Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

LẦN SAU

LẦN SAU
Giăng 7: 53-8:11
 

CÂU CHUYỆN MỞ ĐẦU – ARTHUR GORDON
Arthur Gordon sinh quán ở Savannah, Georgia.  Khi anh học xong cấp Trung học, anh nhận được một điều ít ai trong tỉnh của anh có. Đó là anh nhận được học bổng toàn phần của Đại hoc Yale. Anh vừa thông minh vừa có ý chí sắt đá đã thắng các đối thủ để được nhận lãnh học bổng của một trong những Đại học nỗi tiếng nhất của Hoa kỳ. Trong bốn năm đại học anh đã chứng tỏ anh có thừa sức để đương đầu với thử thách đó. Anh học rất giỏi và sau khi tốt nghiệp ở Yale, anh là một trong số 32 sinh viên trẻ tuổi trên toàn quốc được học bổng Rhodes. Nghĩa là anh được sang Anh quốc hai năm học tiếp tục ở đại học Oxford.
Sau hai năm, anh trở về Hoa kỳ và lúc đó cuộc chiến Thế giới thứ hai bắt đầu. Cũng như các thanh niên thời bấy giờ, Arthur nhập ngủ và chiến đấu suốt 5 năm để bảo vệ đất nước. Khi thế chiến thứ hai chấm dứt, anh tập họp một số bạn học củ ở đại học, thuyết phục họ thực hiện lý tưởng của anh. Đó là anh muốn xuất bản một tạp chí cho giới trẻ để giúp các bạn trẻ biết cách viết và có chỗ để đăng những bài viết của các bạn trẻ vô danh. Một tạp chí cho tuổi trẻ ra đời và Arthur là chủ nhiệm.
ANH THẤT BẠI Ê CHẾ
Hai năm trôi qua với tất cả phấn khởi và cố gắng say sưa trong sứ mạng văn nghệ. Arthur tạo một môi trường và phương tiện cho giới văn sĩ trẻ,  giới thiệu các bài thơ, truyện ngắn và có vài người được nổi tiếng. Tuy nhiên, sau 2 năm, dù Arthur có chút tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ  nhưng anh không thành công trong thương trường. Mặc dù tạp chí của anh được nhiều người khen ngợi nhưng tình hình tài chánh của tờ báo trở nên tồi tệ. Không những anh phải đóng cửa tờ báo mà amh còn mang một số nợ vài chục ngàn đôla. Tình trạng càng tồi tệ hơn khi cô bạn gái từ thời trung học ở Savanah, chờ đợi anh quá lâu, cuối cùng đã bỏ anh, hủy bỏ lời hôn ước và đi lấy chồng. Trong một tháng, bao nhiêu chuyện xấu xảy ra cho anh chàng xuất sắc thời trung học và Đại học và trong chiến trận. Cuộc đời của anh như bị xé ra từng mãnh. Lần đầu tiên trong đời, anh bị thất bại và mọi người đều biết.
Thất bại là một điều ắt có trong đời sống của một người. Nó càng trở nên quan trọng cho những ai luôn luôn được tán thưởng hay được đề cao. Arthur  trước đây được bạn bè coi như là một người luôn luôn thành công . Rồi bây giờ, lần đầu tiên,  mọi người thấy anh bị trượt ngã.  Sự thất bại đó đưa đến kết quả tồi tệ hơn vì anh không biết phải xử trí như thế nào. Anh thất vọng, chán nãn, rút lui vào bóng tối và có ý định tự tử. Anh có thể ngồi trong phòng suốt ngày, không mặc áo quần, không cạo râu và không vén màn cửa sổ.
Gia đình của anh ở Savanah rất lo lắng cho anh. Họ đến New York và tìm thấy anh trong trạng thái chán đời đó. Họ cùng nhau thuyết phục và mang anh đến gặp một bác sĩ tâm lý già, nhiều kinh nghiệm. Ông có phòng tại Manhattan và cũng là một người bạn lâu đời trong gia đình anh.
KINH NGHIỆM CỦA BÁC SĨ GIÀ

Một buổi chiều tháng Mười, mùa Thu lạnh và mưa nhẹ rơi, Arthur trên đường đến gặp vị bác sĩ tâm lý già. Thời tiết mùa Thu phản ảnh nỗi u buồn của cuộc sống anh. Nó gợi lại sự thất bại trong đời anh. Tuy nhiên, khi  bước vào văn phòng của bác sĩ tâm lý, anh thấy thoải mái, an toàn và gần như cái gánh nặng đang đè trên người được tháo gỡ, buông trút ra. Anh được khuyến khích trình bày những cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng và những điều anh muốn có.
Từ nơi sâu kín của con người, anh trình bày những ý tưởng tiêu cực về cuộc đời của mình. Tất cả những gì anh đã tính toán sai lầm trong quá khứ đều được dịp bày ra. Anh nghĩ rằng nếu có cơ hội trở lại quá khứ, chắc chắn anh sẽ không hành động như vậy.
Khi Arthur trút hết những nặng nề đè trong lòng, vi bác sĩ tâm lý chậm rãi nói:
  • Anh có biết không, câu chuyện của anh làm tôi nhớ lại một số thân chủ của tôi cũng có tâm sự y như anh vậy. Tôi không biết anh có muốn nghe tâm sự của các thân chủ đó không. Tôi có thu vào băng và được phép họ cho sử dụng các cuốn băng này nếu tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp anh định hướng cuộc đời của mình.”
Arthur bằng lòng nghe và vị bác sĩ bắt đầu bỏ các tape vào máy phát âm.
Cuộn băng đầu là tiếng nói của một người đàn ông. Ông ta là một người cha và mấy năm trước ông đã làm vài điều cho đứa con trai của mình khiến cho ông bây giờ đau đớn, khổ sở. Người cha bây giờ đầy hối hận về cách đối xử của mình trong quyền hạn của người cha đối với con.

Cuốn băng thứ hai là tiếng nói của một người đàn bà. Bà bắt đầu phác giác ra rằng chính bà đã hủy hoại cuộc hôn nhơn của mình. Cho tới ngày hôm đó, bà ta luôn luôn đổ lỗi cho chồng bà về mọi thứ xảy ra khiến cho tình nghĩa vợ chồng tan rã. Nhưng bây giờ thì bà mới biết rằng hôn nhân là sự cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chung. Hôn nhân không thành hình bởi một người hay tan rã bởi một người. Chính bà đã góp phần trong sự tan rã đó. Bây giờ bà hối hận vô cùng.  
Cuốn băng thứ ba là tiếng nói của một nhân vật giữ chức vụ cao cấp trong một công ty. Ông đã có một quyết định thiếu suy tính.   Ông không nghiên cứu cẩn thận. Ông làm cho công ty thua lỗ một số tiền khá to vài triệu đô-la và job của ông đang bấp bênh. Bây giờ ông tự ghê tởm mình về sự cẩu thả đó
Vị bác sĩ nói với Arthur :
- Anh có thấy có một sợi giây nối liền ba câu chuyện này không?
Arthur, một cựu sinh viên thông minh, có học bổng toàn phần của Đại học Yale và Oxford trả lời:
- Vâng ! Cả ba đều hối hận và nghĩ rằng nếu trước đây họ có hành động khác thì kết quả đã khác hẳn. Vâng, nếu trước đây họ có hành động khác thì kết quả đã khác hẳn
Vị bác sĩ già nói:

    • Anh có nhận xét rất đúng! Tôi cần nói thêm với anh rằng tôi đã giúp ba người đó không còn ở vào tình trạng mà anh nghe họ mô tả trong cuốn băng. Tôi giúp cả ba người đó trở lại cuộc sống bình thường với tất cả hy vọng. Điều then chốt khác biệt giữa những tâm sự chán nãn mà đã anh nghe và tình trạng mà họ được biến đổi sau đó là sự khác biệt giữa hai mệnh đề mà tôi phân tích và chỉ dẫn họ. Đó là sự khác biệt giữa “ nếu trước đây” và “nếu lần sau”
    Nếu trước đây” là một khoảng thời gian kinh nghiệm trong cuộc đời con người với những việc đã xảy ra mà không ai có thể thay đổi hay sửa chữa được. Bất cứ điều gì mà anh đã làm trong quá khứ đều bị đông lạnh, nằm cứng yên như băng đá. Dù anh có luyến tiếc sâu xa cách mấy đi nữa, dù anh hối hận đến mức độ nào , anh cũng không thể quay ngược kim đồng hồ, trở lui về quá khứ để làm lại hay đừng làm như xưa được. Vì vậy sinh lực hay nghị lực mà anh dùng để luyến tiếc, hối hận đã bị dùng một cách lãng phí vì vô ích.
    Thay vì “nếu trước kia” được thay bằng “ nếu lần sau” thì anh sẽ thấy anh sẽ có một cơ hội, một hy vọng để anh dùng kinh nghiệm của quá khứ mà làm cho tốt hơn trong tương lai. Cơ hội đang chờ đợi và với kinh nghiệm đã được trui luyện anh sẽ thành công tốt đẹp. Nếu áp dụng bài học của quá khứ cho tương lai, anh sẽ thấy cuộc đời anh hoàn toàn khác hẳn. Đó là một sự khác biệt hết sức to lớn giữa sự đau đớn vì “ nếu trước đây” và sự hy vọng tràn trề vì “nếu lần sau”
    Arthur thăm viếng bác sĩ già nhiều lần và vài năm sau, Arthur cho biết bài học mà vị bác sĩ tâm lý già dạy anh có một giá trị thực tiễn hơn những gì anh học bốn năm ở Yale hoặc hai năm ở Oxford. Anh kiên nhẫn và với thời gian , anh biến đổi từ một người đau đớn vì sự thất bại thành một người sống với hy vọng của tương lai.
    Bài học về sự khác biệt giữa “ nếu trước đây” và “ nếu lần sau” là một bài học quan trọng cho tất cả con dân Chúa bởi vì đó là chân lý. Phao-lô có viết : “ mọi người đều đã phạm tôi, thiếu mất sự vinh hiển ” Nếu chúng ta cứ vì những tội lỗi vấp phạm trong quá khứ mà không áp dụng kinh nghiệm đó cho tương lai thì chúng ta đã phung phí nỗ lực của mình một cách vô ích.
    Những việc làm hay không làm trong quá khứ như những bộ xương khô để trong closets. Quá khứ có quá nhiều điều mà thật lòng chúng ta biết nếu có thể quay ngược kim đồng hồ, chúng ta sẽ làm khác vì chúng ta đã có kinh nghiệm.
    Món quà mà vị bác sĩ già tặng cho anh Arthur Gordon  bắt nguồn từ phúc âm của Chúa Jesus. Phúc âm của Chúa Jesus có nhiều câu chuyện về bài học này. Một trong những ví dụ đó nằm trong sách Phúc âm Giăng đoạn 8. Tôi xin tóm lược câu chuyện đó
    CÂU CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ TÀ DÂM

    Chúa Jesus đang dạy trong đền thờ, bỗng có một đám đông đến làm gián đoạn việc dạy của Chúa.  Đám đông đó gồm các thầy thông giáo và các người Pha-ra-si cùng với dân chúng. Họ dẫn đến trước mặt Chúa một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội tà dâm. Họ hỏi Chúa nên xét xử như thế nào.
    Họ không chú ý đến nhân vị của người đàn bà cũng như sự công bình của luật pháp. Họ muốn gài Chúa Jesus vào thế lưỡng nan. Nếu Chúa Jesus theo luật Môi-se thì một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội tà dâm phải bị ném đá cho chết và như vậy Chúa là người không có tình thương, không nhân từ. Ngoài ra, Chúa còn phạm luật pháp hiện hành của La-mã vì không ai có quyền xử tử hình người khác ngoại trừ Tổng đốc La-mã. Còn nếu Chúa bảo tha người đàn bà này thì họ kết tội Chúa Jesus dung tha hay khuyến khích ngoại tình và xúi dân phá bỏ luật pháp của Môi-se.
    Chúa Jesus, một lần nữa, đã chứng tỏ không phải là một người thường qua cách cư xử của Ngài. Ngài đã đáp ứng với một ân điển lạ lùng. Nhìn phản ứng của Ngài, chúng ta cứ tưởng Ngài không làm gì cả nhưng thực sự Ngài có ba hành động.
    Hành động thứ nhất không phải là trả lời câu thách thức của họ . Ngài cúi xuống lấy tay viết trên đất. Đây là lần duy nhất trong Kinh Thánh ghi nhận Chúa Jesus viết.
    Có rất nhiều cách giải thích hành vi này của Chúa Jesus.
      • Có người cho rằng Chúa Jesus trì hoãn để trình vấn đề lên Đức Chúa Cha.
      • Có người cho rằng Chúa làm như vậy để những kẻ tố cáo phải lập lại lời cáo buộc hầu nhận ra sự độc ác của mình.
      • Chúa cúi đầu nhìn xuống đất vì Ngài muốn tránh những con mắt hung dữ, tàn bạo của đám đông và con mắt xấu hổ của người đàn bà.
      Chúa đã viết gì trên đất ? Bản dịch Tân ước tiếng A-mê-ni viết rằng : Chúa viết bản cáo trạng về các tội lỗi của những người đang tố cáo người đàn bà. Theo Mục sư John Claypool, ông cho rằng Chúa đã viết : Còn người đàn ông kia đâu ? Tôi nghĩ đây là một giải thích chí lý. Nếu lập một tòa án xử tội người đàn bà này thì các người phải mang lại đây người tòng phạm với bà. Chúa biết rằng trách nhiệm về sự vấp phạm này ngoài người người đàn bà này, còn có người khác. Tội tà dâm không thể là một hành động đơn phương, một mình. Có hai người phạm luật Môi se và chỉ có một người bị xử tội.
      Hành động thứ hai : Trước áp lực của các thầy giáo luật và đạo sĩ cùng đám đông, Chúa có hành động thứ hai. Đó là Chúa lột mặt nạ của tất cả mọi người hiện diện. Ngài nhìn lên và nói: “Được rồi ! Trong các ngươi, ai là người vô tội hãy ném đá vào người đàn bà này.”  Chữ VÔ TỘI trong câu này, chẳng những có nghĩa là không có tội mà còn có nghĩa là không có một tư tưởng tội lỗi nữa. Chúa Jesus nói với họ rằng : Các ông có thể ném đá giết chết người đàn bà này với điều kiện các ông chưa bao giờ có tư tưởng phạm tội như bà này. Mọi người yên lặng rồi lần lần rút lui. Người lớn tuổi đi trước.
      Họ học bài học về sự đoán xét người khác trong lúc họ muốn hại Chúa Jesus.
      Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta một lời phán của Chúa Jesus trong sách Mathiơ : “Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình? 4  Sao ngươi dám nói với anh em rằng: Để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh, mà chính ngươi có cây đà trong mắt mình? 5  Hỡi kẻ giả hình! trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em mình được.” Mat 7:3-5

      CÂU CHUYỆN CỦA ÔNG COLIE VÀ NGƯỜI BẠN QUÂN NHÂN

      Colie Knox kể lại chuyện ông và bạn ông đã gặp. Trong thời gian phục vụ ở Không đoàn Hoàng gia, ông bị thương nặng còn người bạn của anh đã từng được nhất đẳng Anh dũng bội tinh trao tặng tại điện Buckingham. Một hôm, cả hai bỏ bộ quân phục, mặc áo dân sự đi ăn tại một quán ăn đắt tiền. Khi đang ăn, một thiếu nữ đem đến cho họ một cái lông chim trắng - biểu hiệu cho sự hèn nhát vì cô này tưởng hai ông là trốn lính.
      Trong chúng ta, it ai không phạm lỗi là đã phê phán sai lầm người khác. Tuy nhiên. điều lạ lùng là không có mạng lịnh nào của Chúa thường bị con cái Chúa bỏ qua hơn mạng lịnh này.
      Nên nhớ thật kỹ là chỉ chính chúng ta mới có thể thay đổi lỗi lầm này. Không có ai khác thay chúng ta. Chúa Jesus khéo léo đem lời buộc tội người đàn bà trở thành lời buộc tội cho chính mình và ai nấy đều thấy cây đà trong mắt của mình.
      Hành động thứ ba: Chúa bày tỏ tình yêu thương, nhân từ đối với tội nhân.
      “Đức Chúa Jêsus ở lại một mình với người đờn bà, người vẫn đương đứng chính giữa đó.10  Đức Chúa Jêsus bấy giờ lại ngước lên, không thấy ai hết, chỉ có người đờn bà, bèn phán rằng: Hỡi mụ kia, những kẻ cáo ngươi ở đâu? Không ai định tội ngươi sao? 11  Người thưa rằng: Lạy Chúa, không ai hết. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta cũng không định tội người; hãy đi, đừng phạm tội nữa.”
      Chúng ta thấy ở đây Chúa Jesus không nói với người đàn bà đó rằng: “ Bà thật may mắn. Bây giờ bà phải sống thật tốt lành !” Nhưng Chúa bảo :Ta cũng không định tội người; hãy đi, đừng phạm tội nữa.” có nghĩa là “Đừng để cái đau đớn hôm nay trở thành vô ích. Hãy ghi nhớ trong lòng bài học hôm nay. Lần sau, khi ngươi gặp trường hợp tương tự như vậy hãy dùng kinh nghiệm này mà quyết định khôn ngoan hơn là : Lần sau, đừng đi vào vết xe cũ nữa.
      1. Chúa Jesus không định tội không có nghĩa là việc làm đó đúng như Ngài muốn cho người đàn bà có một cơ hội của lần sau.
      2. Chúa muốn chúng ta dùng cái kinh nghiệm ê chề của quá khứ áp dụng cho lần sau trong tương lai hơn là ngồi hối hận cho quá khứ.
      3. Ý  tưởng  cho rằng “Nếu trước đó tôi đừng làm như vậy” sẽ làm cho ta tiêu cực, chán nãn hủy hoại năng lực, sức sống của mình.
      4. “ Nếu lần sau, tôi sẽ dùng kinh nghiệm đó mà có hành động khôn ngoan hơn, hành động khác hơn, tốt hơn và thành công hơn.”
      Hãy nghe tôi, nếu quý vị không còn nhớ những gì tôi đã nói suốt 10 phút qua, thì bây chỉ cần nhớ là:
      “ Chúa để ý đến cuộc sống tương lai của quý vị hơn là quá khứ của quý vị.”
      Chúa quan tâm đến cuộc sống mà chúng ta sẽ sống hơn là những gì chúng ta đã làm trong quá khứ.  Ngài muốn chúng ta dùng những kinh nghiệm của quá khứ, những bài học của quá khứ đã mang quý vị đến tình trạng của hôm nay để áp dụng nó cho tương lai.
      Ngài không phải là Đấng chủ trương phải tuyệt đối toàn hão, không cho loài người một cơ hội thứ hai.
      “Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi”  Thi 103:10 Nhưng Chúa đối x ử chúng ta theo triển vọng tương lai mà chúng ta sẽ trở thành.
      Vì vậy quý vị và tôi có thể dùng cái quá khứ dù đen tối, dù khủng khiếp như thế nào như là những kinh nghiệm để sống tốt hơn cho tương lai.
      1. Bởi ân điển của Chúa, chúng ta không bị nghiền nát vì quá khứ đen tối, tội lỗi, xấu xa hay đầy thất bại .
      2. Cái tốt lành, nhân lành của Chúa lớn hơn gấp bội cái xấu xa của chúng ta.
      CUỘC THI SPELLING BEE

      Ngài như người thợ gốm, kiêng nhẫn nhồi bột , nắn chúng ta thành những cái bình tốt đẹp hữu dụng hơn là những vị giám khảo trong các kỳ thi Spelling Bee - Thi đánh vần của các em trung học toàn quốc tổ chức mỗi năm một lần tại Washington DC. Trong kỳ thi này, hễ đánh vần sai một chữ, sẽ bị loại ngay, không có cơ hội thứ hai. Và mỗi lần mỗi khó hơn cho đến khi bị sai và bị loại.

      CÂU CHUYỆN CẬU BÉ VỚI CÁI ĐỰNG TÀN THUÔC LÁ

      Những gì tôi nói trong bài giảng luận hôm nay được tóm lược qua câu chuyện của một người bạn tôi kể lại cho tôi nghe khá lâu.
      Anh kể rằng lúc đó con trai của anh được 5 tuổi và học lớp kindergarden.  Vào tháng Mười, cô giáo đưa ra một project cho các em. Các em sẽ đích thân làm một món quà Giáng sinh cho cha mẹ mình. Anh bạn tôi lúc đó còn hút thuốc lá nên thằng con trai nói với cô giáo của nó rằng nó muốn làm cái gạt tàn thuốc lá làm quà Giáng sinh cho cha. Cô giáo bằng lòng và mang bột nhồi vào lớp cho nó để nó nhồi và nắn thành một cái gạt tàn thuốc. Cô giúp nó một tay để có cái gat tàn thuốc tuyệt đẹp. Nó dành cả tuần để thực hiện món quà đó. Sau khi nắn cái đựng tàn thuốc lá xong, cô giáo hỏi nó rằng cha nó thích màu gì. Nó cho biết cha nó thích màu xanh. Cô mang một lọ màu xanh và nó đích thân sơn cái gạt tàn thuốc đó. Nó vô cùng thích thú và hãnh diện với thành tích to lớn là chính nó làm một cái gạt tàn thuốc màu xanh cho cha.  Mỗi tuần, cái đựng tàn thuốc lá càng đẹp và sắp hoàn tất và mỗi tuần đứa bé càng phấn khởi, thích thú. Khi công tác hoàn tất, cô giáo cho nó một cái hộp để đựng món quà do đích thân nó làm ra . Nó tưởng tượng đến ngày Giáng sinh, mọi người quây quần mở quà, cha nó sẽ thật vui vì quà của nó không có bán ngoài tiệm mà do chính nó đích thân làm ra. Cha nó sẽ vô cùng cảm động và thích thú. Càng nghĩ tới nó càng háo hức trông chờ ngày đó.
      Trước khi nghỉ Giáng sinh, trường tổ chức một buổi kịch văn nghệ về câu chuyện Chúa Giáng sinh. Tất cả phụ huynh học sinh được mời đến tham dự. Sau buổi lễ, các em được trở vào lớp để mang về nhà các món quà của các em làm đã được gói ghém cẩn thận. Nó quá háo hức, vừa mặc áo coat vào , vừa chạy ra hành làng trường, vẫy tay chào từ giả các bạn, nó vô ý bị vấp ngã. Cái hộp đựng món quà quý báu nhất của nó văng lên và rớt xuống vang tiếng bể thật khủng khiếp. Công trình làm từ mùa Thu và tất cả hy vọng cho ngày Giáng sinh đã hoàn toàn tan vỡ. Nó khóc thảm thiết. Người bạn tôi, tức là cha đứa bé vốn là một quân nhân, không thích thấy con mình khóc lóc nơi công cộng, đông người. Anh ta đi đến con mình đang dầm dề nước mắt, nói với giọng điệu của một ông tướng Đức quốc xã: “Đừng khóc , mọi người nhìn con kìa. Đừng tiếc món đồ đó. Nó không đáng chi cả!
        • Làm sao anh biết nó không đáng chi cả !
        Chị vợ nhắc lại lớn tiếng và xô anh ra. Chị biết trong lòng con mình đang nghĩ gì. “Đây là vật quý báu của con tôi mà ! Chị vừa nói vừa ôm con mình vào lòng và đau đớn khóc với nó như tiếc rẽ, tức tưởi một cái gì quý báu nhất của mình bị bể vỡ. Bà lấy khăn giấy trong túi của bà lau nước mắt con và của mình.
        Người bạn tôi nhìn ra cái kỳ diệu của phụ nữ tính và cũng là một đặc tính của Đức Chúa Trời. Đó là : Hiểu được lòng con mình và cùng sống với tâm trạng đó. Bà nói với đứa con với một giọng quả quyết;
          • Không sao đâu con! Hãy lượm nhặt các mãnh vỡ mang về nhà. Chúng ta tìm cách gắn lại cho con.
          Đó là một màn kịch gia đình nhưng cho chúng ta thấy một sự thất bại rất buồn và không thể biện minh hay đổ lỗi cho ai khác được. Chúng ta có thể cho điều thất bại đó không quan trọng như người cha cho rằng cái đựng tàn thuốc lá đó không có giá trị . Nhưng nó không đáp ứng đúng với người trong cuộc. Người trong cuộc nhìn cái thất bại, cái đổ vỡ đó quan trọng hơn. Chúng ta cũng có thể ngồi khóc như đứa bé vì sự thất bại, bể vỡ của món đồ nhưng cái khóc đó không là một giải pháp cho sự thất bại. Nó không làm cho cái đựng tàn thuốc lá đang bị bể đó lành lặn lại được. Nếu ngồi đó than khóc thì sự thất bại đó vĩnh viễn vẫn là sự thất bại. Hãy nhìn thái độ thật khôn ngoan của người mẹ. Bà bước vào cuộc, cùng tâm tình với sự thất bại của con, cùng đau đớn với con rồi can đảm đề nghị; “Đứng lên, nhặt các mãnh vụn đó để làm gắn lành lại”.
          Đây là kết quả của “ nếu lần sau”. Nhớ chuyện quá khứ nhưng đừng phí thời giờ tiếc rẽ, hối hận.  Hãy đến cùng Ngài nhặt những mãnh vụn của quá khứ mang về nhà để cùng với Chúa Jesus làm lại cuộc đời.  Đó là ý nghĩa của lời phán của Chúa Jesus với người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội tà dâm

          NGUYÊN TẮC 10/90

          Hãy nghe một nguyên tắc sống của Tiến sĩ Stephen Covey . Đó là nguyên tắc 10/90
          Tiến sĩ Covey cho rằng trong cuộc sống của chúng ta, có 10% điều xảy ra mà ta không kiểm soát được nên đành phải chấp nhận nhưng còn 90% kia đã xảy ra trong cuộc đời thì do phản ứng của chúng ta. Nếu chúng ta kềm chế, kiểm soát phản ứng của mình, tức là chúng ta có thể kiểm soát 90% điều xảy ra trong cuộc đời của mình.
          Chúng ta không thể kiểm soát chiếc xe đang chạy cắt ngay đầu xe mình. Chúng ta không thể kiểm soát chuyến bay đến trễ khiến cho mọi việc phải đình hoãn lại. Chúng ta không thể kiểm soát 10% đó nhưng 90% phần còn lại do chúng ta quyết định.
          Chúng ta không thể kiểm soát đèn lưu thông nhưng chúng ta kiểm soát cách chạy xe của mình. Chúng ta không thể làm cho người khác thôi chê trách hay đàm tiếu về mình nhưng chúng ta có thể kiểm soát phản ứng của mình. Ông kể một thí dụ.
          MỘT THÍ VỤ - TÁCH CÀ PHÊ
          Buổi sáng, anh dùng điểm tâm với gia đình. Bỗng đứa con gái làm đổ tách cà phê lên áo anh. Chuyện gì sẽ xảy ra tùy theo phản ứng của anh.
          Nếu anh nóng giận, quát tháo lên la rầy đứa con. Nó khóc. Sau khi la con, anh quay sang bà vợ và chỉ trích bà tại sao để tách cà phê gần nó để nó làm đổ, sanh ra cớ sự này. Một cuộc cải vả ngắn xảy ra. Anh tức giận lên lầu thay chiếc áo khác. Khi anh xuống nhà, đứa con gái còn ngồi đó vừa khóc vừa ăn sáng. Khi nó ăn xong thì nó trễ xe school bus. Vợ anh phải đi làm ngay nên anh phải đưa con đến trường. Anh sợ bị trễ giờ làm ở sở nên anh chạy 45 miles/giờ trong khi đoạn đường đó chỉ cho chạy với tốc lực 35. Sau 15 phút và $60 tiền phạt vì chạy quá tốc lực, anh đưa con đến trường. Nó vội chạy vào không một lời từ giã cha nó. Anh đến sở làm trễ 20 phút và chừng đó anh mới phác giác là anh quên mang briefcase. Một ngày làm việc bắt đầu với sự rắc rối và nếu kể tiếp, chuyện sẽ càng tệ hơn. Đến chiều, khi về nhà, một không khí khó thở bao quanh. Thái độ vợ con đối với anh không còn ấm cúng như trước.
          Tại sao anh có một ngày xấu, không may, nhiều chuyện không đâu xảy ra như vậy?
          1. Tại tách cà phê ?
          2. Tại đứa con gái ?
          3. Tại ông cảnh sát ?
          4. Tại anh ?
          Câu trả lời đúng là TẠI ANH
          Điều mà anh không thể kiểm soát được là tách cà phê đổ vào áo anh. Nhưng trong 5 giây sau đó, phản ứng của anh là nguyên nhân tạo ra một ngày toàn chuyện không may xảy ra.
          Đây nhé! Ngày đó sẽ khác hẳn nếu anh có phản ứng như sau. Cà phê đổ dính vào áo anh. Đứa con lo sợ khóc. Nếu anh dịu dàng nói với nó:
            • .........Không sao ! lần sau con phải cẩn thận !
            Rồi anh lên lầu thay chiếc áo khác. Khi bước xuống nhìn qua cửa sổ anh thấy con gái mình vẫy tay chào anh rồi bước lên xe School Bus. Anh đến sở sớm 5 phút với briefcase trong tay và một ngày làm việc vui vẻ.
            Quý vị có thấy sự khác biệt
            Bắt đầu giống nhau nhưng kết luận khác nhau. Sự khác biết đó là sự khác biệt giữa “ nếu trước đây ” và “nếu lần sau” . Khi việc đã xảy ra rồi, ngồi đó mà rầy la vợ con thì kết quả không thay đổi, không làm cho cái áo trở nên sạch mà còn gặp thêm nhiều rắc rối dây chuyền khác khiến càng ngày càng tồi tệ hơn. Việc đã xảy ra rồi, chúng ta không kiểm soát được, tốt nhất là dặn con lần sau nên cẩn thận như Chúa Jesus bảo với người đàn bà tà dâm:  hãy đi, đừng phạm tội nữa.”
            Nếu chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội để hầu việc Chúa, để góp phần vào công việc Chúa, thì “nếu lần sau” có xảy ra, xin hãy nhớ đến câu chuyện này đừng vấp phạm nữa.
            Chúa nhìn và chờ đợi thái độ của quý vị trong tương lai.
            1. Chúa không để ý đến những chuyện khủng khi+ếp đã xảy ra trong quá khứ của quý vị.
            2. Mọi người cũng phải có cái nhìn như Chúa để mà dễ dàng bỏ qua cái quá khứ của người khác mà chấp nhận họ, tha thứ họ vì Chúa chỉ nhìn vào tương lai.

              Mục Sư Trần Nhựt Thăng


              rằng nếu đi lạc, không đúng sự chỉ dẫn, họ sẽ gặp nguy hiểm đến tánh mạng. Cảm thấy mối lo âu của các anh em trong toán, vị giáo sĩ địa phương kết luận : “ Thôi thì các anh quên cái bản đồ này đi. Tôi sẽ đi với các anh và tôi sẽ dẫn các anh đến làng đó.”
              Người dẫn đường của tôi là Chúa Jesus. Ngài phán: “ Hãy buớc qua đây, lên ngồi cùng xe của Chúa. Tôi không cần phải lái, không cần bản đồ, không cần navigator và không cần nhớ lời hướng dẩn. Thoải mái, ngắm cảnh vì có Chúa soi đường dẫn lối. Tôi cứ đi theo Ngài.
              Chúa Jesus sẵn sàng làm người dẫn đường cho quý vị. Ngài phán trong Giăng 14:6 rằng “ Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống. Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”. Ngài không chỉ là người hướng dẫn mà Ngài chính là con đường, con đường dẫn đến cùng Đức Chúa Trời.

              QUYẾT ĐỊNH THỨ TƯ: CHỌN AN TOÀN HAY MẠO HIỂM
              Nếu quý vị chọn sự an toàn, tôi khuyên quý vị nên ở nguyên chỗ đừng tham gia cuộc chạy. Muốn có an toàn, tốt nhất là đừng làm gì cả, đừng đi đâu cả và cũng đừng tiếp xúc với ai cả.
              Cô Helen Keller đã nói một câu mà nhiều người Hoa kỳ lớn tuổi nhiều kinh nghiệm rất đồng ý. Cô nói: “Ở đời này không có điều gì gọi là an toàn, chắc chắn cả. Chữ an toàn không có mặt trên cõi đời này. Cuộc sống của chúng ta hoặc là một cuộc phiêu lưu hay là không gì cả.”

              CÂU CHUYỆN CÔ HELEN KELLER
              Cô sanh vào 27/6/1880 tại Alabama. Gia đình cô khá giả có một đồn điền bông vải và chủ một tờ báo địa phương. Khi cô được 19 tháng, khi cô bắt đầu nói thì một hôm cô bị bịnh. Bây giờ gọi là cô bị viêm não, sưng màn óc. Bác sĩ địa phương cho rằng cô sẽ chết vì không có thuốc để chữa trị. Cha mẹ cô cầu nguyện không ngừng xin Chúa chữa trị cho cô lành. Chúa nhận lời. Cô hết bịnh, cả gia đình thật vui và cảm tạ Chúa. Nhưng rồi mẹ cô sau đó phác giác cô không có phản ứng khi chuông reo báo cho mọi người biết đến giờ ăn cơm chiều và khi mẹ cô đưa tay ngang mắt cô, cô cũng không chớp mắt. Sau đó gia đình khám phá cô Helen sau khi bình phục, cô trở nên mù và điếc. Cha mẹ vội mang cô đến bác sĩ. Nơi đây họ xác nhận và cho biết cô Helen không thể hồi phục. Cô sẽ vĩnh viễn mù và điếc. Từ ngày đó, cô Helen trở nên một cô bé khó chịu, đập phá mọi thứ trong nhà. Cô cau có và la hét. Gia đình nghĩ rằng cô cần được đưa vào nơi dành riêng cho người tàn tật để họ chăm sóc. Tuy nhiên họ vẫn chưa biết nơi nào thích hợp cho cô. Cha cô tình cờ đọc một tài liệu do Charles Dickens viết về những việc làm rất kết quả cho các em bị mù do các chuyên viên hay những tỗ chức bất vụ lợi khắp Hoa kỳ. Họ quyết định mang cô đến Baltimore gặp một bác sĩ chuyên môn có tên trong tài liệu đó. Vị Bác sĩ này xác nhận sự bất trị của bịnh tật của cô nhưng ông khuyên mọi người đừng quá tuyệt vọng vì theo ông cô Helen có thể học để trình bày sự suy nghĩ của cô. Ông giới thiệu đến một chuyên viên dạy các em mù và điếc. Đó là ông Alexander Graham Bell. Người phát minh ra điện thoại. Bây giờ ông dùng thì giờ của ông cho các em khuyết tật nhất là các em điếc và mù. Ông tổ chức dạy các em học và dạy nghề chuyên môn cho các em. Sau khi gặp cha mẹ Helen, ông liên lạc với trung tâm Perkins chuyên lo người mù và nhờ nơi đây tìm cho một người dạy đặc biệt cho Helen. Trung tâm giới thiệu cô Anne Sullivan.
              Cô Anne Sullivan bị mù từ lúc cô được 5 tuổi. Lúc cô 10 tuổi, mẹ cô mất, cha cô bỏ rơi cô. Cô và đứa em trai Jimmie được gởi vào viện mồ côi vào năm 1876. Sau đó em cô chết và 4 năm sau cô được gởi đến Trung Tâm Perkins để theo học chương trình dành riêng cho trẻ em mù. Hai năm sau, qua hai lần giải phẩu mắt, cô thấy được. Cô học xong chương trình Trung Học tại trung tâm và đang tìm việc làm. Cùng lúc đó, cha mẹ Helen liên lạc Trung tâm và tại đây giới thiệu Anne cho họ.
              Anne kiên nhẫn sống với Helen và dạy Helen dùng tay để đánh vần từng món đồ. Helen có nhiều tiến bộ và cô có trí nhớ rất tốt. Anne dạy Helen đánh máy và Helen có thể viết thư và viết chuyện ngắn. Chuyện của cô được Trung Tâm Perkins ca ngợi và lăng xê mạnh khiến cho các báo lớn tại Hoa kỳ đều đăng hình cô và các tác phẩm của cô. Cô được Tổng thống Cleveland tiếp tại Bạch cung và được Vua George và Hoàng Hậu Mary nước Anh đón tại Buckingham.
              Năm 1896 cô ghi danh học tại Cambridge School for Young Ladies và bốn năm sau cô chuyển sang trường Radcliffe College. Cô là người mù đầu tiên học tại hai trường này và dĩ nhiên, luôn luôn có Anne Sullivan bên cạnh để giúp cô nghe lời giảng dạy của các giáo sư. Năm 1904 cô tốt nghiệp và cô viết quyển “ The Story of My Life” “TheWorld I Live In” “ Out of the Dark”. Helen và Anne được mời diễn thuyết nhiều nơi kể cả Nhật bản, Úc Châu, Nam Mỹ, Âu Châu và Phi Châu.
              Anne qua đời năm 1936 , Helen 1968. Cuộc đời của Helen thay đổi từ khi có Anne Sullivan giúp đở, cùng sống chúng, dạy dỗ, làm tay mắt cho Helen. Cuộc hành trình của Helen từ khi 19 tháng cho đến 56 tuổi hoàn toàn bước theo Anne, vừa là cô giáo, vừa trong vai người mẹ, bạn. Với cuộc đời chông gai đó, câu nói của cô chắc chắn có một giá trị đạc biệt : “Ở đời này không có điều gì gọi là an toàn, chắc chắn cả. Chữ an toàn không có mặt trên cõi đời này. Cuộc sống của chúng ta hoặc là một cuộc phiêu lưu hay là không gì cả.”
              Tôi đồng ý với câu kết luận này và nhất là trong những lúc chúng ta gặp khó khăn, nghịch cảnh, thách thức gần như quá sức chúng ta.
              Đức Chúa Trời có một ước mơ dành cho quý vị. Đức Chúa Trời dành riêng cho quý vị một chương trình và nếu chúng ta bước theo đó chắc chắn Ngài sẽ ở cùng quý vị và hoàn tất cùng với quý vị. Dĩ nhiên mọi người sẽ gặp trở ngại và lắm lúc chúng ta phải trả giá để cho cuộc hành trình được tiếp tục.

              CÂU CHUYỆN ANH EM JASON & TOMMY
              Jason và Tommy là hai anh em rất yêu thương nhau. Jason 14 còn Tommy 10 tuổi. Tommy lúc sanh ra mắc phải chứng bịnh tim. Tommy chậm lớn và rất mau mệt. Bác sĩ căn dặn phải cẩn thận, đừng bao giờ bắt ép Tommy làm việc quá sức của nó. Vì vậy, Jason luôn luôn bên cạnh em mình. Tommy vì yếu ớt bịnh hoạn nên ít khi được các bạn cho gia nhập các cuộc chơi. Jason trái lại, rất giỏi, khoẻ mạnh và rất suất sắc nên trò chơi nào, bạn bè cũng muốn có mặt của Jason. Jason luôn luôn kèm theo điều kiện là phải cho Tommy chơi thì nó mới nhập bọn.
              Trường tạm nghỉ vì mùa hè. Các bạn của Jason muốn cấm trại một đêm trên núi. Chúng đến rủ mời Jason và Jason nhìn Tommy đang ngồi trong góc nhà buồn rầu vì anh nó sắp vắng mặt. Nó nhìn anh nó như van lơn cho nó đi cùng. Jason hiểu ý em mình nên nó trả lời là nó muốn Tommy cùng đi cấm trại với nó. Lúc đầu đám bạn từ chối vì không muốn có Tommy, ốm yếu, bịnh hoạn có mặt nhưng cuối cùng cũng đồng ý. Cả bọn đồng ý 6 giờ sáng ngày mai sẽ khởi hành sớm để kịp giờ đi đến trại. Tommy đã sẵn sàng lúc 5:30 sáng. Cả bọn 5 đứa cùng đi. Một dặm đầu lướt qua không có trục trặc. Tommy cố gắng đi theo nhịp của mọi người. Nó không muốn anh nó bị các bạn trách cứ. Nó cố gắng nhưng sức nó làm sao so sánh với Jason và các bạn của anh nó. Nó bắt đầu bước chậm. Các bạn của anh nó lo lắng vì sợ đến nơi trễ. Chúng tiếp tục bước nhanh và bỏ Jason và Tommy phía sau.
              “ Tommy, đưa cho anh cái túi sau lưng của em để em được nhẹ hơn” Jason đề nghị. Tommy đưa cho anh nó cái túi vừa nói:” Em rất tiếc làm gánh nặng cho anh. Em sẽ cố gắng hết sức em.”
              Sau 2 miles, Tommy cố gắng chống lại sự mệt nhọc. Mồ hôi nó đổ ra như tắm và nó bắt đầu thấy khó thở. Mấy đứa bạn của anh nó đã đi xa, khuất mất . Nó quỳ gối xuống và nói: “ Chắc em phải nghỉ một chút!” Nó vừa nói vừa khóc, nước mắt chảy trên gương mặt đầy bụi bậm. Jason nói : “ OK ! Em cứ ngồi nghỉ cho đến khi em thấy khỏe rồi mình đi tiếp!” Jason lo lắng nhìn Tommy và thấy Tommy đang thở một cách khó khăn.
              “ Anh Jason ! Em thấy đau nơi ngực” Nó lăn lộn trên đất. Jason vội chạy đến ôm Tommy vào lòng, lấy tay vuốt ngực, lưng em nó. Bỗng nó thấy thân mình em nó mềm nhũn đi. Tommy nhìn anh nó mà nước mắt trào ra và nói nhỏ : “Em thương anh Jason lắm!” Cuộc chiến với Tử thần của Tommy chấm dứt. Jason khóc . Nó biết em nó đã bỏ cuộc.
              Bốn mươi lăn phút sau, mấy đứa bạn của Jason trở lại vẫn còn thấy nước mắt trên mặt Jason.
              “ Hey! Jason, tại sao anh em mầy đi chậm như ... Thằng Ron ngưng nói khi nó thấy Jason còn khóc đang ôm xác Tommy gục đầu.
              “ Chuyện gì vậy ? Tommy ? Nó sao vậy ? Nó chết rồi hả ? ....
              “Ừ! Em tao chết rồi ! Nó cố gắng hết sức nó để tụi bây đừng chê trách nó. Tao sẽ mang nó về nhà.”
              Nó đưa xác em nó lên vai rồi bước xuống đồi. Cả bọn cùng trở về. Khoảng 30 phút sau, thằng Curt vỗ vai Jason nói: “Để tao tiếp mầy vác gánh nặng này một lát,. Mầy cần nghỉ mệt. “ Jason đáp: “ Cám ơn mầy. Đây không phải là gánh nặng. Đây là em tao !”
              Lời của Jason giúp chúng ta nhớ đến Chúa Jesus.
              Trong cuộc hành trình của chúng ta, chúng ta cố gắng bước theo Ngài, Ngài chờ đợi và đồng bước với chúng ta. Ngài sẽ nói “Hãy trao sự mệt mõi và gánh nặng cho Chúa” vì chúng ta là con cái của Ngài.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét