MUỐN CHÚA CHÚ Ý?
Lu-ca 18:9-14
LOÀI NGƯỜI ÐÁNH GIÁ LẪN NHAU
Quý vị có biết rằng trong 30 giây đầu tiên trong bất cứ cuộc tiếp xúc giữa người với người, một ấn tượng , có cảm tình hay không có cảm tình với người đối diện, đã được thành hình trong đầu óc của con người. Một cử chỉ, một lời nói, một nụ cười, một mái tóc rủ trên trán có thể quyết định sự thành công hay thất bại của một đời người. Hồi 1960, hai ứng cử viên Tổng Thống Kennedy và Nixon của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa trong bất phân thắng bại, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể thay đổi thế bất phân hiện tại. Vì vậy cuộc tranh luận trên truyền hình giữa hai người lần cuối sẽ rất quan trọng. Trong lần xuất hiện này, vì bất cẩn, Nixon để mái tóc xụ xuống tạo vẻ mệt mỏi và không đáng tin cậy và điều này đã làm cho ông mất chiếc ghế Tổng thống. Về sau vào năm 1993, ứng viên Tổng Thống Bush cha vì cúi xuống nhìn đồng hồ trong lúc tranh luận trên Truyền Hình cũng làm cho ông thất cử vì cử tri cho rằng ông không kiêng nhẫn, trông cho thời giờ tranh luận mau chóng chấm dứt chứng tỏ không quan tâm đến khán thính giả. Tổng thống Pol Pot của Campuchia đã giết những người mang kiếng trắng vì ông cho rằng đó là những người có học, thông minh và do đó sẽ chống đối chế độ của ông. Người ta thường đánh giá một người dựa vào bề ngoài, dựa vào một câu nói, dựa vào một hình dáng, một tướng đi.
MỘT VÍ DU TRONG MỘT HỘI THÁNH
Một người rất xấu xa, tội lỗi và vô tín quyết định đến một Hội Thánh của Chúa và muốn gia nhập làm hội viên của Hội Thánh này. Ông ta là người phạm tội tà dâm nhiều lần, say sưa và chưa bao giờ tin nhận Chúa. Khi ông ta vào nhà thờ, ông làm chứng gian trước hội chúng rằng ông từ trước tới nay sống đời thánh thiện và lớn lên trong một gia đình tin Chúa. Bởi thế, Hội thánh vui vẻ chấp nhận ông ta làm một hội viên của Hội Thánh. Khi ông ta về , khoe khoang với vợ về nhữngviệc đã xảy ra. Vợ ông là người tốt, đã tin Chúa nên không bằng lòng việc làm của chồng mình. Vợ ông trách ông là người gian dối, giả đạo đức và yêu cầu ông trở lại Hội Thánh, nói rõ sự thật, thú nhận lỗi lầm của mình. Cảm tạ Chúa vì Ngài đã dùng người vợ dùng lời nói yêu thương mà thay đổi lòng của người chồng. Người chống ăn năn về sự lừa dối của mình. Chúa Nhật tuần sau, ông trở lại Hội Thánh, với tấm lòng ăn năn, một lần nữa ông làm chứng trước Hội chúng tất cả những xấu xa trong đời sống của ông cộng với những lời nói gian dối của ông trong tuần trước.Ông nói đến sự tà dâm, ghiền rượu và những sự gian lận tội lỗi của mình và ông rất hối hận ăn năn về những gì ông đã làm trong quá khứ. Sau khi nghe ông ta trình bày, Hội Thánh quyết định thu hồi thẻ hội viên, không cho ông gia nhập Hội Thánh. Ông bước ra khỏi Hội Thánh trong lòng quặn thắt và suy nghĩ: Những người trong Hội Thánh thật kỳ lạ. Khi mình nói dối thì họ chấp nhận mình còn khi mình làm chứng sự thật thì họ từ chối mình”
CÂU CHUYỆN TRONG LU-CA 18
Chúa Jesus kể một câu chuyện về hai người với hai cá tánh khác nhau và dĩ nhiên kết quả trái ngược nhau. Một người kể chuyện tốt về mình để hy vọng gây sự chú ý của Chúa hầu được vào thiên đàng thì lại bị từ chối. Còn một người kể những chuyện xấu về mình và không mong gì được vào thiên đàng thì lại được vào. Xin hãy cùng nhau đọc câu Lu-ca 18:9 “ Ngài lại phán thí dụ này về kẻ cậy mình là người công bình và khinh dể kẻ khác”
CHÚA MUỐN DẠY AI ÐÂY ?
Nếu quý ông bà muốn biết mình có phải là người mà Chúa muốn dùng thí dụ này để dạy dỗ mình hay không, tôi có vài câu hỏi cùng quý ông bà. - Quý vị có bao giờ nhìn vào những người không đi nhà thờ mà nghĩ rằng mình tốt hơn hơn họ vì mình đi nhà thờ thường xuyên hơn họ không? Nếu có, Chúa đang nói với quý vị thí dụ này đó. - Quý vị có nghĩ rằng quý vị tốt hơn những người đang bị ngồi tù bởi vì quý vị là người tự do đi lại không? Nếu có, Chúa đang nói với quý vị thí dụ này đó. - Quý vị có nghĩ rằng quý vị có đời sống tốt hơn những người đang ly dị chồng hay vợ vì quý vị có gia đình đầy đủ vợ chồng không? Nếu có, Chúa đang nói với quý vị thí dụ này đó. - Quý vị có nghĩ rằng rất nhiều người có cuộc sống tâm linh, đạo đức thua xa quý vị không? Nếu có, Chúa đang nói với quý vị thí dụ này đó. Tôi tin rằng đa số chúng ta, nếu tôi không muốn nói tất cả chúng ta tự thấy qua một góc cạnh nào đó, lời phán của Chúa trong thí dụ là lời phán cho chính bản thân mình bởi vì bằng cách nào đó đã có lần chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đã vấp phạm một điều là chúng ta cố ý muốn được Chúa chú ý đến mình. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu điều gì sẽ làm Chúa chú ý và điều gì Chúa không quan tâm đến. ÐIỀU THỨ NHẤT: Ðiều Chúa chú ý là khi chúng ta không cố làm cho Chúa chú ý. Xin cùng đọc câu 10- 12. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tôi tin rằng quý vị thấy người Pha-ra-si nầy có phần tự kiêu, tự đại phải không? Ông ta nói quá nhiều về cái TÔI . Cái “tôi “ xuất hiện trong bảng liệt kê những đức tính tốt . Oâng ta muốn nói rằng ông là người đạo đức, người tôn sùng đạo. Nhưng vấn đề là đạo của ông không có trong lòng ông. Ông cho mình là trung tâm của sự công bình. Ông muốn mọi người biết ông là người trọn vẹn.
KIÊNG ĂN NHIỀU HƠN
Trước hết ông kiêng ăn mỗi tuần hai lần. Theo Ngũ Kinh, luật của Cựu Ước chỉ đòi hỏi người Do Thái kiêng ăn mỗi năm một lần vào lễ Xức Dầu. Ông Pha-ra-si này kiêng ăn 103 lần nhiều hơn.
DÂNG HIẾN NHIỀU HƠN
Tiếp theo chúng ta đọc rằng ông ấy dâng hiến phần mười tất cả mọi điều ông ta làm chủ. Luật dâng hiến của Cựu Ước chỉ đòi hỏi dâng phần mười lợi tức mà thôi. Ông ta dâng hiến phần mười tất cả những gì ông ta có. Nói cách khác ông dâng hiến nhiều hơn luật định. Ðiều này không có gì sai quấy cả mà trái lại còn tốt là đàng khác. Tuy nhiên vấn đề ở đây là ông ta tưởng rằng, mà hiện nay cũng có nhiều người cũng đang nghĩ như ông ta, việc làm tốt lành đó sẽ giúp ông ta lấy cảm tình với Chúa nhiều hơn. Ông ấy nghĩ rằng Chúa sẽ chấp nhận ông ta dựa trên những gì mà ông ta đã làm. Ông là người tin vào điều mình làm và hãnh diện vì điều đó.
ÁP DỤNG CHO CHÚNG TA
Tôi muốn dùng chỗ này để áp dụng vào đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta tin rằng – làm lễ báp têm, làm hội viên của một hay nhiều nhà thờ, tham dự nhiều buổi thờ phượng , làm công việc cho Chúa mà không để Chúa thay đổi con người của mình, không để Chúa vào lòng mình, không sửa đổi để Chúa chấp nhận mình, chúng ta đã tự lừa dối chính mình, nhưng chúng ta không thể lừa dối được Chúa đâu.
ÐIỀU QUAN TRỌNG LÀ SỰ TÁI SINH THẬT SỰ
Ðiều quan trọng của một con cái Chúa là sự tái sinh. Phải thay đổi lối sống cũ từ bên trong, phải có sự thay đổi trong mối tư duy, sự suy nghĩ, hành động của chúng ta bắt nguồn từ sự thay đổi này, nó bắt nguồn bằng sự tái sinh thật sự. Ðừng dại dột làm cho Chúa chú ý đến mình.
VÍ DU EM BÉ ÐƯỢC BẦU LÀ VÊNH VÁỌ
Tôi có nghe kể một em bé học lớp 5. Em đi học về hớn hở khoe với cha mẹ em rằng em được các bạn trong lớp bầu làm đưa con gái đẹp nhất lớp. Ngày hôm sau, em lại vui hơn khi về nhà để khoe với cha mẹ rằng em được chọn là đứa thành công nhất trong lớp. Lại ngày kế tiếp, em lại khoe với cha mẹ em rằng lần thứ ba em được lớp chọn là người được nổi tiếng nhất trong lớp của em. Nhưng ngày hôm sau, em về nhà lòng buồn bực, giận dữ. Mẹ em hỏi : Con bị thua lần này phải khôg?. Em nói : không phải , con đã thắng một lần nữa! Mẹ em hỏi: Vậy lần này con thắng cái gì mà con giận như vẩy? Chúng nó bầu con là người vênh váo nhất lớp.
CÁI TÔI CỦA NGƯỜI PHA-RA-SI
Người Pha ra si có lẽ cũng thắng giải này, dành cho người vênh váo, tự cao tự đại. Năm lần chữ “ TÔI” hiện diện trong hai câu kinh văn. - Tôi tạ ơn Ngài - Tôi không phải như người khác - Tôi không phải như người thu thuế này - Tôi kiêng ăn một tuần hai lần - Tôi nộp 1/10 về mọi món mà tôi sở hữu. Ông tự cao về cái tôi của mình và coi thường ý muốn của Ðức Chúa Trời. Hãy đọc lời cảm tạ của ông ta : Tạ ơn Chúa đã cho tôi không như những người khác: tham lam, bất nghĩa, gian dâm cũng như người thâu thuế này” Ðây là một lời tạ ơn đầy sự kêu ngạo, khoe mình. Thật ra ông ta đã giống những người khác vì“ mọi người đều đã phạm tội làm mất sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời.
VÍ DỤ NGƯỜI XỮ TỘI ĂN TRỘM
Có một người kia bị đưa ra tòa về tội ăn trộm. Anh ta bị dẫn đến trước ông Chánh án. Quan tòa nói rằng: Anh có thể chọn tôi hay một người nào đó trong dự thẩm đoàn để xử vụ án này. Anh trộm này suy nghĩ một lúc rồi hỏi lại “ Thưa quan tòa, các ông trong dự thẩm đoàn này thuộc thành phần nào vậy? Ông chánh án trả lời: Họ tất cả đều thuộc thành phần như anh vậy. Tên trộm vội vàng trả lời : Tôi không muốn bị xử bởi một nhóm trộm cắp đâu.” Chúng ta không thể xét xử hay phê phán người khác. Bởi vì không có sự phân biệt giữa kẻ tội nhiều hay tội ít. Tất cả con người đều phạm tội trước mặt Ðức Chúa Trời. Chớ nên vênh váo khoe mình trước mặt Ðức Chúa Trời vì chúng ta đều là kẻ phạm tội.
ÐIỀU THỨ HAI:
Khiêm nhường làm Chúa Chú ý Bây giờ chúng ta nói đến nhân vật thứ hai trong câu chuyện ví dụ của Chúa Jesus. Ðó là người thu thuế. Thời đó sự cách biệt giữa người thu thuế và người Pha-ra-si Giống như sự cách biệt giữa người ma cô và Giáo hòang. - Người thu thuế là một lớp người cặn bả của xã hội Do Thái. Họ tang thuế do chính quyền đô hộ La mã ấn định để bỏ túi. - Họ giống như người cướp bánh kẹo của em bé. - Họ là người ăn chận check welfare của người nghèo. - Họ bi xem là những kẻ phản quốc ví bắt tay với chính quyền đô hộ và hà hiếp dân lành. - Họ không được mời ra làm chứng trước tòa án, họ không được giử chức vụ trong chính quyền địa phương. Họ bị coi là thành phần bất xứng. Họ bị coi là những kẻ nói dối,lường gạt, phản bội, bịp bợm và trụy lạc. Nhưng trong ví dụ này, chúng ta thấy có sự thay đổi kỳ lạ. Người Pha-ra-si cố gắng làm Chúa chú ý đến mình nhưng không kết quả. Trái lại, người thu thuế hoàn tòan không có hành động hay lời nói nào có ý định làm cho Chúa chú ý đến mình nhưng chính điều này làm cho Chúa chú ý đến người thu thuế. Chúa chú ý đến tấm lòng khiêm cung của con người. Nếu người Pha-ra-si hãnh diện về mình bao nhiêu thì người thu thuế khiêm nhường, hạ mình bấy nhiêu.
TƯ CÁCH NGƯỜI THU THUẾ -
Hãy cùng đọc câu 13: “ người thu thuế đứng xa xa” rồi đối chiếu với người Pha-ra-si đứng giữa sân, giữa thanh thiên bạch nhựt mà cầu nguyện. - Rồi chúng ta đọc tiếp,người thu thuế “ không dám ngước mắt lên trời “ và người Pha-ra-si có lẽ hãnh diện nhìn lên khi cầu nguyện kể lể những thành tích của mình. Người thu thuế “đấm ngực mà cầu nguyện. Ông này cầu nguyện với một tấm lòng tan vỡ. - Ông ta cầu xin Chúa thương xót ông vì ông biết ông là kẻ có tội. Chúa nghe lời cầu nguyện của hai người và Chúa phán rằng: “ người này được xưng công bình hơn người Pha-ra-si kia” Nếu từ ngoài nhìn vào cuộc sống của hai người, chắc ai ai cũng cho rằng người Pha-ra-si sống gần với Chúa hơn người thu thuế nhưng nếu nhìn từ bên trong lòng của hai người thì người thu thuế là người gần với Chúa hơn. Thi thiên 34:18 ghi rằng: “ Ðức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương và cứu kẻ nào có tâm hồn thống hối”
ÐIỀU THỨ BA:
Chúa muốn con người thành thật Một điều khác sẽ làm Chúa chú ý là tấm lòng thành thật. “ Xin Chúa thương xót con vì con là kẻ có tội” Ðộng từ “ thương xót” dịch từ tiếng Anh là “merciful” mà tiếng Hê-bơ-rơ nguyên gốc là “kippur” có nghĩa là “chuộc tội “. Và chữ chuộc tội bắt nguồn từ chữ “bao che” (cover). Lời cầu nguyện của người thu thuế có một ý nghĩa hết sức là thấm thía: Con bày tấm lòng đầy tội lỗi của con để xin Chúa che phủ, tẩy xóa cho con”. Ðó là những gì Chúa muốn nghe. Nó phát xuất từ tấm lòng thành thật, ăn năn, biết tội lỗi của mình và cầu xin được tha thứ, che chở. Câu chuyện này do Chúa Jesus đích thân nói ra để dạy chúng ta một nguyên tắc. Có một điều tệ hơn tội lỗi. Ðó là không nhận mình là người có tội.
LỜI KẾT LUẬN CỦA CHÚA JESUS
Câu 14: “ Ta nói cùng các người, người này trở về nhà mình được xưng công bình hơn người kia vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên” Lời kết luận của Chúa Jesus có thể làm người nghe ngạc nhiên. Nên nhớ người Pha-ra-si đội nón trắng, người thu thuế đội nón đen. Nếu lấy ý kiến của dân chúng để theo ý của họ ai là người được Chúa chấp nhận và ai là người được an tòan về sống ở thiên đàng, có lẽ người Pha-ra-si sẽ được đồng thanh chọn và chỉ có một phiếu chống. Ðó là phiếu của Ðức Chúa Trời.
ÁP DỤNG VÀO ÐỜI SỐNG CHÚNG TA
Tôi muốn mang câu chuyện này áp dụng cho cuộc sống hiện nay của chúng ta. Chúng ta học được nhiều bai học qua câu chuyện này 1. Trước hết chúng ta học được rằng điều quan trọng nhất không phải mình thấy mình như thế nào mà chính Chúa thấy chúng ta như thế nào. 2. Ðiều thứ hai khi chúng ta nhìn Chúa theo cách mà chúng ta nên nhìn thì chúng ta sẽ thấy mình là người như thế nào. 3. Sau cùng lòng thương xót của Chúa không phải ban cho chúng ta vì chúng ta đáng được có mà Ngài ban cho chúng ta khi chúng ta cầu xin khi chúng ta cần có.
KẾT LUẬN
Một câu chuyện xưa. Có một người đó không biết nhờ cơ hội nào mà gia nhập vào một ban nhạc của hoàng đế Trung hoa. Anh ta không biết chơi đàn hay thổi sáo và không biết đọc một nốt nhạc nào cả. Khi ban nhạc thực tập hay trình diễn, anh ta đưa ống sáo lên miệng giống như thổi nhưng thật ra không phát ra một âm thanh nào cả. Ðiều này xảy ra nhiều năm và anh nhận lãnh lương rất hậu hỉ. Dĩ nhiên anh ta có một cuộc sống thoải mái với bổng lộc này. Rồi việc gì phải xảy ra đã xảy ra. Hòang đế muốn nghe các nhạc sĩ trong ban nhạc chơi độc tấu. Dĩ nhiên tin này như sét đánh ngang tai anh chàng thổi sáo này. Anh không còn đủ thì giờ để học cách thổi sáo nữa. Anh định cáo lỗi viện cớ đau yếu nhưng làm sao qua mặt được viện ngự y trong triều. Ðến ngày trình diễn, anh ta dùng thuốc độc để tự sát. Ðể giải thích cho cái chết của anh ta, người ta ghi ra lý do : “ Người nghệ sĩ này từ chối đối diện với âm nhạc” Cách là Chúa chú ý là đối diện với tội lỗi. Chúng ta quyết định là đối diện với tội lỗi của mình bây giờ hay là chờ lúc đứng trước tòa phám xét. Ðối diện ngay bây giờ để có thì giờ học hỏi để mà sửa đổi. Hay chờ đến lúc nước ngập tới trôn, quá trễ để bị đuổi ra khỏi ban nhạc và cộng thêm tội dối gian. - Khi chúng ta phát hiện rằng cuộc sống hiện tại của mình thực sự chưa có Chúa trong lòng, - Khi chúng ta phát hiện cuộc đời của chúng ta chỉ có hình thức như người Pha-ra-si hay biết mình còn dấp phạm nhiều lỗi lầm, bất cứ lúc nào, bất cứ tại đâu Chúng ta hãy bắt chước người thu thuế này mà van xin cùng Chúa: “ Lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ có tội”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét