MỘT CÂU CHUYỆN VUI
Con cầu Chúa ban cho những người thân cùng bạn hữu của con mãi mãi được khỏe mạnh và hạnh phúc."
Chúa phán: "Chỉ cho con 4 ngày thôi".
Con xin: "Thế thì xin Chúa cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong 4 ngày: ngày mùa xuân, ngày mùa hè, ngày mùa thu và ngày mùa đông".
Chúa phán: "Chỉ cho 3 ngày thôi".
Con xin: " con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong 3 ngày, ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai”.
Chúa phán: "Chỉ cho 2 ngày thôi".
Con xin: "Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn 2 ngày, ngày có trăng và ngày không có trăng".
Chúa phán: "Chỉ cho con 4 ngày thôi".
Con xin: "Thế thì xin Chúa cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong 4 ngày: ngày mùa xuân, ngày mùa hè, ngày mùa thu và ngày mùa đông".
Chúa phán: "Chỉ cho 3 ngày thôi".
Con xin: " con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong 3 ngày, ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai”.
Chúa phán: "Chỉ cho 2 ngày thôi".
Con xin: "Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn 2 ngày, ngày có trăng và ngày không có trăng".
Chúa phán: "Chỉ cho 1 ngày thôi".
Con trả lời: "Vâng, cũng được".
Chúa thắc mắc hỏi: "như vậy là ngày nào?".
Con đáp : "con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày".
Con trả lời: "Vâng, cũng được".
Chúa thắc mắc hỏi: "như vậy là ngày nào?".
Con đáp : "con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày".
Chúa mỉm cười nói: "Tốt lắm. Những người thân và bạn hữu của con bao gồm những người nào nhận được lời cầu xin này sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày"
Thưa Hội Thánh
Tuần vừa qua, cảm tạ Chúa đã giúp chúng ta tổ chức ngày lễ Kỹ niệm 10 năm ân phước được tốt đẹp và có nhiều người điện thoại đến hỏi thăm về Hội Thánh, về những CD, về báo Tinh Thần và về quyển sách mà chúng ta đang dịch và chuẩn bị xuất bản. Có hai người hỏi địa chỉ Hội Thánh vì họ nghe xong CD nên muốn đến.
Cảm tạ Chúa là chúng ta được nghe những mẫu chuyện đời thật cảm động qua lời trình bày của cô Bạch yến, cô Yến Haddad, và của Mục sư Tâm.
ĐIỀU LÀM TÔI CẢM ĐỘNG
Qua kỳ tổ chức này, điều làm tôi cảm động nhất không phải là món quà bất ngờ của Hội Thánh tặng cho vợ chồng tôi sau 10 năm hầu việc Chúa tại quý Hội Thánh, hay là sự hiện diện đông đảo trong hai buổi lễ mà là tôi cảm động vì lòng tin cậy và sự tin tưởng của Ban Chấp hành và các anh chị em trong Hội Thánh dành cho tôi khi tôi đề nghị mời MS Tâm đến. Sự thật là tôi chưa nghe MS Tâm giảng, hay làm chứng vì lúc tôi biết ông Tâm thì ông ấy chưa phải là Mục sư. Tôi chỉ biết khi ăn cơm tối tại nhà ông và sau khi nghe tôi trình bày về tôi và ý nguyện của tôi thì ông đứng lên cầu nguyện và hứa với Chúa rằng nếu tôi về Florida thì ông sẽ dành tất cả thì giờ để phụ giúp tôi truyền bá Phúc âm cho người đồng hương tại đó. Tôi nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong đời sống của cặp vợ chồng trẻ này và tôi cũng có hứa là sẽ hết sức nâng đỡ và hướng dẫn ông trên bước đường phục vụ Chúa.
Qua kỳ tổ chức này, điều làm tôi cảm động nhất không phải là món quà bất ngờ của Hội Thánh tặng cho vợ chồng tôi sau 10 năm hầu việc Chúa tại quý Hội Thánh, hay là sự hiện diện đông đảo trong hai buổi lễ mà là tôi cảm động vì lòng tin cậy và sự tin tưởng của Ban Chấp hành và các anh chị em trong Hội Thánh dành cho tôi khi tôi đề nghị mời MS Tâm đến. Sự thật là tôi chưa nghe MS Tâm giảng, hay làm chứng vì lúc tôi biết ông Tâm thì ông ấy chưa phải là Mục sư. Tôi chỉ biết khi ăn cơm tối tại nhà ông và sau khi nghe tôi trình bày về tôi và ý nguyện của tôi thì ông đứng lên cầu nguyện và hứa với Chúa rằng nếu tôi về Florida thì ông sẽ dành tất cả thì giờ để phụ giúp tôi truyền bá Phúc âm cho người đồng hương tại đó. Tôi nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong đời sống của cặp vợ chồng trẻ này và tôi cũng có hứa là sẽ hết sức nâng đỡ và hướng dẫn ông trên bước đường phục vụ Chúa.
Bởi vì tôi thấy được sự hiện diện của Chúa Trời trong đời sống của họ nên tôi mạnh dạn mời ông về đây để làm chứng nhân sống về sự huyền diệu của Đức Chúa Trời trong dịp đặc biệt này. Hội Thánh đã tín nhiệm tôi và vợ chồng tôi rất lo lắng với trách nhiệm to lớn mà Hội Thánh trao cho tôi. Chúng tôi cầu nguyện không thôi . “Xin Chúa giúp con kỳ này để con không làm phụ lòng tin cậy của anh chị em” và Chúa đã nhận lời cầu nguyện của chúng tôi.
Hôm nay, tôi xin quý vị nhớ cầu nguyện cho hai người trong Hội Thánh. Họ rất cần sự cầu thay của chúng ta. .
Người thứ nhất là cụ Ráp, cụ năm nay đã 90 tuổi. Từ ngày cụ té gãy xương mông, cụ không đến đây được để thờ phượng Chúa vì cụ đi đứng khó khăn. Cụ hiện nay cũng yếu hơn trước và cụ luôn luôn mong muốn con dân Chúa trong các Hội Thánh cầu nguyện cho cụ được sống trong bình an cho đến khi cụ về với Chúa.
Người thứ hai là anh Lê ngọc Báu. Anh năm nay đã 70 tuổi. Anh đã thay thận được hơn 25 năm rồi. Trong vòng một năm nay, anh ra vào bịnh viện thường xuyên.
Cảm tạ Chúa trong lúc nằm nursing home, anh làm chứng và một người đã tin Chúa.
Trong giờ phút chúng ta làm lễ kỷ niệm 10 năm này anh Báu vẫn còn nằm trong bệnh viện. Lòng anh ao ước được dự lễ kỷ niệm này để làm chứng về những ân phước mà Chúa đã ban cho anh. Không ai biết anh sẽ nói gì khi mà quanh năm anh phải ra vào bệnh viện như vậy. Suốt mười năm nay, từ khi tôi trở thành tôi tớ của Chúa, tôi gần gũi với anh hơn và tôi chưa bao giờ nghe một tiếng than thở hay trách Chúa từ miệng anh. Anh luôn luôn sống vui vẻ với những gì Chúa ban cho anh. Tôi biết anh tìm thấy nguồn phước hạnh mà chúng ta không thấy. Tôi biết anh đang sống phước hạnh dù thân thể đau yếu bịnh hoạn, tiền bạc thiếu thốn. Vì anh chưa có cơ hội nói nên chúng ta chưa biết. Tuy nhiên, tại Hội Thánh này, có người đã làm tôi hai lần chảy nước mắt về lời chứng của mình. Để tôi nhắc lại chắc quý vị sẽ nhớ.
Trong giờ phút chúng ta làm lễ kỷ niệm 10 năm này anh Báu vẫn còn nằm trong bệnh viện. Lòng anh ao ước được dự lễ kỷ niệm này để làm chứng về những ân phước mà Chúa đã ban cho anh. Không ai biết anh sẽ nói gì khi mà quanh năm anh phải ra vào bệnh viện như vậy. Suốt mười năm nay, từ khi tôi trở thành tôi tớ của Chúa, tôi gần gũi với anh hơn và tôi chưa bao giờ nghe một tiếng than thở hay trách Chúa từ miệng anh. Anh luôn luôn sống vui vẻ với những gì Chúa ban cho anh. Tôi biết anh tìm thấy nguồn phước hạnh mà chúng ta không thấy. Tôi biết anh đang sống phước hạnh dù thân thể đau yếu bịnh hoạn, tiền bạc thiếu thốn. Vì anh chưa có cơ hội nói nên chúng ta chưa biết. Tuy nhiên, tại Hội Thánh này, có người đã làm tôi hai lần chảy nước mắt về lời chứng của mình. Để tôi nhắc lại chắc quý vị sẽ nhớ.
CHUYỆN CỦA DR HIẾU NGUYỄN
Hồi lễ Thanksgiving vừa qua, cô cho biết trong năm qua, cơ sở làm ăn của chồng cô bị phá sản sau khi bỏ ra hàng mấy trăm ngàn đồng để xây dựng. Rồi căn nhà đang ở cũng bị Ngân Hàng lấy lại. Người chồng thất nghiệp mấy tháng rồi sau đó được công ty cũ mướn lại, gởi đi Canada để huấn luyện. Trong lúc có một tia hy vọng thì sau khi huấn luyện xong, công ty đó lại từ chối không nhận khiến cho vợ chồng trẻ này cảm giác như bị vùi dập tận cùng, bị đẩy vào bước đường cùng, vô cùng thất vọng chán nản. Lúc đó cô đang mang thai đứa con đầu tiên nhưng vì sống trong cảnh thất vọng chán nản nặng nề nên cô bị hư thai. Ngay trong lúc hư thai đó, cô phải thi final test để ra trường và thi những certified để hành nghề. Tất cả gánh nặng đó đè lên đôi vợ chồng trẻ này. Có lúc, hai ngưòi thoáng nghĩ rằng tại sao không lái xe bay xuống sông Potomac để cho xong cuộc sống quá khó khăn này.
Hồi lễ Thanksgiving vừa qua, cô cho biết trong năm qua, cơ sở làm ăn của chồng cô bị phá sản sau khi bỏ ra hàng mấy trăm ngàn đồng để xây dựng. Rồi căn nhà đang ở cũng bị Ngân Hàng lấy lại. Người chồng thất nghiệp mấy tháng rồi sau đó được công ty cũ mướn lại, gởi đi Canada để huấn luyện. Trong lúc có một tia hy vọng thì sau khi huấn luyện xong, công ty đó lại từ chối không nhận khiến cho vợ chồng trẻ này cảm giác như bị vùi dập tận cùng, bị đẩy vào bước đường cùng, vô cùng thất vọng chán nản. Lúc đó cô đang mang thai đứa con đầu tiên nhưng vì sống trong cảnh thất vọng chán nản nặng nề nên cô bị hư thai. Ngay trong lúc hư thai đó, cô phải thi final test để ra trường và thi những certified để hành nghề. Tất cả gánh nặng đó đè lên đôi vợ chồng trẻ này. Có lúc, hai ngưòi thoáng nghĩ rằng tại sao không lái xe bay xuống sông Potomac để cho xong cuộc sống quá khó khăn này.
Trong hoàn cảnh não nề và chán chường đó, cô bước lên đây cảm tạ Chúa vì hôm đó chúng tôi tổ chức lễ Thanksgiving và nhiều người bước lên đây để cảm tạ Chúa.
Cô nói:
“ Những gì con có, Chúa đã lấy lại tất cả. Vợ chồng con bây giờ không nhà, không cửa, không business, không có công ăn việc làm, không tiền bạc, không con cái, không sự nghiệp sau bao năm vất vả lăn lộn trong cuộc đời.
“ Những gì con có, Chúa đã lấy lại tất cả. Vợ chồng con bây giờ không nhà, không cửa, không business, không có công ăn việc làm, không tiền bạc, không con cái, không sự nghiệp sau bao năm vất vả lăn lộn trong cuộc đời.
- Những gì con đã có, bây giờ không còn nữa.
- Những gì đang có là hai bàn tay trắng.
Nhưng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã giúp con giữ một đức tin vững vàng sau những lúc chao đảo, sau những cơn thử thách mà con tưởng rằng quá sức chịu đựng của con. Bây giờ con đứng lên đây để con cảm tạ Chúa vì Ngài vẫn thương con, vẫn ở cùng con và vẫn giúp con giữ vững niềm tin.
Con tin : có Chúa là có tất cả. Tất cả bao gồm những thứ mà thế gian không thấy, con mắt phàm trần không thấy và trí óc con người không hiểu được. Con tin như vậy và con biết Chúa đang ở bên con. Con đã thi và Chúa giúp con trả lời những câu hỏi mà bây giờ con cũng không nhớ con đã viết gì. Nhưng con tin con sẽ đậu vì Chúa đã làm bài cho con. Xin Hội Thánh tiếp tục cầu nguyện cho chúng con.
Hôm đầu tháng 9, tức là 10 tháng sau, tôi gặp cháu ở phòng mạch. Khi cháu bước ra “Chào Mục sư” với chiếc áo khoác trắng, trên ngực có thêu hàng chữ : Dr. Nguyễn. Tôi chảy nước mắt cảm động vì thấy sự hiện diện rõ ràng của Chúa trong cuộc đời của cháu. Tôi cảm động khi thấy cái gương trung kiên, đức tin vững vàng của cháu. Trong hoàn cảnh vô cùng chán nản đó, tâm trí túng quẩn như vậy, thật khó mà tập trung để học, để thi và vượt qua nếu không có Chúa ở cùng cháu. Với đức tin, cháu đã bắt đầu lại và với Chúa bên cạnh, cháu sẽ làm vinh quang Chúa.
Quả thật “những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh quang trong tương lai sẽ được bày ra trong chúng ta: Rô-ma 8:18
CHUYỆN NGƯỜI SAY RƯỢU TÌM CÁI BÓP
Một đêm nọ, người ta thấy một người hình như uống rượu hơi nhiều vì ông ta đi đứng không vững vàng, đang tìm một vật gì đó ngoài vỉa hè chung quanh cây cột đèn đường. Người khách bộ hành đi ngang qua thấy vậy nên hỏi thăm, ý muốn giúp anh.
- “ Anh tìm cái gì đó? Anh ta trả lời:
- “ Tìm cái bóp của tôi!?
Nghe vậy, họ xúm nhau tìm giúp anh ta. Nhưng chẳng thấy cái bóp.
Có người nghi ngờ hỏi thăm :
Có người nghi ngờ hỏi thăm :
- Anh có chắc là cái bóp của anh rớt tại chỗ này không?
Anh chàng ngà ngà ngất ngưởng đáp :
- Làm sao mà chắc được ! Cái bóp tôi đâu có rớt ở đây!
- Ủa !Vậy tại sao anh tìm ở đây, nó rớt ở đâu?
- Nó rớt ở đàng kia kìa nhưng đàng kia không có đèn thì làm sao tìm được ? Chỗ này có đèn nên tôi phải đến đây để tìm!
Chúng ta đi đến chỗ có ánh đèn ví tưởng rằng có thể thấy điều mà chúng ta đánh mất nhưng chắc sẽ không tìm được. Nếu chúng ta đánh mất vật gì , phải trở lại nơi mà chúng ta làm rơi.
Chúng ta đến chỗ vui, hấp dẫn, đông đảo sinh hoạt nhôn nhịp để thờ phượng Chúa, chắc chúng ta sẽ không gặp Chúa và không chắc làm Chúa vui lòng
Một số người đến đây, nơi đền thờ của Chúa để tìm lại cái mà họ đánh mất. Không phải vậy đâu. Nơi đây là nơi thờ phượng Chúa. Việc đầu tiên là thờ phượng Ngài. Và việc thờ phượng phải được Chúa nhận nếu không chỉ là vô ích mà thôi.
CÂU CHUYỆN NGƯỜI GIÀU XẤU NẾT VÀ LA-XA-RƠ CHẾT
Tại Hội Thánh Lanham, Maryland, tôi có dịp dùng câu chuyện người ăn mày La-xa-rơ và người giàu trong sách Lu-ca 16 để chia sẻ. Có bốn điều mà nhiều con dân Chúa đánh mất lúc tại dương thế để rồi khi xuống âm phủ mới tiếc rẻ vì đã quá muộn.
1. Trước hết là người giàu từ âm phủ ngước mắt nhìn lên. Lúc ông còn sống đầy đủ ở trần thế ông không bao giờ ngước lên tìm Chúa. Ông không bao giờ thấy cần phải ngước lên để cầu xin điều gì hay ngước lên để thờ phượng Đấng Chí Cao. Nhiều người không thờ phượng Chúa, mà chỉ tôn sùng cá nhân con người. Lắm khi chỉ biết có mình hay gia đình mình. Nhiều người không cầu xin Chúa khi gặp khó khăn .
Một số con dân Chúa có đến nhà thờ để thờ phượng Chúa nhưng thật ra không dùng tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Ngài. Nhiều người đến mhà thờ mà lòng dạ ở nơi khác, tâm thần hướng về những cái đang vấn vương trong lòng. Trông cho mau hết buổi thờ phượng để vội vã lo việc mà mình đang cần làm. Ê-sai 29: 13 ghi rằng “ Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm. Chúng nó kính sợ ta chẳng qua là điều răn của loài người và do loài người dạy cho ”.
2. Thứ hai, người giàu xin Áp-ra-ham một giọt nước để làm mát lưỡi của ông vì ông bị khổ trong lửa quá đổi. Lúc ông sống ở dương thế, ông chỉ uống những thứ mắc tiền, ông không cần đến nước hằng sống là lời của Đức Chúa Trời. Ông không thấy khát nước hằng sống. Ông không đọc lời Chúa, không để lời Chúa trong lòng. Chúa Jesus nói với người đàn bà Sa-ma-ri : “ Ví bằng ngươi biết sự ban cho của Đức Chúa Trời và biết người đang nói “hãy cho ta uống” là ai thì chắc ngươi sẽ xin người cho uống và người sẽ cho ngươi nước uống”. Hãy tìm đến Chúa, hãy nuôi dưỡng bằng lời hằng sống của Chúa. Đứng để quá muộn.
3. Thứ ba, lòng trắc ẩn của con người. Lúc còn sống, ông không nghĩ đến sự thiếu thốn, sự nghèo khổ của người khác.
Bây giờ ông nhớ đến 5 anh em. Bây giờ ông lo cho họ rồi đây cũng sẽ bị khổ như ông dưới âm phủ này.
Chúng ta có nghĩ đến cảnh sống khổ sở đời đời của bạn bè thân quyến của mình khi họ chưa tin nhận Chúa không? Đừng như người giàu có này vì quá trễ để thương người khác. Thờ phượng bằng làm những điều tốt lành và chia sẻ gánh nặng với anh em mình Hê-bơ-rơ 13:15. Chúa thích những hương thơm từ các hành động phát xuất từ tấm lòng trắc ẩn đó sẽ bay lên như những của lễ có mùi hương.
4, Thứ tư, “ Xin sai La-xa-rơ đến nhà cha tôi đặng làm chứng cho họ kẻo họ cũng xuống nơi đau đớn này” . Đó là điều mà ông không làm khi ông còn sống ở trần gian. Có nhiều người chưa chịu đi chứng đạo vì chính họ chưa tin rằng nếu không tin Chúa Jesus thì khi chết chắc chắn sẽ vào địa ngục đời đời. Nếu tin chắc như vậy thì tại sao chúng ta chưa làm hết cách để cứu những người thân của mình, bạn bè của mình ? Nếu chúng ta thương họ, chúng ta phải cứu họ. Nếu chúng ta thương con mình, chúng ta phải làm mọi cách để cứu con mình. Trong câu chuyện “chúng tôi muốn sống” , chiếc ghe vợ chồng và đứa con bị chìm giữa sông to. Người mẹ chấp nhận thả tay ra để chìm dưới dòng sông để chồng mình còn sức mà cưu mang đứa con mình vào bờ. Người mẹ đã hy sinh để cứu con. Chúng ta phải làm cái gì đó để cứu thân nhân mình. Đó là biểu tượng của đức tin. Chính đức tin của chúng ta sẽ quyết định làm Đức Chúa Trời vừa lòng hay không.
CÂU CHUYỆN CA-IN VÀ A-BÊN DÂNG CỦA LỄ
Trong việc dâng của lễ cho Đức Chúa Trời, Ca-in và A-bên là hai người đầu tiên. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời không chấp nhận sự thờ phượng của Ca-in. Trong Sáng Thế ký đoạn 4, tác giả không nói lý do. Nhưng phân tách cẩn thận chúng ta thấy có nhiều lý do mà các nhà thần học nêu ra để giải thích tại sao ĐCT nhận lễ vật của A-bên mà từ chối Ca-in.
Trong việc dâng của lễ cho Đức Chúa Trời, Ca-in và A-bên là hai người đầu tiên. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời không chấp nhận sự thờ phượng của Ca-in. Trong Sáng Thế ký đoạn 4, tác giả không nói lý do. Nhưng phân tách cẩn thận chúng ta thấy có nhiều lý do mà các nhà thần học nêu ra để giải thích tại sao ĐCT nhận lễ vật của A-bên mà từ chối Ca-in.
- Ca-in dùng thổ sản . Thổ sản là trái cây từ đất mà đất đã bị ĐCT rủa sả trong Sáng 3:17-18.
- Ca-in không dùng trái đầu mùa trong khi A-bên dùng chiên đầu lòng
- Của lễ dâng của Ca-in không có huyết và mở là hai thứ Đức Chúa Trời muốn.
- Theo Hê-bơ-rơ11:4 cho biết “ bởi đức tin, A-bên dâng của lễ tốt hơn Ca-in” A-bên dâng với đức tin và đức tin đến do nghe lời của Đức Chúa Trời. trong Rô-ma 10:17. và Rô-ma 14:23 ghi rằng:”làm điều chi không phải bởi đức tin là phạm tội. Nếu chúng ta thờ phượng Chúa mà không hết lòng tin Ngài thì đã phạm tội và Đức Chúa Trời không nhận việc thờ phượng đó.
- Trong Giu- đe 11 ghi rằng “Khốn nạn cho chúng nó, vì đã theo đường Ca-in, lấy lòng tham lợi mà gieo mình vào sự sai lạc của Ba-la-am”
- Sau cùng và quan trọng nhất là Đức Chúa Trời đoái xem đến con người trước và lễ vật sau. Ngài đoái xem A-bên và nhận lễ vật. Ngài chẳng đoái xem Ca-in và không nhận lễ vật của Ca-in. Chính con người của chúng ta, chính tấm lòng thờ kính của chúng ta sẽ làm Đức Chúa Trời vừa lòng sự thờ phượng của chúng ta.
Dù lý do nào, căn bản là Ca-in dâng của lễ hay thờ phượng không theo ý Chúa mà theo ý của mình và điều này không đẹp lòng Chúa. Chúng ta không thể được xem là vâng lời Đức Chúa Trời mà
- không làm theo điều Ngài bảo làm - WHAT
- không làm vào lúc Chúa bảo làm - WHEN
- không làm theo cách Ngài bảo làm - HOW
Do đó thờ phượng Chúa phải hội đủ ba phương diện : làm gì, làm lúc nào và làm như thế nào. Nếu không thì việc thờ phượng của chúng ta là vô ích.
CÂU CHUYỆN TRONG Ê-SAI 1
Trong lúc kinh tế khó khăn như hiện nay, mọi người lo lắng cho cuộc sống của mình và gia đình mình. Sự lo lắng của dân chúng là vấn đề lớn nhất hiện nay. Nó ảnh hưởng đến các sinh hoạt xã hội. Người không thất nghiệp cũng dè dặt không chi xài như trước. Người hưu trí cũng không dám tiêu xài như trước. Những người không bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế sa sút cũng bi quan. Theo kinh nghiệm, khi mà xã hội rơi vào tình trạng suy thoái như vậy qua kinh tế, qua thiên tai, qua nạn đói, nạn dịch qua sự khủng hoảng thì con người tìm ngồi gần nhau vì lợi ích chung. Họ khuyến khích nhau, an ủi nhau rằng ngày mai sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, đó là lúc mà công việc xã hội giảm đi, lòng từ thiện bớt đi, việc truyền giáo cũng giảm đi và dâng hiến cũng bị ảnh hưởng dù rằng số người cầu nguyện gia tăng, số người đến thờ phượng gia tăng.
600 năm trước công nguyên, lúc Ê-sai làm tiên tri, nước Giu-da cũng rơi vào tình trạng đó. Sự hăm dọa của Assyrians xâm chiếm các quốc gia chung quanh vùng Trung Đông hầu như nước nào cũng biết. Nó đã chiếm các quốc gia nhỏ và gần như nó sẽ chiếm Jerusalem trong tương lai rất gần. Vấn đề là thời gian: bao giờ mà thôi. Dân chúng và vua Giu-đa run sợ trước mối đe dọa này. Lòng nhân từ, lòng từ thiện, những hành động tốt lành, sự dâng hiến cho đền thờ, sự công bình, tình yêu thương bị lãng quên trong tình thế nguy ngập, xâm lăng của Assyrians. Khi dân Giu-đa bước vào đền thờ họ hy vọng rằng sự cầu nguyện, sự thờ phượng của họ , Đức Chúa Trời Chúa sẽ giải phóng cho họ khỏi bị tiêu diệt bởi quân thù Assyrians. Nhưng vì họ bận rộn cầu nguyện mà bỏ qua những công việc khác như không làm điều lành, không làm điều công bình, không đỡ đần kẻ nghèo, kẻ mồ côi hay người goá phụ và điều đó không làm Đức Chúa Trời vừa lòng. Ngài phán:
“ Đức Giê-hô-va phán: Muôn vàn của lễ các ngươi nào có can hệ gì đến ta? Ta đã chán chê của lễ thiêu bằng chiên đực và mỡ của bò con mập. Ta chẳng đẹp lòng về huyết của bò đực, chiên con và dê đực đâu. 12 Khi các ngươi đến chầu trước mặt ta, ai khiến các ngươi giày đạp hành lang ta?13 Thôi, đừng dâng của lễ chay vô ích cho ta nữa! Ta gớm ghét mùi hương, ngày trăng mới, ngày sa-bát cùng sự rao nhóm hội; ta chẳng khứng chịu tội ác hội hiệp nơi lễ trọng thể.14 Thật, lòng ta ghét những ngày trăng mới và kỳ lễ các ngươi, là nặng nề cho ta, ta lấy làm mệt mà gánh lấy. 15 Vậy nên, khi các ngươi giơ tay, thì ta che mắt khỏi các ngươi. Khi các ngươi cầu nguyện rườn rà, ta chẳng thèm nghe. Tay các ngươi đầy những máu.16 Hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta. Đừng làm dữ nữa. 17 Hãy học làm lành, tìm kiếm sự công bình; hãy đỡ đần kẻ bị hà hiếp, làm công bình cho kẻ mồ côi, binh vực lẽ của người góa bụa.Ê-sai 1:10-17
Nếu chúng ta quá lo lắng cho cuộc sống của mình, tương lai của mình mà bỏ qua những gì mà Chúa bảo chúng ta phải làm thì đừng cầu nguyện hay thờ phượng Chúa vì chỉ vô ích mà thôi. Chúa sẽ không nghe lời cầu nguyện của chúng ta, Chúa cũng sẽ không chấp nhận sự thờ phượng của chúng ta.
CÂU CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ SA-MA-RI
CÂU CHUYỆN TRONG Ê-SAI 1
Trong lúc kinh tế khó khăn như hiện nay, mọi người lo lắng cho cuộc sống của mình và gia đình mình. Sự lo lắng của dân chúng là vấn đề lớn nhất hiện nay. Nó ảnh hưởng đến các sinh hoạt xã hội. Người không thất nghiệp cũng dè dặt không chi xài như trước. Người hưu trí cũng không dám tiêu xài như trước. Những người không bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế sa sút cũng bi quan. Theo kinh nghiệm, khi mà xã hội rơi vào tình trạng suy thoái như vậy qua kinh tế, qua thiên tai, qua nạn đói, nạn dịch qua sự khủng hoảng thì con người tìm ngồi gần nhau vì lợi ích chung. Họ khuyến khích nhau, an ủi nhau rằng ngày mai sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, đó là lúc mà công việc xã hội giảm đi, lòng từ thiện bớt đi, việc truyền giáo cũng giảm đi và dâng hiến cũng bị ảnh hưởng dù rằng số người cầu nguyện gia tăng, số người đến thờ phượng gia tăng.
600 năm trước công nguyên, lúc Ê-sai làm tiên tri, nước Giu-da cũng rơi vào tình trạng đó. Sự hăm dọa của Assyrians xâm chiếm các quốc gia chung quanh vùng Trung Đông hầu như nước nào cũng biết. Nó đã chiếm các quốc gia nhỏ và gần như nó sẽ chiếm Jerusalem trong tương lai rất gần. Vấn đề là thời gian: bao giờ mà thôi. Dân chúng và vua Giu-đa run sợ trước mối đe dọa này. Lòng nhân từ, lòng từ thiện, những hành động tốt lành, sự dâng hiến cho đền thờ, sự công bình, tình yêu thương bị lãng quên trong tình thế nguy ngập, xâm lăng của Assyrians. Khi dân Giu-đa bước vào đền thờ họ hy vọng rằng sự cầu nguyện, sự thờ phượng của họ , Đức Chúa Trời Chúa sẽ giải phóng cho họ khỏi bị tiêu diệt bởi quân thù Assyrians. Nhưng vì họ bận rộn cầu nguyện mà bỏ qua những công việc khác như không làm điều lành, không làm điều công bình, không đỡ đần kẻ nghèo, kẻ mồ côi hay người goá phụ và điều đó không làm Đức Chúa Trời vừa lòng. Ngài phán:
“ Đức Giê-hô-va phán: Muôn vàn của lễ các ngươi nào có can hệ gì đến ta? Ta đã chán chê của lễ thiêu bằng chiên đực và mỡ của bò con mập. Ta chẳng đẹp lòng về huyết của bò đực, chiên con và dê đực đâu. 12 Khi các ngươi đến chầu trước mặt ta, ai khiến các ngươi giày đạp hành lang ta?13 Thôi, đừng dâng của lễ chay vô ích cho ta nữa! Ta gớm ghét mùi hương, ngày trăng mới, ngày sa-bát cùng sự rao nhóm hội; ta chẳng khứng chịu tội ác hội hiệp nơi lễ trọng thể.14 Thật, lòng ta ghét những ngày trăng mới và kỳ lễ các ngươi, là nặng nề cho ta, ta lấy làm mệt mà gánh lấy. 15 Vậy nên, khi các ngươi giơ tay, thì ta che mắt khỏi các ngươi. Khi các ngươi cầu nguyện rườn rà, ta chẳng thèm nghe. Tay các ngươi đầy những máu.16 Hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta. Đừng làm dữ nữa. 17 Hãy học làm lành, tìm kiếm sự công bình; hãy đỡ đần kẻ bị hà hiếp, làm công bình cho kẻ mồ côi, binh vực lẽ của người góa bụa.Ê-sai 1:10-17
Nếu chúng ta quá lo lắng cho cuộc sống của mình, tương lai của mình mà bỏ qua những gì mà Chúa bảo chúng ta phải làm thì đừng cầu nguyện hay thờ phượng Chúa vì chỉ vô ích mà thôi. Chúa sẽ không nghe lời cầu nguyện của chúng ta, Chúa cũng sẽ không chấp nhận sự thờ phượng của chúng ta.
CÂU CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ SA-MA-RI
Con dân Chúa thường có khuynh hướng kết với một chỗ thờ phượng nhất định nào đó. Cũng có người thích cách thờ phượng nào đó. Và cũng vì những tiêu chuẩn do chính mình đặt ra đó mà chia rẽ nhau và bỏ Hội Thánh này chạy đến nơi khác. Có một lần, lời của Chúa Jesus được ghi lại trong Kinh Thánh về sự thờ phượng. Ngài hoàn toàn bác bẻ những điều mà người ta gán ép cho việc thờ phượng phải lẽ. Đây là huấn thị duy nhất của Chúa Jesus cho các môn đồ của Ngài về sự thờ phượng như thế nào. Đó là thờ phương với “ tâm thần và lẽ thật”. Đó là sự thờ phượng thật. Đó là sự thờ phượng mà Đức Chúa Trời ưa thích. Bắt buộc chúng ta phải quán triệt lời dạy dỗ này. Sứ đồ Giăng ghi lại lời Chúa Jesus trong đoạn 4: 19-24 như sau.
19 Người đờn bà thưa rằng: Lạy Chúa, tôi nhìn thấy Chúa là một đấng tiên tri. 20 Tổ phụ chúng tôi đã thờ lạy trên hòn núi nầy; còn dân Giu-đa lại nói rằng nơi đáng thờ lạy là tại thành Giê-ru-sa-lem. 21 Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi người đờn bà, hãy tin ta, giờ đến, khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giê-ru-sa-lem. 22 Các ngươi thờ lạy sự các ngươi không biết, vì sự cứu rỗi bởi người Giu-đa mà đến. 23 Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.24 Đức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.
Thời đó, vùng đất Palestine chia ra ba phần. Phía bắc là Ga-li-lê, phía Nam là Giu-đê. Chính giữa là Sa-ma-ri. Từ bắc xuống nam, con đường ngắn nhất là phải đi qua vùng Sa-ma-ri. Dân Do Thái và dân Sa-ma-ri có mối bất hòa kéo dài nhiều thế kỷ nên dân Do Thái không muốn đi ngang qua xứ Sa-ma-ri thành ra họ phải đi qua bên kia sông Giô-đanh dọc theo hướng đông của con sông mà đi lên hay đi xuống. Mối bất hòa giữa hai dân này bắt nguồn từ câu chuyện rất xưa. Khoảng 720 TC, người A-si-ri xâm lấn nước Sa-ma-ri và chiếm lấy. Hầu hết dân Sa-ma-ri đều bị đày đi sang vùng Mê-đi và các dân khác như Ba-by-lôn, Cút, Ha-mát được đưa vào Sa-ma-ri. ( 2 Các Vua 17). Người Sa-ma-ri còn sót lại cưới gả với người ngoại bang này. Đó là điều mà dân Do Thái cho là trọng tội không thể tha thứ được. Họ làm mất sự thuần chủng Do Thái. Đa số dân Sa-ma-ri lưu đày bị đồng hoá với các dân địa phương. Mười chi phái bị tản lạc và mất đi.
Sau này khi dân miền Nam Giu-đa bị lưu đày sang Ba tư được cho về để xây dựng lại đền thờ thì dân Sa-ma-ri đề nghị giúp đỡ nhưng bị từ chối, bị cho là không có quyền tham dự vào công việc xây lại nhà của Đức Chúa Trời. Do đó sự chống đối nhau càng trở nên gay gắt. Và càng gay gắt hơn khi người Do Thái phản đạo tên là Ma-na-se cưới con gái của San-ba-lát, người Sa-ma-ri (Nê-hê-mi 13:28) tìm cách xây đền thờ trên núi Ga-ri-xim trên đất Sa-ma-ri mà người đàn bà trong câu chuyện này đề cập tới.
Bà đàn bà này muốn hỏi Chúa Jesus rằng tổ phụ của bà thì nói thờ phượng tại núi Ga-ri-xim này còn dân Giu-đa cho rằng phải thờ phượng tại Jerusalem, như vậy tôi phải làm sao?
Câu trả lời của Chúa Jesus là điều dạy duy nhất của Chúa Jesus về sự thờ phượng. Chúa Jesus nói đến hai điều:
19 Người đờn bà thưa rằng: Lạy Chúa, tôi nhìn thấy Chúa là một đấng tiên tri. 20 Tổ phụ chúng tôi đã thờ lạy trên hòn núi nầy; còn dân Giu-đa lại nói rằng nơi đáng thờ lạy là tại thành Giê-ru-sa-lem. 21 Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi người đờn bà, hãy tin ta, giờ đến, khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giê-ru-sa-lem. 22 Các ngươi thờ lạy sự các ngươi không biết, vì sự cứu rỗi bởi người Giu-đa mà đến. 23 Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.24 Đức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.
Thời đó, vùng đất Palestine chia ra ba phần. Phía bắc là Ga-li-lê, phía Nam là Giu-đê. Chính giữa là Sa-ma-ri. Từ bắc xuống nam, con đường ngắn nhất là phải đi qua vùng Sa-ma-ri. Dân Do Thái và dân Sa-ma-ri có mối bất hòa kéo dài nhiều thế kỷ nên dân Do Thái không muốn đi ngang qua xứ Sa-ma-ri thành ra họ phải đi qua bên kia sông Giô-đanh dọc theo hướng đông của con sông mà đi lên hay đi xuống. Mối bất hòa giữa hai dân này bắt nguồn từ câu chuyện rất xưa. Khoảng 720 TC, người A-si-ri xâm lấn nước Sa-ma-ri và chiếm lấy. Hầu hết dân Sa-ma-ri đều bị đày đi sang vùng Mê-đi và các dân khác như Ba-by-lôn, Cút, Ha-mát được đưa vào Sa-ma-ri. ( 2 Các Vua 17). Người Sa-ma-ri còn sót lại cưới gả với người ngoại bang này. Đó là điều mà dân Do Thái cho là trọng tội không thể tha thứ được. Họ làm mất sự thuần chủng Do Thái. Đa số dân Sa-ma-ri lưu đày bị đồng hoá với các dân địa phương. Mười chi phái bị tản lạc và mất đi.
Sau này khi dân miền Nam Giu-đa bị lưu đày sang Ba tư được cho về để xây dựng lại đền thờ thì dân Sa-ma-ri đề nghị giúp đỡ nhưng bị từ chối, bị cho là không có quyền tham dự vào công việc xây lại nhà của Đức Chúa Trời. Do đó sự chống đối nhau càng trở nên gay gắt. Và càng gay gắt hơn khi người Do Thái phản đạo tên là Ma-na-se cưới con gái của San-ba-lát, người Sa-ma-ri (Nê-hê-mi 13:28) tìm cách xây đền thờ trên núi Ga-ri-xim trên đất Sa-ma-ri mà người đàn bà trong câu chuyện này đề cập tới.
Bà đàn bà này muốn hỏi Chúa Jesus rằng tổ phụ của bà thì nói thờ phượng tại núi Ga-ri-xim này còn dân Giu-đa cho rằng phải thờ phượng tại Jerusalem, như vậy tôi phải làm sao?
Câu trả lời của Chúa Jesus là điều dạy duy nhất của Chúa Jesus về sự thờ phượng. Chúa Jesus nói đến hai điều:
- “giờ đến khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giê-ru-sa-lem” Chúa nói rằng đã đến lúc việc tranh chấp của người xưa phải chấm dứt. Sự thờ phượng không liên quan đến địa điểm, cách thức hay không khí thờ phượng. Bây giờ con người có thể gặp Đức Chúa Trời bất cứ ở đâu. Có thể thờ phượng Chúa tại mọi nơi. Sô-phô-ni 2:11 có ghi “ai nấy sẽ từ nơi mình ở thờ phượng Đức Chúa Trời”.
- Những người thờ phượng được Đức Chúa Trời tìm kiếm là những ai thờ phượng Ngài bằng tâm thần và lẽ thật. Nghĩa là sự thờ phượng thật do chính người thờ phượng tạo ra chớ không do địa điểm nào đó tạo ra.
- Ở đây, tôi muốn lưu ý một điều. Trong câu 4:23, bản dịch cũ tiếng Việt viết là: “Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích” cần được sửa lại cho chính xác hơn. Đó là nhóm chữ : “ấy là những kẻ thờ phượng mà Chatìm kiếm”.( thay vì ưa thích, xin xem bản dịch mới của nhóm MS Trần Đào). Ngài tìm kiếm những kẻ thờ phượng bằng tấm lòng chân thần và lẽ thật. Nếu Ngài không tìm, chúng ta không thể đến với Ngài vì chúng ta là kẻ có tội không thể đến cùng Ngài.( Giăng 6:44, 65).
- Điểm thứ hai mà chúng ta cũng phải lưu ý trong câu 4:24 là “Ai thờ lạy Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” . Dân Sa-ma-ri là dân thờ lạy Đức Chúa Trời nhưng đồng thời họ cũng thờ lạy các thần khác. Trong 2 Các vua 17:33-40 cho biết dân này thờ các hình tượng mà tổ phụ của các dân truyền cho con cái, cháu chắt cho đến ngày nay. Như vậy, ngoài việc chúng ta phải tái sanh, nghĩa là phải được huyết của Chúa Jesus tẩy xóa mọi tội lỗi của quá khứ, phải ăn năn cho những vấp phạm sau ngày tin nhận Chúa Jesus là Cứu Chúa của mình, để việc thờ phượng được Chúa nhận, chúng ta phải thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật. Chữ PHẢI ở đây còn được giải thích là sự bắt buộc của một cơ đốc nhân. Việc thờ phượng là một bổn phận bắt buộc, không phải là điều chúng ta có quyền chọn lựa là có nên thờ phượng hay có cần thờ phượng hay không.
Tâm thần dịch ra tiếng Anh là Spirit. Đức Chúa Trời là Thần là Spirit nên Ngài hiện diện khắp mọi nơi, không giới hạn bởi không gian, nơi chốn hay thời gian. Do đó, việc thờ phượng cũng không nên giới hạn tại nơi đâu, ngày giờ nào.
Lẽ thật là chân lý, the truth. Chúa Jesus là lẽ thật. Thờ phượng bằng lẽ thật là chúng ta không làm theo sự hiểu biết của con người, theo truyền thống của tổ tiên mà theo chân lý theo Chúa Jesus và chân lý này bày ra trong quyển Kinh Thánh. Người đàn bà Sa-ma-ri nói: “Tổ phụ tôi đã thờ lạy trên núi này” và chúng ta cũng như người Sa-ma-ri này thờ phượng Chúa theo truyền thống của tổ tiên. Sự thờ phượng thật là sự thờ phượng theo lời của Chúa dạy.
Ví dụ: Trước đây nhiều năm, Mục sư Henry Beecher tại Hội Thánh Plymouth, Brooklyn, NY rất nổi tiếng. Nhiều người đến Hội Thánh vì tò mò muốn thấy mặt ông. Một hôm ông bận việc phải đi vắng. Ông mời em của ông là Mục sư Thomas Beecher đến giảng thế cho ông. Điều này được giữ kín nên khi đến giờ giảng luận, lúc MS em Thomas xuất hiện, có một số người đứng lên có ý muốn ra về. Nhiều người rất buồn lòng với sự ấu trỉ đó của những tín đồ này nên có sự ồn ào trong Hội Thánh. Mục sư em, Thomas bình tĩnh nhỏ nhẹ sau khi ông khoát tay xin giữ yên lặng ứng khẩu nói “Tôi xin mời những ai đến đây để thờ phượng Chúa vui lòng ở lại để chúng cùng nhau tôn vinh, cảm tạ và thờ lạy Ngài. Còn quý vị nào đến đây sáng hôm nay để thờ phượng anh tôi là Henry Beecher có thể ra về.”
BẠN CÓ BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG ?
Một phụ nữ gọi vào Đài Phát Thanh America FM nói rằng cách đây vài năm khi đến thăm người cậu tại trại chăn nuôi ở Billing, tiểu bang Montana, bà có dịp đi ăn tối tại một nhà hàng mà không giữ chỗ trước. Thực khách phải đợi chừng 45 phút, và trước đó đã có nhiều chủ nông trại và các bà vợ xếp hàng đứng chờ.
Tỷ phú Ted Turner và người vợ đã ly dị là Jane Fonda vào nhà hàng và muốn có một bàn. Người nữ tiếp viên cho biết là phải đợi 45 phút. Jane Fonda liền hỏi người tiếp viên, “Cô có biết tôi là ai không?” Người nữ tiếp viên trả lời: “Biết chứ, nhưng mà Bà vẫn phải đợi 45 phút”
Jane Fonda lại hỏi: Quản Lý hiện có ở đây không. Khi người quản lý bước ra, ông ta hói khách: Thưa tôi có thể làm gì được không ạ?
Ted Turner và Jane Fonda hỏi: Ông biết chúng tôi là ai chứ? Viên quản lý nhà hàng trả lời: “Biết chứ, nhưng mà những người đến trước cũng đang chờ, tôi không thể sắp chỗ cho hai người trước họ được”
Ted liền ngỏ ý muốn nói chuyện với chủ tiệm. Khi chủ tiệm bước ra, Jane Fonda lại hỏi: “ Ông biết tôi là ai không” Chủ tiệm trả lời “Có, biết chứ (bởi vì tôi không quên được kẻ đã đâm sau lưng tôi). Mà ông bà có biết tôi là ai không? Tôi là chủ nhà hàng này và tôi là cựu chiến binh ở chiến trường Việt Nam. Ông bà không những không được sắp chỗ ngồi trước những bạn bè và láng giềng của tôi đang đứng đợi ở đây, mà còn không có chỗ tối nay và các tối khác! Ông bà đã đến lầm chỗ rồi! Chào ông bà!
- Điểm thứ hai mà chúng ta cũng phải lưu ý trong câu 4:24 là “Ai thờ lạy Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” . Dân Sa-ma-ri là dân thờ lạy Đức Chúa Trời nhưng đồng thời họ cũng thờ lạy các thần khác. Trong 2 Các vua 17:33-40 cho biết dân này thờ các hình tượng mà tổ phụ của các dân truyền cho con cái, cháu chắt cho đến ngày nay. Như vậy, ngoài việc chúng ta phải tái sanh, nghĩa là phải được huyết của Chúa Jesus tẩy xóa mọi tội lỗi của quá khứ, phải ăn năn cho những vấp phạm sau ngày tin nhận Chúa Jesus là Cứu Chúa của mình, để việc thờ phượng được Chúa nhận, chúng ta phải thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật. Chữ PHẢI ở đây còn được giải thích là sự bắt buộc của một cơ đốc nhân. Việc thờ phượng là một bổn phận bắt buộc, không phải là điều chúng ta có quyền chọn lựa là có nên thờ phượng hay có cần thờ phượng hay không.
Tâm thần dịch ra tiếng Anh là Spirit. Đức Chúa Trời là Thần là Spirit nên Ngài hiện diện khắp mọi nơi, không giới hạn bởi không gian, nơi chốn hay thời gian. Do đó, việc thờ phượng cũng không nên giới hạn tại nơi đâu, ngày giờ nào.
Lẽ thật là chân lý, the truth. Chúa Jesus là lẽ thật. Thờ phượng bằng lẽ thật là chúng ta không làm theo sự hiểu biết của con người, theo truyền thống của tổ tiên mà theo chân lý theo Chúa Jesus và chân lý này bày ra trong quyển Kinh Thánh. Người đàn bà Sa-ma-ri nói: “Tổ phụ tôi đã thờ lạy trên núi này” và chúng ta cũng như người Sa-ma-ri này thờ phượng Chúa theo truyền thống của tổ tiên. Sự thờ phượng thật là sự thờ phượng theo lời của Chúa dạy.
Ví dụ: Trước đây nhiều năm, Mục sư Henry Beecher tại Hội Thánh Plymouth, Brooklyn, NY rất nổi tiếng. Nhiều người đến Hội Thánh vì tò mò muốn thấy mặt ông. Một hôm ông bận việc phải đi vắng. Ông mời em của ông là Mục sư Thomas Beecher đến giảng thế cho ông. Điều này được giữ kín nên khi đến giờ giảng luận, lúc MS em Thomas xuất hiện, có một số người đứng lên có ý muốn ra về. Nhiều người rất buồn lòng với sự ấu trỉ đó của những tín đồ này nên có sự ồn ào trong Hội Thánh. Mục sư em, Thomas bình tĩnh nhỏ nhẹ sau khi ông khoát tay xin giữ yên lặng ứng khẩu nói “Tôi xin mời những ai đến đây để thờ phượng Chúa vui lòng ở lại để chúng cùng nhau tôn vinh, cảm tạ và thờ lạy Ngài. Còn quý vị nào đến đây sáng hôm nay để thờ phượng anh tôi là Henry Beecher có thể ra về.”
BẠN CÓ BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG ?
Một phụ nữ gọi vào Đài Phát Thanh America FM nói rằng cách đây vài năm khi đến thăm người cậu tại trại chăn nuôi ở Billing, tiểu bang Montana, bà có dịp đi ăn tối tại một nhà hàng mà không giữ chỗ trước. Thực khách phải đợi chừng 45 phút, và trước đó đã có nhiều chủ nông trại và các bà vợ xếp hàng đứng chờ.
Tỷ phú Ted Turner và người vợ đã ly dị là Jane Fonda vào nhà hàng và muốn có một bàn. Người nữ tiếp viên cho biết là phải đợi 45 phút. Jane Fonda liền hỏi người tiếp viên, “Cô có biết tôi là ai không?” Người nữ tiếp viên trả lời: “Biết chứ, nhưng mà Bà vẫn phải đợi 45 phút”
Jane Fonda lại hỏi: Quản Lý hiện có ở đây không. Khi người quản lý bước ra, ông ta hói khách: Thưa tôi có thể làm gì được không ạ?
Ted Turner và Jane Fonda hỏi: Ông biết chúng tôi là ai chứ? Viên quản lý nhà hàng trả lời: “Biết chứ, nhưng mà những người đến trước cũng đang chờ, tôi không thể sắp chỗ cho hai người trước họ được”
Ted liền ngỏ ý muốn nói chuyện với chủ tiệm. Khi chủ tiệm bước ra, Jane Fonda lại hỏi: “ Ông biết tôi là ai không” Chủ tiệm trả lời “Có, biết chứ (bởi vì tôi không quên được kẻ đã đâm sau lưng tôi). Mà ông bà có biết tôi là ai không? Tôi là chủ nhà hàng này và tôi là cựu chiến binh ở chiến trường Việt Nam. Ông bà không những không được sắp chỗ ngồi trước những bạn bè và láng giềng của tôi đang đứng đợi ở đây, mà còn không có chỗ tối nay và các tối khác! Ông bà đã đến lầm chỗ rồi! Chào ông bà!
Đây là chuyện có thật và tên của nhà hàng là: Sir Scott’ Oasis Steakhouse, 204 W. Main, Manhattan, MT. 59741.
Đừng bao giờ đến đây mà hỏi Chúa : Chúa có biết tôi là ai không? Cũng như hỏi người bên cạnh mình: ông có biết tôi là ai không ? Chúng ta không cần người khác biết chúng ta là ai vỉ thờ phượng là bày tỏ tấm lòng khiêm cung, khiêm nhường, hạ mình trước Chúa và trước con dân Ngài. Tôi là người có công nhất trong Hội Thánh, tôi là người dâng hiến nhiều nhất trong Hội Thánh, tôi là người có cấp bằng cao nhất trong Hội Thánh, tôi là người đi xe mắc tiền nhất trong Hội Thánh, tôi là người có nhà to nhất... những cái nhất đó bắt buộc phải để ngoài đền thờ này trước khi bước vào bằng không, trong tâm thần đó, việc thờ phượng sẽ trở thành vô ích.
ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
“Sẽ đến lúc tất cả nhân loại đều phải quỳ gối mà tôn thờ Đức Chúa Trời” Phi-líp 2:10-11.
Muốn sự thờ phượng của chúng ta được Chúa chấp nhận, chúng ta phải thỏa mãn các điều kiện tiên quyết của Chúa.
Chúng ta đến đây vì để thờ phượng Chúa. Có người đến đây để gặp gỡ cho vui, coi như một sinh hoạt cộng đồng, hội đoàn, sinh hoạt thanh niên, trai gái, ăn uống, khoe khoang áo quần.
Nhớ lại câu chuyện của Ca-in, câu chuyện của Ê-sai khi ông bắt đầu tiên tri, nhớ đến người đàn bà 5 đời chồng Sa-ma-ri rồi nghĩ lại chính bản thạn mình. Chúng ta thiếu xót gì khi chúng ta thờ phượng Chúa. Tôi nhắc lại bốn điều tiên quyết:
ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
“Sẽ đến lúc tất cả nhân loại đều phải quỳ gối mà tôn thờ Đức Chúa Trời” Phi-líp 2:10-11.
Muốn sự thờ phượng của chúng ta được Chúa chấp nhận, chúng ta phải thỏa mãn các điều kiện tiên quyết của Chúa.
Chúng ta đến đây vì để thờ phượng Chúa. Có người đến đây để gặp gỡ cho vui, coi như một sinh hoạt cộng đồng, hội đoàn, sinh hoạt thanh niên, trai gái, ăn uống, khoe khoang áo quần.
Nhớ lại câu chuyện của Ca-in, câu chuyện của Ê-sai khi ông bắt đầu tiên tri, nhớ đến người đàn bà 5 đời chồng Sa-ma-ri rồi nghĩ lại chính bản thạn mình. Chúng ta thiếu xót gì khi chúng ta thờ phượng Chúa. Tôi nhắc lại bốn điều tiên quyết:
- Hãy thờ phượng Chúa với tâm thần và lẽ thật.
- Dâng cả thân thể và cuộc sống của mình làm của lễ mà thờ phượng Ngài,
- Hãy ngợi khen mà cảm tạ Ngài ,
- Hãy làm điều tốt lành và dâng hiến rời rộng mà thờ phượng Ngài.
Nếu thờ phượng Đức Chúa Trời của chúng ta được bốn điều này, tôi tin rằng Ngài hài lòng mà đổ phước trên Hội Thánh này. Bằng không, mọi nỗ lực, mọi cố gắng của chúng ta chỉ là vô ích mà thôi. Giống như chạy mà chạy bá vơ và không bao giờ đạt được điều chúng ta cầu xin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét