CÂU HỎI: Nếu Chúa đặt để số phận cho từng người thì như vậy có phải là Chúa sẽ căn cứ vào “luật nhân quả’ cho người nầy nhận được sự may mắn và giàu sang, hay người kia bị khổ sở, khuyết tật, nghèo hèn? Nếu không, thì Chúa sẽ căn cứ trên những điều gì để đặt để cho những số phận khác nhau (vì Chúa là Đấng công bình, nhân từ và tràn đầy tình yêu thương).
TRẢ LỜI:
Chào anh Trần Quang. Chào Quý Vị thính giả Đài Tiếng Nói VN Hải Ngoại. Cảm ơn Vị Thính giả đã gởi câu hỏi đến chúng tôi, câu hỏi của Vị Thính giả hôm nay làm tôi nhớ đến một người đã hỏi tôi rằng: “Thưa Mục sư, con người có số mệnh không?” Tôi trả lời: “Có người nói giày dép còn có số, huống chi con người. Tôi đồng ý, con người có số, nhưng cảm ơn Chúa vì Ngài đã không cho chúng ta biết mình số mấy”.
Trước hết: Kinh thánh nói gì về “Số Phận” và Nhân Quả”?
Nói đến ‘Số Phận” hay số mệnh, tôi thường thấy có hai khuynh hướng khác nhau.
TRẢ LỜI:
Chào anh Trần Quang. Chào Quý Vị thính giả Đài Tiếng Nói VN Hải Ngoại. Cảm ơn Vị Thính giả đã gởi câu hỏi đến chúng tôi, câu hỏi của Vị Thính giả hôm nay làm tôi nhớ đến một người đã hỏi tôi rằng: “Thưa Mục sư, con người có số mệnh không?” Tôi trả lời: “Có người nói giày dép còn có số, huống chi con người. Tôi đồng ý, con người có số, nhưng cảm ơn Chúa vì Ngài đã không cho chúng ta biết mình số mấy”.
Trước hết: Kinh thánh nói gì về “Số Phận” và Nhân Quả”?
Nói đến ‘Số Phận” hay số mệnh, tôi thường thấy có hai khuynh hướng khác nhau.
- Có người cho rằng cái số của mình Trời đã định như vậy, dù có làm gì cũng không thoát khỏi. Do đó, có những câu nói như: Vận nghèo đi tới xứ Ngô cũng nghèo, nói theo giọng miền Trung VN là: Vận nghèo đi đến xứ mô cũng nghèo; hoặc: Con vua thì được làm vua, con của thầy chùa thì quét lá đa. Những người có khuynh hướng nầy sống thụ động, buông xuôi, thường dựa vào tôn giáo để cầu an.
- Ngược lại, cũng có khuynh hướng cho rằng con người có thể quyết định vận mệnh của mình, với câu: Nhân định thắng thiên, hoặc có công mài sắt, có ngày nên kim, hoặc: chăn trâu cũng có kẻ anh hùng. Những người có khuynh hướng nầy sống năng nổ hơn, đôi khi trở thành tự cao nếu thành công.
Trong khi đó, tôi tin rằng Vị Thính giả của chúng tôi muốn biết là Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời nói gì về Số Phận. Tôi xin giới thiệu vài câu Kinh thánh nói về Số Phận như sau:
- Sáng. 2:16-17, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời truyền phán với con người rằng: con (tức là A-đam, tổ phụ của loài người) được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về trái của cây biết điều thiện và điều ác thì con không được ăn; vì ngày nào con ăn trái cây đó, chắc chắn con sẽ chết” (Bản Hiệu Đính). Chúa không bắt buộc con người ăn trái loại cây nào, Chúa để con người tự chọn.
- Phục truyền 30:19, “Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống.
- Math. 7:13-14, Chúa Jêsus phán: “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít”.
Qua Lời Chúa dạy, chúng ta thấy hai điều:
THỨ I: Chúa không định số phận của con người, nhưng Chúa cho con người nhận ra con người đứng trước ngã ba đường và con người có quyền tự do quyết định số phận của con người.
THỨ 2: Chúa cho con người thấy hình ảnh và kết quả của hai con đường, để con người tự quyết định chọn số phận của mình: hoặc được tiếp tục ở trong vườn Phước Hạnh của Chúa ban, được sự sống, được phước lành; hoặc chọn cái chết, sự rủa sả, bị hư mất đời đời.
Rõ ràng Chúa không định số phận cho con người, mà chính con người chúng ta tự định số phận của mình.
Bây giờ, tôi xin nói về Luật Nhân Quả trong Kinh thánh:
Điều chắc chắn là Kinh thánh có nói về Luật nhân quả, gieo cái nhân nào thì sẽ gặt cái trái đó.
Thí dụ: Ông Gia-cốp đã gạt cha, gạt cậu, thì chính ông cũng bị những người con của ông gạt lại ông. Vua Đa-vít cướp vợ của người khác thì bị con trai của ông là Áp-sa-lôm cướp những phi tần của vua. Lời Chúa nhiều lần nói đến Luật Nhân Quả: “Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều” (II Côr. 9:6), “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời” (Gal. 6:7-8).
Như vậy, Lời Chúa khẳng định gieo gì gặt nấy, đôi khi còn gặt nhiều hơn như Chúa phán: “Vì chúng nó đã gieo gió và sẽ gặt bão lốc” (Ôsê 8:7). Đáng sợ hơn nữa là nếu chúng ta gieo cho xác thịt, nghĩa là chỉ muốn sống cho thỏa mãn xác thịt mình thì sẽ gặt lấy sự hư mất đời đời; còn nếu chúng ta gieo cho Thánh Linh, nghĩa là vâng lời Chúa bằng lòng ăn năn tội, tiếp nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình thì sẽ gặt lấy sự sống đời đời.
Nếu Quý vị thính giả và Vị Thính giả có câu hỏi nầy đọc Kinh thánh sẽ thấy rất nhiều bằng cớ những người gieo cho xác thịt đã gặt lấy sự hư mất; còn những người gieo cho Thánh Linh thì được sự sống đời đời, như:
THỨ I: Chúa không định số phận của con người, nhưng Chúa cho con người nhận ra con người đứng trước ngã ba đường và con người có quyền tự do quyết định số phận của con người.
THỨ 2: Chúa cho con người thấy hình ảnh và kết quả của hai con đường, để con người tự quyết định chọn số phận của mình: hoặc được tiếp tục ở trong vườn Phước Hạnh của Chúa ban, được sự sống, được phước lành; hoặc chọn cái chết, sự rủa sả, bị hư mất đời đời.
Rõ ràng Chúa không định số phận cho con người, mà chính con người chúng ta tự định số phận của mình.
Bây giờ, tôi xin nói về Luật Nhân Quả trong Kinh thánh:
Điều chắc chắn là Kinh thánh có nói về Luật nhân quả, gieo cái nhân nào thì sẽ gặt cái trái đó.
Thí dụ: Ông Gia-cốp đã gạt cha, gạt cậu, thì chính ông cũng bị những người con của ông gạt lại ông. Vua Đa-vít cướp vợ của người khác thì bị con trai của ông là Áp-sa-lôm cướp những phi tần của vua. Lời Chúa nhiều lần nói đến Luật Nhân Quả: “Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều” (II Côr. 9:6), “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời” (Gal. 6:7-8).
Như vậy, Lời Chúa khẳng định gieo gì gặt nấy, đôi khi còn gặt nhiều hơn như Chúa phán: “Vì chúng nó đã gieo gió và sẽ gặt bão lốc” (Ôsê 8:7). Đáng sợ hơn nữa là nếu chúng ta gieo cho xác thịt, nghĩa là chỉ muốn sống cho thỏa mãn xác thịt mình thì sẽ gặt lấy sự hư mất đời đời; còn nếu chúng ta gieo cho Thánh Linh, nghĩa là vâng lời Chúa bằng lòng ăn năn tội, tiếp nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình thì sẽ gặt lấy sự sống đời đời.
Nếu Quý vị thính giả và Vị Thính giả có câu hỏi nầy đọc Kinh thánh sẽ thấy rất nhiều bằng cớ những người gieo cho xác thịt đã gặt lấy sự hư mất; còn những người gieo cho Thánh Linh thì được sự sống đời đời, như:
- Tổ phụ loài người là A-đam và Ê-va đã gieo cho xác thịt qua việc ăn trái cây mà Chúa dặn không nên ăn, nhưng vì thấy trái của cây đó đẹp, bộ ăn ngon, và để mở trí khôn, tất cả đều để thỏa sự tham muốn của xác thịt. Kết quả là đã gặt lấy hậu quả kinh khiếp: mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bị rủa sả, chịu đau đớn, cực khổ, đổ mồ hôi cho đến ngày trở về bụi đất, lại còn bị hình phạt đời đời nơi địa ngục hồ lửa, khiến dòng dõi loài người cũng chịu cùng án phạt.
- Chúa Jêsus cũng nói đến một người nhà giàu chỉ lo ăn ngon mặc đẹp, thỏa mãn xác thịt mà không quan tâm đến anh em nghèo khổ ngồi trước cửa, không quan tâm đến Lời Chúa dạy. Hậu quả là phải vào nơi khổ hình.
Nhân câu hỏi nầy, tôi xin phép được khuyên Quý Vị Thính Giả và Bạn Thính giả hôm nay, hãy dành chút thì giờ bình tâm suy nghĩ để quyết định số phận phước hạnh cho chính mình, quyết định chọn sự sống bình an trên đất và sự sống đời đời nơi Thiên đàng vinh hiển bằng cách vâng Lời Chúa dạy: ăn năn tội và tin nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của chính mình. Nếu hôm nay Bạn từ chối Lời Chúa dạy, thì đó là Bạn đã quyết định số phận hư mất cho chính bạn. Lời Chúa khuyên Bạn: Hãy chọn sự sống; hãy vào cửa hẹp.
PHẦN THỨ HAI CỦA CÂU HỎI: Có phải Chúa căn cứ vào Luật Nhân Quả cho người nầy nhận được sự may mắn và giàu sang, hay bị khổ sở, khuyết tật, nghèo hèn?
Để trả lời cho phần câu hỏi nầy, ai trong chúng ta cũng biết rằng giàu nghèo do nhiều yếu tố: có khi tại Trời như câu: phú quý do thiên, nhưng cũng do cách sống như câu: Đại phú do thiên, tiểu phú do cần (là cần kiệm); hoặc như câu: Nghèo trẻ chớ vội lo, giàu trẻ chớ vội mừng, nghĩa là giàu nghèo có thể thay đổi; hoặc như câu: Tọa thực sơn băng, ngồi ăn núi lỡ, nghĩa là giàu có tiền bạc cao như núi mà chỉ ngồi ăn thì núi cũng lỡ. Nói chung, có khi gặp hoàn cảnh thuận lợi có thể phất lên giàu, nhưng giàu cũng do biết siêng năng làm lụng, sống cần kiệm.
Xét về tinh thần, giàu chưa hẳn là sung sướng vì nhân vô sự tiểu thần tiên, mà nghèo chưa hẳn là khổ. Có người nói:Nghèo không phải là khổ, không chịu nổi cảnh nghèo mới khổ. Dĩ nhiên, khuyết tật làm cho con người chịu nhiều thiệt thòi, nhưng cũng có nhiều người khuyết tật đã sống đời sống ý nghĩa, ích lợi cho nhân loại.
Với Lời Chúa trong Kinh thánh cho chúng ta biết nguyên nhân gây ra những sự bất hạnh, khổ sở, bịnh tật, nghèo hèn, đó là do tổ phụ loài người chúng ta theo sự cám dỗ của ma quỉ, phạm tội không vâng lời Đức Chúa Trời, lại không chịu ăn năn, nên từ tội lỗi đó sinh ra bao nhiêu đau khổ trên thế giới và trên loài người. Từ tội lỗi đó, Kinh thánh phán: Đức Chúa Trời dựng nên người ngay thẳng, nhưng loài người thì tìm ra lắm mưu kế, nghĩa là tội lỗi cứ gia tăng, sự đau khổ, bịnh tật, nghèo hèn cứ phát triển.
Qua đó, Kinh thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời không căn cứ vào Luật Nhân Quả mà cho người thế nầy người thế kia, nhưng loài người phải ăn cái ‘quả’ hay cái trái từ cái ‘nhân tội lỗi’ loài người chúng ta đã gieo, đã trồng, tức là cái ‘quả’ hay cái trái do tổ phụ loài người và chính mỗi người chúng ta đã trồng ‘cái nhân tội lỗi’ (Thi. 51:3, 5). Kinh thánh khẳng định: Tiền công của tội lỗi là sự chết (Rôma 6:23), Kinh thánh cũng phán: Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn lòng tư dục cưu mang sanh ra tội ác; khi tội ác đã trọn, sanh ra sự chết (Giacơ 1:14-15).
Đó cũng chính là lý do Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời Tạo Hóa đã đến thế gian cách đây 2012 năm, Kinh thánh phán: “Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy… (I Tim. 1:15). Chúa Jêsus Christ không đến thế gian để lập một tôn giáo, không đến để dạy con người làm lành lánh dữ, nhưng Chúa Jêsus đến thế gian để giải quyết cái ‘nhân tội lỗi’ đã khiến con người đau khổ, bịnh tật, sang hèn, không phải giải quyết bằng những giáo thuyết, cũng không giải quyết bằng cách biểu diễn những phép lạ, nhưng bằng cách dùng chính thân Ngài tình nguyện chịu chết trên cây thập tự đền tội cho loài người, hầu cho hễ người nào ăn năn tội mình, tiếp nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình, tức thì tội lỗi được tha, được Chúa nhận làm con của Đức Chúa Trời, được Chúa ở cùng, không bị hình phạt nơi hồ lửa đời đời nhưng được hưởng phước hạnh vinh hiển trên Thiên đàng với Chúa đời đời.
PHẦN SAU CÙNG CỦA CÂU HỎI, Bạn thính giả đã ghi: Vì Chúa là Đấng Công Bình, Nhân Từ và tràn đầy tình yêu thương.
Tôi thật cảm ơn Chúa vì Bạn thính giả của chúng tôi đã vượt qua được một điểm khó nhất của loài người, ấy là nhìn nhận CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI, chẳng những vậy, bạn Thính giả của chúng tôi còn nhìn nhận Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình, nghĩa là Đức Chúa Trời là Đấng ban ơn đến ngàn đời cho kẻ tìm kiếm và tin Ngài; đồng thời cũng là Đấng chẳng kể kẻ có tội là vô tội và sẽ phạt kẻ có tội đến ba bốn đời.
Bạn Thính giả của chúng tôi cũng nhìn nhận Chúa là Nhân Từ và tràn đầy tình yêu thương. Quả đúng như vậy, nhiều lần Kinh thánh nói đến Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã đến thế gian là Chúa Jêsus giáng sanh chịu chết đền tội cho chúng ta. Kinh thánh phán: “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, đang lúc chúng ta còn là người có tội, thì Chúa Jêsus vì chúng ta chịu chết” (Rôma 5:8).
Tuy nhiên, nhìn nhận Chúa như vậy mà thôi, thì giống như một người bịnh đến Bác sĩ điều trị. Bác sĩ cho người bịnh đó thuốc tốt. Khi người đó ra về bèn đến khoe với những người chung quanh rằng: Tôi bịnh nặng lắm, tôi đi khám bác sĩ kia rất giỏi, Bác sĩ cho thuốc hay. Rồi người đó cứ đi khoe như vậy với người nầy người khác mãi. Theo bạn, làm như người bịnh nầy có hết bịnh không? Chắc chắn là không. Người bịnh đó cần uống thuốc vào.
Do đó Bạn Thính già của chúng tôi và bất cứ vị thính giả nào nghe chương trình Con Đường Vĩnh Phúc, cảm biết mình có tội với Chúa, biết Chúa là công bình không kể có tội là vô tội, Chúa sẵn sàng phạt kẻ có tội không chịu ăn năn ngay trong đời nầy cũng như phạt trong đời sau đời đời; đồng thời biết Chúa nhân từ và tràn đầy tình yêu thương, Chúa sẵn sàng ban ơn đến ngàn đời cho người tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình ngay trong đời nầy cũng như ban sự sống vĩnh phúc đời sau. Biết như thế chưa đủ, Chúa muốn Quý Vị cũng như chúng tôi lấy đức tin mở lòng mời Chúa Jêsus ngự vào lòng mình, xin Chúa tha tội và để Chúa làm Chủ đời sống của mình. Chúa phán: “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta” (Khải. 3:20).
Đây là giờ quyết định cho Quý Vị Thính Giả và Bạn Thính Giả của chúng tôi để chọn cho mình số phận, hoặc được sự sống vĩnh phúc, hoặc bị hình phạt đời đời. Hãy gieo cái ‘Nhân’ ăn năn và tin nhận Chúa Jêsus ngay bây giờ, để nhận ngay tức thì cái ‘Quả’ vĩnh phúc thay vì vĩnh hình.
Muốn Thật Hết Lòng!
PHẦN THỨ HAI CỦA CÂU HỎI: Có phải Chúa căn cứ vào Luật Nhân Quả cho người nầy nhận được sự may mắn và giàu sang, hay bị khổ sở, khuyết tật, nghèo hèn?
Để trả lời cho phần câu hỏi nầy, ai trong chúng ta cũng biết rằng giàu nghèo do nhiều yếu tố: có khi tại Trời như câu: phú quý do thiên, nhưng cũng do cách sống như câu: Đại phú do thiên, tiểu phú do cần (là cần kiệm); hoặc như câu: Nghèo trẻ chớ vội lo, giàu trẻ chớ vội mừng, nghĩa là giàu nghèo có thể thay đổi; hoặc như câu: Tọa thực sơn băng, ngồi ăn núi lỡ, nghĩa là giàu có tiền bạc cao như núi mà chỉ ngồi ăn thì núi cũng lỡ. Nói chung, có khi gặp hoàn cảnh thuận lợi có thể phất lên giàu, nhưng giàu cũng do biết siêng năng làm lụng, sống cần kiệm.
Xét về tinh thần, giàu chưa hẳn là sung sướng vì nhân vô sự tiểu thần tiên, mà nghèo chưa hẳn là khổ. Có người nói:Nghèo không phải là khổ, không chịu nổi cảnh nghèo mới khổ. Dĩ nhiên, khuyết tật làm cho con người chịu nhiều thiệt thòi, nhưng cũng có nhiều người khuyết tật đã sống đời sống ý nghĩa, ích lợi cho nhân loại.
Với Lời Chúa trong Kinh thánh cho chúng ta biết nguyên nhân gây ra những sự bất hạnh, khổ sở, bịnh tật, nghèo hèn, đó là do tổ phụ loài người chúng ta theo sự cám dỗ của ma quỉ, phạm tội không vâng lời Đức Chúa Trời, lại không chịu ăn năn, nên từ tội lỗi đó sinh ra bao nhiêu đau khổ trên thế giới và trên loài người. Từ tội lỗi đó, Kinh thánh phán: Đức Chúa Trời dựng nên người ngay thẳng, nhưng loài người thì tìm ra lắm mưu kế, nghĩa là tội lỗi cứ gia tăng, sự đau khổ, bịnh tật, nghèo hèn cứ phát triển.
Qua đó, Kinh thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời không căn cứ vào Luật Nhân Quả mà cho người thế nầy người thế kia, nhưng loài người phải ăn cái ‘quả’ hay cái trái từ cái ‘nhân tội lỗi’ loài người chúng ta đã gieo, đã trồng, tức là cái ‘quả’ hay cái trái do tổ phụ loài người và chính mỗi người chúng ta đã trồng ‘cái nhân tội lỗi’ (Thi. 51:3, 5). Kinh thánh khẳng định: Tiền công của tội lỗi là sự chết (Rôma 6:23), Kinh thánh cũng phán: Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn lòng tư dục cưu mang sanh ra tội ác; khi tội ác đã trọn, sanh ra sự chết (Giacơ 1:14-15).
Đó cũng chính là lý do Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời Tạo Hóa đã đến thế gian cách đây 2012 năm, Kinh thánh phán: “Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy… (I Tim. 1:15). Chúa Jêsus Christ không đến thế gian để lập một tôn giáo, không đến để dạy con người làm lành lánh dữ, nhưng Chúa Jêsus đến thế gian để giải quyết cái ‘nhân tội lỗi’ đã khiến con người đau khổ, bịnh tật, sang hèn, không phải giải quyết bằng những giáo thuyết, cũng không giải quyết bằng cách biểu diễn những phép lạ, nhưng bằng cách dùng chính thân Ngài tình nguyện chịu chết trên cây thập tự đền tội cho loài người, hầu cho hễ người nào ăn năn tội mình, tiếp nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình, tức thì tội lỗi được tha, được Chúa nhận làm con của Đức Chúa Trời, được Chúa ở cùng, không bị hình phạt nơi hồ lửa đời đời nhưng được hưởng phước hạnh vinh hiển trên Thiên đàng với Chúa đời đời.
PHẦN SAU CÙNG CỦA CÂU HỎI, Bạn thính giả đã ghi: Vì Chúa là Đấng Công Bình, Nhân Từ và tràn đầy tình yêu thương.
Tôi thật cảm ơn Chúa vì Bạn thính giả của chúng tôi đã vượt qua được một điểm khó nhất của loài người, ấy là nhìn nhận CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI, chẳng những vậy, bạn Thính giả của chúng tôi còn nhìn nhận Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình, nghĩa là Đức Chúa Trời là Đấng ban ơn đến ngàn đời cho kẻ tìm kiếm và tin Ngài; đồng thời cũng là Đấng chẳng kể kẻ có tội là vô tội và sẽ phạt kẻ có tội đến ba bốn đời.
Bạn Thính giả của chúng tôi cũng nhìn nhận Chúa là Nhân Từ và tràn đầy tình yêu thương. Quả đúng như vậy, nhiều lần Kinh thánh nói đến Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã đến thế gian là Chúa Jêsus giáng sanh chịu chết đền tội cho chúng ta. Kinh thánh phán: “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, đang lúc chúng ta còn là người có tội, thì Chúa Jêsus vì chúng ta chịu chết” (Rôma 5:8).
Tuy nhiên, nhìn nhận Chúa như vậy mà thôi, thì giống như một người bịnh đến Bác sĩ điều trị. Bác sĩ cho người bịnh đó thuốc tốt. Khi người đó ra về bèn đến khoe với những người chung quanh rằng: Tôi bịnh nặng lắm, tôi đi khám bác sĩ kia rất giỏi, Bác sĩ cho thuốc hay. Rồi người đó cứ đi khoe như vậy với người nầy người khác mãi. Theo bạn, làm như người bịnh nầy có hết bịnh không? Chắc chắn là không. Người bịnh đó cần uống thuốc vào.
Do đó Bạn Thính già của chúng tôi và bất cứ vị thính giả nào nghe chương trình Con Đường Vĩnh Phúc, cảm biết mình có tội với Chúa, biết Chúa là công bình không kể có tội là vô tội, Chúa sẵn sàng phạt kẻ có tội không chịu ăn năn ngay trong đời nầy cũng như phạt trong đời sau đời đời; đồng thời biết Chúa nhân từ và tràn đầy tình yêu thương, Chúa sẵn sàng ban ơn đến ngàn đời cho người tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình ngay trong đời nầy cũng như ban sự sống vĩnh phúc đời sau. Biết như thế chưa đủ, Chúa muốn Quý Vị cũng như chúng tôi lấy đức tin mở lòng mời Chúa Jêsus ngự vào lòng mình, xin Chúa tha tội và để Chúa làm Chủ đời sống của mình. Chúa phán: “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta” (Khải. 3:20).
Đây là giờ quyết định cho Quý Vị Thính Giả và Bạn Thính Giả của chúng tôi để chọn cho mình số phận, hoặc được sự sống vĩnh phúc, hoặc bị hình phạt đời đời. Hãy gieo cái ‘Nhân’ ăn năn và tin nhận Chúa Jêsus ngay bây giờ, để nhận ngay tức thì cái ‘Quả’ vĩnh phúc thay vì vĩnh hình.
Muốn Thật Hết Lòng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét