết thực khách ăn trưa đều bận rộn, gấp rút do đó nhân viên trong nhà hàng cũng theo nhịp gấp rút đó mà chạy đôn chạy đáo lăng xăng.
Hồng quan sát tình hình thực khác để sẵn sàng nhảy vào tiếp tay. Hồng thấy có một bà ngồi nơi bàn xa nhất, trong góc tiệm, không có vẻ hối hả như những người khách kia. Hình như bà ta đang thưởng thức khung cảnh bên ngoài khi bà nhìn qua cửa sổ của nhà hàng. Hồng vội vả chạy lại và vội vàng xin lỗi bà vì các dỉa bát dơ của người khách trước còn nguyên trên bàn.
Vừa nhanh nhẹn thu dọn, lau bàn cho sạch, Hồng liếc mắt quan sát bà. Bà khoảng 70 tuổi, tóc bạc phơ, mặt trông có vẻ phúc hậu nhưng đượm vài nét lo âu. Bàn tay bà cho biết bà là người đàn bà có thời làm việc cực nhọc. Bà ăn mặc theo thời trang cũ xưa và không đủ ấm cho mùa đông vào ngày khắc nghiệp như hôm nay. Bà yên lặng và thoáng nét buồn.
Hông vội nói vài câu để tạo không khí bình thường:
- Chào cụ, cháu tên là Hồng. Cậu bồi bàn phụ trách bàn này hôm nay sẽ bị phạt không được ăn trưa vi bê bối để cụ phải ngồi vào cái bàn dơ dáy này.
Bà mĩm cười chứng tỏ bà biết cô Hồng đang nói đùa với bà .
- Không sao đâu cháu! Tôi là người dân quê mà. Nhìn cảnh vật ở đây tôi nhớ nhà quá.
- Cháu cũng thích sống ở vùng quê.
Hồng cũng nói theo ý khách nhưng hình như bà không muốn kéo dài câu chuyện nên bà order một tách trà nóng.
- Chào cụ, cháu tên là Hồng. Cậu bồi bàn phụ trách bàn này hôm nay sẽ bị phạt không được ăn trưa vi bê bối để cụ phải ngồi vào cái bàn dơ dáy này.
Bà mĩm cười chứng tỏ bà biết cô Hồng đang nói đùa với bà .
- Không sao đâu cháu! Tôi là người dân quê mà. Nhìn cảnh vật ở đây tôi nhớ nhà quá.
- Cháu cũng thích sống ở vùng quê.
Hồng cũng nói theo ý khách nhưng hình như bà không muốn kéo dài câu chuyện nên bà order một tách trà nóng.
Hồng nói lời cám ơn và hứa sẽ mang lại ngay cho bà và sẽ đến nói chuyện với bà khi nào tiệm vắng bớt khách.
- Cô ơi ! Cà phê của tôi đàu?
- Tôi chờ hơn 20 phút mà chưa có gì để ăn cả!
Hồng trở lại với thực tế và lăng xăng với thực khách.
- Cô ơi ! Cà phê của tôi đàu?
- Tôi chờ hơn 20 phút mà chưa có gì để ăn cả!
Hồng trở lại với thực tế và lăng xăng với thực khách.
Một lúc sau, Hồng chợt nhớ đến bà thì bà đã đi rồi. Hồng thắc mắc với nét buồn thoảng qua trên gương mặt bà. Điều gì đã xảy ra cho bà ? Tại sao bà buồn ?
Bổng có tiếng gọi tên Hồng. Hồng quay lại. Qua khung cửa của quày bàn, Hồng thấy bà ta.
- Bà có chút quà cho cháu đây! Vừa nói vừa đưa cho Hồng một đồng dime 10 cents.
Bà không biết hầu hết các bồi bàn đều cười vào mặt thực khách khi họ cho tiền típ quá ít. Nhưng hôm đó Hồng không thể có thái độ đó với bà vì Hồng thấy sự thành thật của bà, nhất là Hồng đoán bà đang gặp chuyện không vui. Hồng mỉm cười vội đáp:
- Bà không phải làm như vậy đâu. Bà đâu có bắt buộc phải cho cháu tiền đâu.
- Tôi biết một đồng dime quá ít nhưng tôi muốn cháu thấy sự biết ơn của tôi qua sự phục vụ của cháu.
Hồng vội nhận đồng dime và buộc miệng nói : “ Cám ơn bà. Chúa ban phước bà. God bless you !”
- Bà có chút quà cho cháu đây! Vừa nói vừa đưa cho Hồng một đồng dime 10 cents.
Bà không biết hầu hết các bồi bàn đều cười vào mặt thực khách khi họ cho tiền típ quá ít. Nhưng hôm đó Hồng không thể có thái độ đó với bà vì Hồng thấy sự thành thật của bà, nhất là Hồng đoán bà đang gặp chuyện không vui. Hồng mỉm cười vội đáp:
- Bà không phải làm như vậy đâu. Bà đâu có bắt buộc phải cho cháu tiền đâu.
- Tôi biết một đồng dime quá ít nhưng tôi muốn cháu thấy sự biết ơn của tôi qua sự phục vụ của cháu.
Hồng vội nhận đồng dime và buộc miệng nói : “ Cám ơn bà. Chúa ban phước bà. God bless you !”
Phản ứng của bà làm Hồng hốt hoảng. Không ai ngờ ! Bà nắm tay Hồng và khóc rồi nói lớn tiếng:
- “ Cám ơn Chúa!. Cháu biết không, tôi đang cần Chúa ban phước cho. Tôi đang cần có một Cơ đốc nhân ở gần tôi.”
Hồng vội đở bà ngồi xuống ghế.
- Xin bà cho biết điều gì đã xảy ra. Cháu có thể giúp gì cho bà không
Bà lắc đầu và trả lời :
- Không có ai giúp được đâu ! Tôi mang chồng tôi đến đây để giải phẫu. Họ nghĩ rằng chồng tôi bị lủng ruột vì Hernia nhưng bây giờ thi họ cho tôi biết là ổng bị ung thư ruột. Không biết ông có chịu đựng nổi cuộc giải phẩn này không. Ông đã 77 tuổi và chúng tôi đã cưới nhau được gần 50 năm. Tôi không quen ai ở vùng này. Thành phố này có vẻ lạnh lùng và không thân thiện như vùng quê của chúng tôi. Tôi đã cầu nguyện với Chúa cho tôi quen biết một Cơ đốc nhân tại đây nhưng Chúa chưa trả lời. Tôi tưởng Chúa cũng không có mặt trong vùng này.
Bà giữ lại sự bình tĩnh sau lời nói dài tâm sự.
- Đáng lẽ tôi không nên đến đây vì vùng này đắt đỏ quá. Nhưng người ta nói bịnh viện ở đây tốt nên tôi phải cố gắng vì sinh mạng của ổng quý hơn sự cô đơn của tôi. Tôi thường nhìn qua cửa sổ bịnh viện mà cầu xin Chúa cho tôi một Cơ đốc nhân để tôi biết rằng tôi không cô đơn và biết rằng Chúa vẫn hiện diện ở mọi nơi và bây giờ tôi cảm tạ Chúa vì tôi biết cô là một Cơ đốc nhân.
Hồng cảm động. Nắm tay bà và đáp:
- Cho cháu biết tên của ông. Cháu hứa sẽ cầu nguyện cho hai ông bà mỗi ngày, và cháu sẽ nói với Hội Thánh của cháu sẽ hiệp nhau cầu nguyện cho ông bà và sẽ thăm viếng ông bà. Chúa hiện diện khắp mọi nơi và sự hiện diện của Ngài được thấy qua hành động của Cơ đốc nhân.
- Tên ổng là Henry.
Bà đứng lên và ra khỏi tiệm.
Hồng trở lại công việc làm của mình với một sức mới.
Hồng không còn thấy mệt mỏi nữa.
Hồng không còn buồn phiền về sự khó khăn của thực khách nữa. Bằng cách nào đó, Chúa đã kết hợp hai Cơ đốc nhân, giúp cho hai người gặp nhau và trợ giúp nhau. Hồng muốn cho bà đó biết bà không chỉ cho cô 10 cents tiền mà bà đã cho Hồng một ân phước vô giá.
- “ Cám ơn Chúa!. Cháu biết không, tôi đang cần Chúa ban phước cho. Tôi đang cần có một Cơ đốc nhân ở gần tôi.”
Hồng vội đở bà ngồi xuống ghế.
- Xin bà cho biết điều gì đã xảy ra. Cháu có thể giúp gì cho bà không
Bà lắc đầu và trả lời :
- Không có ai giúp được đâu ! Tôi mang chồng tôi đến đây để giải phẫu. Họ nghĩ rằng chồng tôi bị lủng ruột vì Hernia nhưng bây giờ thi họ cho tôi biết là ổng bị ung thư ruột. Không biết ông có chịu đựng nổi cuộc giải phẩn này không. Ông đã 77 tuổi và chúng tôi đã cưới nhau được gần 50 năm. Tôi không quen ai ở vùng này. Thành phố này có vẻ lạnh lùng và không thân thiện như vùng quê của chúng tôi. Tôi đã cầu nguyện với Chúa cho tôi quen biết một Cơ đốc nhân tại đây nhưng Chúa chưa trả lời. Tôi tưởng Chúa cũng không có mặt trong vùng này.
Bà giữ lại sự bình tĩnh sau lời nói dài tâm sự.
- Đáng lẽ tôi không nên đến đây vì vùng này đắt đỏ quá. Nhưng người ta nói bịnh viện ở đây tốt nên tôi phải cố gắng vì sinh mạng của ổng quý hơn sự cô đơn của tôi. Tôi thường nhìn qua cửa sổ bịnh viện mà cầu xin Chúa cho tôi một Cơ đốc nhân để tôi biết rằng tôi không cô đơn và biết rằng Chúa vẫn hiện diện ở mọi nơi và bây giờ tôi cảm tạ Chúa vì tôi biết cô là một Cơ đốc nhân.
Hồng cảm động. Nắm tay bà và đáp:
- Cho cháu biết tên của ông. Cháu hứa sẽ cầu nguyện cho hai ông bà mỗi ngày, và cháu sẽ nói với Hội Thánh của cháu sẽ hiệp nhau cầu nguyện cho ông bà và sẽ thăm viếng ông bà. Chúa hiện diện khắp mọi nơi và sự hiện diện của Ngài được thấy qua hành động của Cơ đốc nhân.
- Tên ổng là Henry.
Bà đứng lên và ra khỏi tiệm.
Hồng trở lại công việc làm của mình với một sức mới.
Hồng không còn thấy mệt mỏi nữa.
Hồng không còn buồn phiền về sự khó khăn của thực khách nữa. Bằng cách nào đó, Chúa đã kết hợp hai Cơ đốc nhân, giúp cho hai người gặp nhau và trợ giúp nhau. Hồng muốn cho bà đó biết bà không chỉ cho cô 10 cents tiền mà bà đã cho Hồng một ân phước vô giá.
Một sự ban cho thật nhỏ đã làm vinh hiển Đức Chúa Trời và phước hạnh cho kẻ cho và người nhận.
Câu chuyện này cho chúng ta biết tại sao điều răn thứ hai là yêu kẻ lân cận như yêu mình.
Thực ra yêu kẻ lân cận cũng là yêu chính mình vậy.
Thực ra yêu kẻ lân cận cũng là yêu chính mình vậy.
Chính tình yêu tha nhân sẽ là động lực tiếp trợ mình giúp mình vượt qua sự mệt mỏi của cuộc đời, yêu đời hơn và thấy cuộc đời có giá trị hơn, ý nghĩa hơn là chỉ kiếm tiền, kiếm danh vọng hay chỉ lo lắng cho sức khỏe, lo lắng con cái, gia đình
Hãy ban cho để thấy nguồn phước hạnh tuôn chảy vào đời của mình trước khi của ban cho đến tay người nhận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét