CÂU HỎI: Khi nào chúng ta biết Chúa nhận lời cầu nguyện? Khi nào chúng ta biết sự cầu nguyện hợp ý Chúa?
TRẢ LỜI:
Có hai điều qua câu hỏi hôm nay khiến tôi phải cảm ơn Chúa: (1) Cảm ơn Chúa cho vị thính giả của chúng tôi nhìn nhận sự toàn năng của Đức Chúa Trời, biết chắc Chúa có quyền đáp lời cầu nguyện của người tin Ngài; (2) Điều thứ hai, tôi cảm ơn Chúa cho vị thính giả nhìn nhận năng lực của sự cầu nguyện của người tin Chúa đối với Đức Chúa Trời, cầu nguyện không phải là nghi thức tôn giáo, cầu nguyện cũng không phải là đọc kinh, trái lại có thể lay chuyển quyền năng của một Đức Chúa Trời Tạo hóa.
Thật vậy, qua Kinh thánh, trong sách thứ năm của Tân Ước là sách Công vụ các sứ đồ đã ghi lại quyền năng của sự cầu nguyện thể hiện qua Hội thánh Đầu tiên vừa thành lập trên đất. Tôi xin mời quý vị thính giả cũng như vị thính giả có câu hỏi hôm nay lật từng trang sử của Hội thánh để xem quyền năng cầu nguyện mà Chúa ban cho người tin Chúa qua sách Công vụ các sứ đồ như sau:
TRẢ LỜI:
Có hai điều qua câu hỏi hôm nay khiến tôi phải cảm ơn Chúa: (1) Cảm ơn Chúa cho vị thính giả của chúng tôi nhìn nhận sự toàn năng của Đức Chúa Trời, biết chắc Chúa có quyền đáp lời cầu nguyện của người tin Ngài; (2) Điều thứ hai, tôi cảm ơn Chúa cho vị thính giả nhìn nhận năng lực của sự cầu nguyện của người tin Chúa đối với Đức Chúa Trời, cầu nguyện không phải là nghi thức tôn giáo, cầu nguyện cũng không phải là đọc kinh, trái lại có thể lay chuyển quyền năng của một Đức Chúa Trời Tạo hóa.
Thật vậy, qua Kinh thánh, trong sách thứ năm của Tân Ước là sách Công vụ các sứ đồ đã ghi lại quyền năng của sự cầu nguyện thể hiện qua Hội thánh Đầu tiên vừa thành lập trên đất. Tôi xin mời quý vị thính giả cũng như vị thính giả có câu hỏi hôm nay lật từng trang sử của Hội thánh để xem quyền năng cầu nguyện mà Chúa ban cho người tin Chúa qua sách Công vụ các sứ đồ như sau:
- Đoạn 1:14, sau khi Chúa Jêsus Christ thăng thiên về trời, tất cả những người tin Chúa Jêsus đã bắt đầu hiệp lại cầu nguyện bất kể nam nữ, dù là sứ đồ hay tín đồ bình thường, ngay cả những người đặc biệt như bà Ma-ri, các em của Chúa Jêsus cũng cầu nguyện.
- Đoạn 2, khi Hội thánh cầu nguyện, Đức Thánh Linh đã được đổ xuống khiến tất cả không còn sợ hãi, đã đứng ra rao giảng Tin Lành cho một Giê-ru-sa-lem thù nghịch từng đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá, và quyền năng của Chúa qua sự cầu nguyện của Hội thánh đã khiến độ 3.000 người hôm đó ăn năn tội quay lại tin nhận Chúa Jêsus Christ là Đấng họ đóng đinh làm Đấng Cứu Thế.
- Đoạn 3, khi hai vị sứ đồ đi cầu nguyện trong tinh thần hiệp một cùng nhau, Chúa đã ban cho họ quyền năng chữa lành cho người đau bại.
- Đoạn 4 và đoạn 5, khi Hội thánh cầu nguyện, Đức Thánh Linh ban quyền năng khiến tất cả người trong Hội thánh dạn dĩ tiếp tục rao giảng Tin Lành, những sự giả dối trong Hội thánh bị khai trừ, các sứ đồ thắng hơn sự bắt bớ.
- Đoạn 6 đến đoạn 12, bởi cầu nguyện, Chúa cho Hội thánh khôn ngoan biết sắp xếp điều hành Hội thánh, khiến tín đồ cũng sẵn sàng chịu chết vì cớ Chúa. Và cũng bởi sự cầu nguyện, kẻ thù của Hội thánh người thì bị Chúa chinh phục, người thì bị Chúa đánh chết.
Về câu hỏi: KHI NÀO CHÚNG TA BIẾT CHÚA NHẬN LỜI CẦU NGUYỆN?
Câu hỏi của vị thính giả nhắc chúng ta Giáo lý Thập tự giá mà Kinh thánh đã bày tỏ, nghĩa là muốn một lời cầu nguyện được Chúa nhận phải bao gồm hai phương diện mà Chúa Jêsus đã dạy trong sách Tin Lành theo thánh Mathiơ 18:19-20
Câu hỏi của vị thính giả nhắc chúng ta Giáo lý Thập tự giá mà Kinh thánh đã bày tỏ, nghĩa là muốn một lời cầu nguyện được Chúa nhận phải bao gồm hai phương diện mà Chúa Jêsus đã dạy trong sách Tin Lành theo thánh Mathiơ 18:19-20
- PHƯƠNG DIỆN CỦA CON NGƯỜI: 18:19
Chúa Jêsus phán: “Quả thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ”.
Để lời cầu nguyện được Chúa nhận, Chúa Jêsus đòi hỏi những người tin Chúa phải có sự đồng lòng hiệp ý nhau trong vấn đề cầu nguyện.
Sự đòi hỏi nầy luôn Kinh thánh nhắc đến ngay từ trong thời Cựu Ước, Ngày ngày họ tìm kiếm ta và muốn biết đường lối ta; như dân đã theo sự công bình và chưa từng bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời mình! Họ cầu hỏi ta sự đoán xét công bình; và vui lòng gần gủi Đức Chúa Trời,3 mà rằng: Sao chúng tôi kiêng ăn mà Chúa chẳng đoái xem? sao chúng tôi chịu dằn lòng mà Chúa chẳng biết đến? Nầy, trong ngày các ngươi kiêng ăn, cũng cứ tìm sự đẹp ý mình, và làm khổ cho kẻ làm thuê.4 Thật, các ngươi kiêng ăn để tìm sự cãi cọ tranh cạnh, đến nỗi nắm tay đánh nhau cộc cằn; các ngươi kiêng ăn trong ngày như vậy, thì tiếng các ngươi chẳng được nghe thấu nơi cao.5 Đó há phải là sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há phải là ngày người ta dằn lòng mình đâu? Cúi đầu như cây sậy, nằm trên bao gai và trên tro, đó há phải điều ngươi gọi là kiêng ăn, là ngày đẹp lòng Đức Giê-hô-va sao?6 Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẻ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẻ gãy mọi ách, hay sao?7 Há chẳng phải là chia bánh cho kẻ đói, đem những kẻ nghèo khổ đã bị đuổi đi về nhà mình, khi thấy kẻ trần truồng thì mặc cho, và chớ hề trớ trinh những kẻ cốt nhục mình, hay sao?8 Bấy giờ sự sáng ngươi sẽ hừng lên như sự sáng ban mai, ngươi sẽ được chữa lành lập tức; sự công bình ngươi đi trước mặt ngươi, sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va sẽ gìn giữ sau ngươi.9 Bấy giờ ngươi cầu, Đức Giê-hô-va sẽ ứng; ngươi kêu, Ngài sẽ phán rằng: Có ta đây!...”
Đến thời Tân Ước, Hội thánh đã khởi sự với tinh thần đồng một lòng hiệp một ý cầu nguyện như trong sách Công vụ 1:14, “Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện với các người đờn bà, và Ma-ri là mẹ Đức Chúa Jêsus cùng anh em Ngài”.
Để lời cầu nguyện được Chúa nhận, Chúa Jêsus đòi hỏi những người tin Chúa phải có sự đồng lòng hiệp ý nhau trong vấn đề cầu nguyện.
Sự đòi hỏi nầy luôn Kinh thánh nhắc đến ngay từ trong thời Cựu Ước, Ngày ngày họ tìm kiếm ta và muốn biết đường lối ta; như dân đã theo sự công bình và chưa từng bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời mình! Họ cầu hỏi ta sự đoán xét công bình; và vui lòng gần gủi Đức Chúa Trời,3 mà rằng: Sao chúng tôi kiêng ăn mà Chúa chẳng đoái xem? sao chúng tôi chịu dằn lòng mà Chúa chẳng biết đến? Nầy, trong ngày các ngươi kiêng ăn, cũng cứ tìm sự đẹp ý mình, và làm khổ cho kẻ làm thuê.4 Thật, các ngươi kiêng ăn để tìm sự cãi cọ tranh cạnh, đến nỗi nắm tay đánh nhau cộc cằn; các ngươi kiêng ăn trong ngày như vậy, thì tiếng các ngươi chẳng được nghe thấu nơi cao.5 Đó há phải là sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há phải là ngày người ta dằn lòng mình đâu? Cúi đầu như cây sậy, nằm trên bao gai và trên tro, đó há phải điều ngươi gọi là kiêng ăn, là ngày đẹp lòng Đức Giê-hô-va sao?6 Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẻ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẻ gãy mọi ách, hay sao?7 Há chẳng phải là chia bánh cho kẻ đói, đem những kẻ nghèo khổ đã bị đuổi đi về nhà mình, khi thấy kẻ trần truồng thì mặc cho, và chớ hề trớ trinh những kẻ cốt nhục mình, hay sao?8 Bấy giờ sự sáng ngươi sẽ hừng lên như sự sáng ban mai, ngươi sẽ được chữa lành lập tức; sự công bình ngươi đi trước mặt ngươi, sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va sẽ gìn giữ sau ngươi.9 Bấy giờ ngươi cầu, Đức Giê-hô-va sẽ ứng; ngươi kêu, Ngài sẽ phán rằng: Có ta đây!...”
Đến thời Tân Ước, Hội thánh đã khởi sự với tinh thần đồng một lòng hiệp một ý cầu nguyện như trong sách Công vụ 1:14, “Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện với các người đờn bà, và Ma-ri là mẹ Đức Chúa Jêsus cùng anh em Ngài”.
- PHƯƠNG DIỆN CỦA CHÚA. 18:20
Chúa Jêsus phán: “Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ”.
Điều kiện thứ hai để lời cầu nguyện được Chúa nhận được Chúa Jêsus dạy trong sách Tin lành theo thánh Giăng 14;13-14, Chúa Jêsus phán: 13 Các ngươi nhơn danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con. 14 Nếu các ngươi nhơn danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho, nghĩa là lời cầu nguyện được Chúa nhận khi lời cầu nguyện đó được nhơn danh Chúa Jêsus Christ mà cầu nguyện.
Tại sao phải cầu nguyện nhơn danh Chúa Jêsus Christ? Kinh thánh dạy: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không… Chẳng có phân biệt chi hết, vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rôma 3;10, 23). Tuy nhiên, bởi công lao hi sinh chuộc tội loài người của Chúa Jêsus trên thập tự giá, tội lỗi của người tin Chúa được tha thứ, được đến phép gần Đức Chúa Trời để cầu nguyện. Kinh thánh dạy: “bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời. Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã nhờ sự chết của Con Ngài chịu lấy trong thân thể của xác thịt mà khiến anh em hòa thuận, đặng làm cho anh em đứng trước mặt Ngài cách thánh sạch không vết, không chỗ trách được” (Côlôse 1:20-22).
Nói tóm lại, để lời cầu nguyện được Chúa nhận, người cầu nguyện phải là người đã ăn năn tội bằng lòng tiếp nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình, bởi đó được tha thứ tội lỗi, được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời, sống đời sống yêu thương hòa thuận với anh em trong Chúa, và được phép đến gần Đức Chúa Trời là Cha dâng lời cầu nguyện xin bất cứ điều chi trong hay nhơn Danh Chúa Jêsus Christ.
Chúng ta cần nhớ là tất cả lời cầu nguyện của chúng ta, Chúa đều nghe, biết, như Kinh thánh dạy Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời biết hết mọi sự, Lời Chúa phán: “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi. Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy; từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi… Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi, Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi” (Thi thiên 139:1-2, 4). Một bằng cớ nữa là kinh nghiệm của tiên tri Đa-ni-ên về Chúa nhận lời cầu nguyện của ông. Đa-ni-ên nói: “Vậy ta còn nói trong khi cầu nguyện, nầy, Gáp-ri-ên, người mà ta đã thấy trong sự hiện thấy lúc đầu tiên, được sai bay mau đến đụng ta lúc dâng lễ chiều hôm. Người dạy dỗ ta và nói cùng ta rằng: Hỡi Đa-ni-ên, … lời phán dặn đã ra từ khi ngươi bắt đầu nài xin; và ta đến để tỏ lời đó cho người…” (Đa. 9:21, 23).
Chúa nghe bất cứ lời cầu nguyện nào của chúng ta, tuy nhiên, khi Chúa trả lời, Ngài thường trả lời theo một trong 3 cách:
Điều kiện thứ hai để lời cầu nguyện được Chúa nhận được Chúa Jêsus dạy trong sách Tin lành theo thánh Giăng 14;13-14, Chúa Jêsus phán: 13 Các ngươi nhơn danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con. 14 Nếu các ngươi nhơn danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho, nghĩa là lời cầu nguyện được Chúa nhận khi lời cầu nguyện đó được nhơn danh Chúa Jêsus Christ mà cầu nguyện.
Tại sao phải cầu nguyện nhơn danh Chúa Jêsus Christ? Kinh thánh dạy: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không… Chẳng có phân biệt chi hết, vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rôma 3;10, 23). Tuy nhiên, bởi công lao hi sinh chuộc tội loài người của Chúa Jêsus trên thập tự giá, tội lỗi của người tin Chúa được tha thứ, được đến phép gần Đức Chúa Trời để cầu nguyện. Kinh thánh dạy: “bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời. Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã nhờ sự chết của Con Ngài chịu lấy trong thân thể của xác thịt mà khiến anh em hòa thuận, đặng làm cho anh em đứng trước mặt Ngài cách thánh sạch không vết, không chỗ trách được” (Côlôse 1:20-22).
Nói tóm lại, để lời cầu nguyện được Chúa nhận, người cầu nguyện phải là người đã ăn năn tội bằng lòng tiếp nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình, bởi đó được tha thứ tội lỗi, được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời, sống đời sống yêu thương hòa thuận với anh em trong Chúa, và được phép đến gần Đức Chúa Trời là Cha dâng lời cầu nguyện xin bất cứ điều chi trong hay nhơn Danh Chúa Jêsus Christ.
Chúng ta cần nhớ là tất cả lời cầu nguyện của chúng ta, Chúa đều nghe, biết, như Kinh thánh dạy Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời biết hết mọi sự, Lời Chúa phán: “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi. Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy; từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi… Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi, Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi” (Thi thiên 139:1-2, 4). Một bằng cớ nữa là kinh nghiệm của tiên tri Đa-ni-ên về Chúa nhận lời cầu nguyện của ông. Đa-ni-ên nói: “Vậy ta còn nói trong khi cầu nguyện, nầy, Gáp-ri-ên, người mà ta đã thấy trong sự hiện thấy lúc đầu tiên, được sai bay mau đến đụng ta lúc dâng lễ chiều hôm. Người dạy dỗ ta và nói cùng ta rằng: Hỡi Đa-ni-ên, … lời phán dặn đã ra từ khi ngươi bắt đầu nài xin; và ta đến để tỏ lời đó cho người…” (Đa. 9:21, 23).
Chúa nghe bất cứ lời cầu nguyện nào của chúng ta, tuy nhiên, khi Chúa trả lời, Ngài thường trả lời theo một trong 3 cách:
- Cách thứ 1: CHÚA TRẢ LỜI ĐƯỢC TỨC THÌ.
Tôi tin rằng khi được Chúa trả lời Chúa đồng ý theo lời cầu nguyện của chúng ta thì thật là vui mừng, như Chúa đã trả lời cho tiên tri Đa-ni-ên. Tôi không biết thiên sứ bay với tốc độ bao nhiêu, đôi khi Kinh thánh cho biết hình dong thiên sứ như chớp nhoáng, mà tốc độ của ánh sáng là 300 ngàn Km/giây, vậy mà Chúa thấy vẫn còn chậm, Ngài phải hối thúc thiên sứ bay mau đem câu trả lời của Chúa cho Đa-ni-ên. Thật được an ủi!
- Cách thứ 2: CHÚA TRẢ LỜI KHÔNG!
Vì Chúa là biết hết mọi sự, nên Chúa biết lời cầu nguyện nào có hại cho chúng ta, vì vậy sẽ có những lời cầu nguyện được Chúa trả lời Ngài không đồng ý cho chúng ta.
Một lần sau khi tôi giảng ở một Hội thánh, có một thanh niên hỏi tôi: Em có một vấn đề mà em đã cầu nguyện suốt 3 tháng nay, nhưng Chúa không trả lời. Tôi hỏi: Em cầu nguyện việc gì? Anh thanh niên đáp: Em có yêu một cô trong Hội thánh. Em cầu nguyện xin Chúa cho em biết có được không? Nhưng qua 3 tháng, Chúa không trả lời. Tôi hỏi: Cô ấy là ai? Anh thanh niên đó lập tức đáp: Em không thể cho Mục sư biết tên. Chúa cho tôi đột nhiên hỏi: Cô ấy bao nhiêu tuổi? Anh thanh niên đáp: Cô ấy 16 tuổi. Vừa nghe nói 16 tuổi, tôi nói: Chúa trả lời rồi! Anh thanh niên quả quyết là chưa. Tôi nói: Chúa trả lời rồi. Chúa nói em đã 27 tuổi, còn cô ấy mới 16 tuổi, con người ta còn nhỏ lắm chưa yêu được đâu.
Chúa trả lời không, còn chúng ta đôi khi đòi cho được, đó là bài học của dân Y-sơ-ra-ên khi trong đồng vắng đã đòi cho được ăn thịt, và Chúa đã chìu ý của họ, cho họ điều họ muốn – không phải điều họ cần, để làm tổn hại linh hồn họ (Thi. 106:13-15)
Một lần sau khi tôi giảng ở một Hội thánh, có một thanh niên hỏi tôi: Em có một vấn đề mà em đã cầu nguyện suốt 3 tháng nay, nhưng Chúa không trả lời. Tôi hỏi: Em cầu nguyện việc gì? Anh thanh niên đáp: Em có yêu một cô trong Hội thánh. Em cầu nguyện xin Chúa cho em biết có được không? Nhưng qua 3 tháng, Chúa không trả lời. Tôi hỏi: Cô ấy là ai? Anh thanh niên đó lập tức đáp: Em không thể cho Mục sư biết tên. Chúa cho tôi đột nhiên hỏi: Cô ấy bao nhiêu tuổi? Anh thanh niên đáp: Cô ấy 16 tuổi. Vừa nghe nói 16 tuổi, tôi nói: Chúa trả lời rồi! Anh thanh niên quả quyết là chưa. Tôi nói: Chúa trả lời rồi. Chúa nói em đã 27 tuổi, còn cô ấy mới 16 tuổi, con người ta còn nhỏ lắm chưa yêu được đâu.
Chúa trả lời không, còn chúng ta đôi khi đòi cho được, đó là bài học của dân Y-sơ-ra-ên khi trong đồng vắng đã đòi cho được ăn thịt, và Chúa đã chìu ý của họ, cho họ điều họ muốn – không phải điều họ cần, để làm tổn hại linh hồn họ (Thi. 106:13-15)
- Cách thứ 3: CHÚA TRẢ LỜI: Được. Nhưng không phải bây giờ, mà phải chờ đợi, thời gian chờ đợi có thể ngắn hay dài thì Chúa biết, chúng ta là con người không biết. Giống như đứa con mới 14, 15 tuổi đòi cha mẹ cho lái xe, chắc chắn cha mẹ chưa cho, đứa con phải chờ đợi đủ tuổi để học lái xe.
Về câu hỏi: KHI NÀO CHÚNG TA BIẾT SỰ CẦU NGUYỆN HỢP Ý CHÚA?
Câu trả lời là “Khi lời cầu nguyện đó căn cứ theo lời dạy của Chúa trong Kinh thánh”, tức là theo 3 tiêu chuẩn:
Câu trả lời là “Khi lời cầu nguyện đó căn cứ theo lời dạy của Chúa trong Kinh thánh”, tức là theo 3 tiêu chuẩn:
- Cách cầu nguyện theo Kinh thánh dạy là người cầu nguyện phải là người đã ăn năn tội, đã tin nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình, và lời cầu nguyện được dâng lên nhơn danh hay trong danh Chúa Jêsus Christ.
- Nội dung lời cầu nguyện phải theo sự dạy dỗ của Chúa trong Kinh thánh, nghĩa là không trái luật tự nhiên như Chúa đã định cho muôn vật và không trái với đức tin trong Chúa. Thánh Luca ghi lại Chúa Jêsus đã quở trách hai môn đồ là Giăng và Gia-cơ vì họ xin muốn xin lửa từ trời thiêu những người không chịu tiếp đón họ (Luca 9:51-55)
- Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Chúa nhận lời cầu nguyện của chúng ta không phải vì lời cầu nguyện hay, văn chương, mà từ đáy lòng thành thật của chúng ta như vua Đa-vít đã kinh nghiệm: “Vì Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy, tôi chắc đã dâng; của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa: Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi. 51:16-17). Chúa cũng phán: “Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng (Giê. 29:13). Bởi đó có những lời cầu nguyện của chúng ta thiếu sót, Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta những chỗ thiếu sót đó, Kinh thánh dạy: “Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta (Rôma 8:26).
Điều tôi muốn biết là Bạn thính giả quan tâm khi nào chúng ta biết Chúa nhận lời cầu nguyện, và tôi đã trưng dẫn lời Chúa dạy trong Kinh thánh cho biết điều kiện tối cần thiết là Bạn thính giả phải là người đã ăn năn tội của mình và tin nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của Bạn nhơn đó bạn được trở nên con của Đức Chúa Trời trước nhất. Thế thì bạn thính giả đã đáp ứng điều kiện nầy chưa? Tôi xin Chúa cho Bạn trả lời là RỒI! Bạn đã tin Chúa rồi! Mong lắm thay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét