“Nhờ Đức Tin chúng ta đạt được sự hiểu biết chân thật về Thiên Chúa và chính mình”
Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứ sáu của ĐTC Bênêđictô XVI về Năm Đức Tin, được ban hành tại Đại Sảnh Phaolô VI hôm thứ tư ngày 21 tháng 11, 2012. Hôm nay ĐTC tiếp tục dạy loạt Bài Giáo Lỳ về Đức Tin.
* * *
Anh chị em thân mến,
Chúng ta tiến bước vào Năm Đức Tin này bằng cách mang trong tâm hồn niềm hy vọng tái khám phá ra tất cả niềm vui khi tin và tìm thấy sự nhiệt tình để truyền thông tất cả chân lý của đức tin. Các chân lý này không phải là một sứ điệp đơn giản về Thiên Chúa, một phần kiến thức về Ngài. Trái lại, chúng diễn tả biến cố của cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người, một cuộc gặp gỡ cứu độ và giải thoát, làm thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của con người, những khao khát hòa bình, tình huynh đệ và tình yêu của họ. Đức tin dẫn đến việc khám phá ra rằng cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa tăng gia, thanh lọc và nâng caonhững gì là chân thiện mỹ nơi con người. Như vậy, nhờ Thiên Chúa tự tỏ mình ra và cho chúng ta biết về Ngài mà con người biết Thiên Chúa là ai, và vì biết Ngài, họ khám phá ra chính mình, nguồn gốc và số phận của mình, sự cao quý và phẩm giá của sự sống con người.
Đức tin cho phép chúng ta có một sự hiểu biết đích thực về Thiên Chúa liên trong liên quan với toàn thể con người: đó là một “tri thức”, một sự hiểu biết cung cấp hương vị cho cuộc đời, một thị hiếu mới cho cuộc sống, một cách sống vui vẻ trên thế gian. Đức tin được diễn đạt qua món quà tự hiến cho người khác trong tình huynh đệ, tạo ra tình đoàn kết, khả năng yêu thương, chiến thắng sự cô đơn là điều làm cho chúng ta buồn. Do đó, sự hiểu biết về Thiên Chúa nhờ đức tin này không những chỉ thuộc về phạm vi trí tuệ, mà còn cần cho đời sống. Đó là sự hiểu biết về Thiên Chúa Tình Yêu, nhờ chính tình yêu của Ngài. Như thế tình yêu của Thiên Chúa làm cho chúng ta nhìn thấy, mở mắt chúng ta, cho phép chúng ta biết toàn thể thực tại, vượt ra ngoài những quan điểm hẹp hòi của các chủ nghĩa nhân và chủ quan, là những điều làm cho lương tâm bị lạc hướng. Cho nên, sự hiểu biết về Thiên Chúa là một kinh nghiệm của đức tin và đồng thời bao hàm một con đường trí tuệ và luân lý: được đánh động tận đáy lòng bởi sự hiện diện của Thần Khí Chúa Giêsu trong chúng ta, chúng ta vượt qua những chân trời ích kỷ của mình và mở chính mình ra cho những giá trị đích thực của cuộc đời.
Hôm nay, trong bài giáo lý này, tôi chú trọng đến tính hợp lý của đức tin vào Thiên Chúa. Truyền thống Công Giáo ngay từ đầu đã không chấp nhận thuyết duy tín, là ý muốn tin ngược lại với lý trí. Credo quia absurdum (Tôi tin vì nó vô lý) không phải là công thức diễn tả đức tin Công Giáo. Thực ra, Thiên Chúa không phải là vô lý, nếu có thì là một mầu nhiệm. Còn mầu nhiệm không phải là điều không hợp lý, nhưng tràn đầy ý thức, ý nghĩa và sự thật. Nếu khi nhìn vào mầu nhiệm, lý trý của một người nhìn thấy bóng tối, không phải là vì không có ánh sáng trong mầu nhiệm ấy, nhưng vì có quá nhiều ánh sáng. Giống như khi đôi mắt của một người nhìn thẳng vào mặt trời, họ chỉ thấy bóng tối, nhưng ai dám nói rằng mặt trời không ngời sáng? Trái lại, nó là nguồn gốc của ánh sáng? Đức tin cho phép chúng ta nhìn lên “mặt trời,” là Thiên Chúa, bởi vì đức tin là sự đón nhận mặc khải của Ngài trong lịch sử, và có thể nói, thực sự nhận được tất cả ánh sáng của mầu nhiệm của Thiên Chúa, qua việc nhận ra phép lạ cả thể: Thiên Chúa đã đến gần con người, và đã ban Chính Mình để con người biết Ngài, bằng cách hạ xuống để cho những giới hạn thụ tạo của lý trí con người có thể hiểu được (x. CĐ Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lý Dei Verbum, 13). Đồng thời, Thiên Chúa, với ân sủng của Ngài, soi sáng lý trí, mở ra chân trời mới, khôn lường vô tận, cho nó. Vì lý do đó mà đức tin là một sự khích lệ mạnh mẽ để luôn luôn tìm kiếm, không bao giờ ngừng lại và không bao giờ nghỉ ngơi, trong việc khám phá ra sự vô tận của chân lý và thực tại. Thành kiến của một số tư tưởng gia hiện đại, mà theo đó lý trí con người bị ngăn chặn bởi những tín điều của đức tin, là một điều thật sai lầm. Điều hoàn toàn ngược lại là điều đúng, như các bậc thầy vĩ đại của truyền thống Công Giáo đã chứng tỏ. Thánh Augustinô, trước khi hoán cải, đã thao thức tìm kiếm chân lý qua tất cả các triết lý có sẵn và thấy rằng tất cả đều không thỏa đáng. Đối với ngài, việc tìm kiếm chăm chỉ theo lý trý của ngài là một phương pháp sư phạm quan trọng cho cuộc gặp gỡ chân lý của Đức Kitô. Khi ngài nói, “hiểu để tin, và tin để hiểu” (Bài Giảng 43, 9: 38 PL, 258), như thể ngài đang kể lại kinh nghiệm cuộc đởi của chính ngài. Trước mặc khải của Thiên Chúa, trí tuệ và đức tin không xa lạ hay đối nghịch nhau, nhưng đều là những điều kiện để hiểu được ý nghĩa, để đón nhận sứ điệp đích thực của (mặc khải), và đến gần ngưỡng cửa của mầu nhiệm. Thánh Augustinô, cùng với nhiều tác giả Kitô giáo khác, đã làm chứng cho một đức tin được thể hiện nhờ sử dụng lý trí. Ngài suy nghĩ và mời gọi chúng ta suy nghĩ. Theo đường hướng này, Thánh Ansêlmô nói trong Proslogion (Bài giảng về sự hiện hữu của Thiên Chúa) của ngài nói rằng đức tin Công giáo là fides quaerens intellectum (Đức tin đi tìm sự hiểu biết): việc tìm kiếm sự hiểu biết là một hành động nội tại của đức tin. Đặc biệt là Thánh Tôma Aquinô, nhờ truyền thống này, sẽ đối diện với lý luận của các triết gia, cho thấy bao nhiêu hiệu quả sống động mới đến với tư tưởng hợp lý của con người nhờ tháp nhập những nguyên tắc và chân lý của đức tin Kitô giáo.
Cho nên, đức tin Công Giáo là điều hợp lý và cũng nuôi dưỡng sự tin tưởng vào lý trí con người. Công Đồng Chung Vaticanô I, trong Hiến Chế Tín Lý Dei Filius đã khẳng định rằng lý trí có thể biết một cách chắc chắn sự hiện hữu của Thiên Chúa qua con đường tạo dựng, trong khi khả năng có thể nhận biết “một cách dễ dàng, với sự chắc chắn tuyệt đối và mà không sai lầm” (DS 3005) những chân lý về Thiên Chúa, trong ánh sáng ân sủng, chỉ thuộc về đức tin mà thôi. Hơn nữa, sự hiểu biết về đức tin không chống lại lý lẽ đúng đắn. Thực ra, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Thông điệp Fides et Ratio (Đức Tin và Lý Trí), mô tả nó một cách tổng hợp: “Lý trí của con người không bị hủy bỏ, cũng không bị hạ giá trong việc đồng ý với những nội dung đức tin, là những điều đạt đến được trong bất kỳ trường hợp nào bằng cách lựa chọn tự do và có ý thức” (số 43). Trong ao ước chân lý không thể cưỡng lại được, chỉ có mối liên hệ hài hòa giữa đức tin và lý trí là con đường đúng đắn dẫn đến Thiên Chúa và làm thỏa mãn chính mình.
Chúng ta có thể dể dàng nhận ra học thuyết này khắp nơi trong Tân Ước. Thánh Phaolô nói khi viết cho các tín hữu thành Côrinthô, như chúng ta đã nghe: “Trong khi người Do Thái đòi hỏi những dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm sự khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, một chướng ngại cho người Do Thái, và một sự điên rồ đối với Dân Ngoại” (1 Cor 1:22-23). Thực ra, Thiên Chúa đã cứu thế gian không phải bởi một hành động quyền lực, nhưng qua sự sỉ nhục của Con Một Ngài: theo những tiêu chuẩn của loài người, cách thức khác thường mà Thiên Chúa dùng mâu thuẫn với những đòi hỏi của sự khôn ngoan Hy Lạp. Tuy nhiên, thập giá Đức Kitô có lý do của nó mà Thánh Phaolô gọi là: ho logos tou staurou, “lời của thập giá” (1 Cor 1:18). Ở đây, từ ‘logos” vừa có nghĩa là lý trí vừa có nghĩa là lời, và nếu nó ám chỉ lời, là vì nó diễn tả bằng lời nói điều mà lý trí suy nghĩ cẩn thận. Vì vậy, Thánh Phaolô thấy thập giá không phải là một biến cố phi lý, nhưng một thực thể cứu độ trong đó có sự hợp lý riêng của nó, là điều có thể nhận biết được trong ánh sáng đức tin. Đồng thời, ngài có một lòng tin tưởng vào lý trí con người đến nỗi ngài kinh ngạc về sự kiện nhiều người, trong khi thấy vẻ đẹp của các công trình mà Thiên Chúa tạo ra, đã nhất định không tin vào Ngài. Thánh nhân viết trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Vì những gì không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa từ khi tạo thành vũ trụ, nghĩa là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Ngài, có thể được nhìn thấy rõ ràng, và hiểu thấu qua những tạo vật của Ngài.” (1:20). Vì vậy, cả Thánh Phêrô cũng khuyên Kitô hữu bị phân tán ngoài vùng Palestin hãy tôn thờ “Ðức Kitô là Chúa trong lòng anh em, và luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai hỏi anh em về lý do của niềm hy vọng nơi anh em” (1 Pr 3:15). Trong một bầu khí bị bách hại và với một nhu cầu thúc bách để làm chứng cho đức tin, các tín hữu được yêu cầu biện minh cho việc tuân hành Lời của Tin Mừng với những lý do chắc chắn cho niềm hy vọng của chúng ta.
Trên những tiền đề về mối dây liên kết hiệu quả giữa sự hiểu biết và niềm tin này, sự liên hệ đoan chính giữa khoa học và đức tin cũng được xây dựng. Nghiên cứu khoa học dẫn đến sự hiểu biết về những sự thật luôn mới mẻ về con người và vũ trụ, như chúng ta thấy. Những sự tốt lành thực sự của nhân loại, có thể đạt đến được trong đức tin, mở ra chân trời mà hướng về đó cuộc hành trình khám phá của khoa học phải đi đến. Do đó những nghiên cứu này cần được khuyến khích, thí dụ như những nghiên cứu nhằm phục vụ sự sống và diệt trừ các bệnh tật. Các cuộc nghiên cứu để khám phá những bí mật của hành tinh và vũ trụ của chúng ta cũng rất quan trọng, trong ý thức rằng con người là tột đỉnh của việc tạo dựng, không phải để khai thác nó một cách điên rồ, nhưng để bảo vệ nó và làm cho nó có thể cư ngụ được. Vì vậy, đức tin, khi được sống cách thực sự, không mâu thuẫn với khoa học; trái lại đức tin hợp tác với khoa học bằng cách cung cấp những tiêu chuẩn cơ bản là điều thăng tiến sự tốt lành cho mọi người, bằng cách yêu cầu nó từ bỏ những nỗ lực trái ngược với kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa, là những điều có thể tạo ra những hậu quả chống lại chính con người. Vì lý do đó mà cũng hợp lý để tin rằng: nếu khoa học là một đồng minh quý giá của đức tin trong sự hiểu biết về kế hoạch của Thiên Chúa trong vũ trụ, thì đức tin cũng cho phép tiến bộ khoa học luôn xảy ra vì lợi ích và sự thật của con người, trong khi trung thành với cùng một kế hoạch ấy.
Đó là lý do tại sao việc người ta mở lòng ra cho đức tin cùng cho việc biết Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ của Ngài trong Chúa Giêsu Kitô là điều rất quan trọng. Trong Tin Mừng, một chủ nghĩa nhân bản mới được khai trương, một “văn phạm” thật sự của con người và tất cả các thực thể. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo xác quyết: “Chân lý của Thiên Chúa là sự khôn ngoan của Ngài, chỉ huy toàn bộ trật tự của việc tạo dựng và việc điều hành trần gian. Một mình Thiên Chúa ‘đã tạo dựng trời đất’ (Tv 115:15), nên chỉ một mình Ngài có thể ban sự hiểu biết đích thực về mọi thụ tạo trong tương quan của chúng với Ngài” (số 216).
Vì thế chúng ta hy vọng rằng quyết tâm của chúng ta trong việc Phúc Âm hóa giúp hoàn lại cho Tin Mừng địa vị trung tâm trong cuộc đời của nhiều người nam nữ trong thời đại chúng ta. Và chúng ta cầu nguyện để tất cả mọi người tái tìm thấy trong Đức Kitô ý nghĩa của cuộc đời và nền tảng của sự tự do đích thực: thực ra, không có Thiên Chúa con người đánh mất chính mình. Lời chứng của những người đã đi trước chúng ta và đã tận hiến cuộc đời của họ cho Tin Mừng xác nhận điều này mãi mãi. Tin là điều hợp lý, vì có liên hệ sống còn với cuộc đời chúng ta. Dồn hết nghị lực cho Đức Kitô là điều đáng giá, chỉ một mình Người có thể thỏa mãn những khao khát chân lý và sự tốt lành đã ăn sâu trong tâm hồn mỗi người: bây giờ, trong thời gian đã qua, và ngày vô tận của Cõi Phúc Muôn Đời.
Chúng ta tiến bước vào Năm Đức Tin này bằng cách mang trong tâm hồn niềm hy vọng tái khám phá ra tất cả niềm vui khi tin và tìm thấy sự nhiệt tình để truyền thông tất cả chân lý của đức tin. Các chân lý này không phải là một sứ điệp đơn giản về Thiên Chúa, một phần kiến thức về Ngài. Trái lại, chúng diễn tả biến cố của cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người, một cuộc gặp gỡ cứu độ và giải thoát, làm thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của con người, những khao khát hòa bình, tình huynh đệ và tình yêu của họ. Đức tin dẫn đến việc khám phá ra rằng cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa tăng gia, thanh lọc và nâng caonhững gì là chân thiện mỹ nơi con người. Như vậy, nhờ Thiên Chúa tự tỏ mình ra và cho chúng ta biết về Ngài mà con người biết Thiên Chúa là ai, và vì biết Ngài, họ khám phá ra chính mình, nguồn gốc và số phận của mình, sự cao quý và phẩm giá của sự sống con người.
Đức tin cho phép chúng ta có một sự hiểu biết đích thực về Thiên Chúa liên trong liên quan với toàn thể con người: đó là một “tri thức”, một sự hiểu biết cung cấp hương vị cho cuộc đời, một thị hiếu mới cho cuộc sống, một cách sống vui vẻ trên thế gian. Đức tin được diễn đạt qua món quà tự hiến cho người khác trong tình huynh đệ, tạo ra tình đoàn kết, khả năng yêu thương, chiến thắng sự cô đơn là điều làm cho chúng ta buồn. Do đó, sự hiểu biết về Thiên Chúa nhờ đức tin này không những chỉ thuộc về phạm vi trí tuệ, mà còn cần cho đời sống. Đó là sự hiểu biết về Thiên Chúa Tình Yêu, nhờ chính tình yêu của Ngài. Như thế tình yêu của Thiên Chúa làm cho chúng ta nhìn thấy, mở mắt chúng ta, cho phép chúng ta biết toàn thể thực tại, vượt ra ngoài những quan điểm hẹp hòi của các chủ nghĩa nhân và chủ quan, là những điều làm cho lương tâm bị lạc hướng. Cho nên, sự hiểu biết về Thiên Chúa là một kinh nghiệm của đức tin và đồng thời bao hàm một con đường trí tuệ và luân lý: được đánh động tận đáy lòng bởi sự hiện diện của Thần Khí Chúa Giêsu trong chúng ta, chúng ta vượt qua những chân trời ích kỷ của mình và mở chính mình ra cho những giá trị đích thực của cuộc đời.
Hôm nay, trong bài giáo lý này, tôi chú trọng đến tính hợp lý của đức tin vào Thiên Chúa. Truyền thống Công Giáo ngay từ đầu đã không chấp nhận thuyết duy tín, là ý muốn tin ngược lại với lý trí. Credo quia absurdum (Tôi tin vì nó vô lý) không phải là công thức diễn tả đức tin Công Giáo. Thực ra, Thiên Chúa không phải là vô lý, nếu có thì là một mầu nhiệm. Còn mầu nhiệm không phải là điều không hợp lý, nhưng tràn đầy ý thức, ý nghĩa và sự thật. Nếu khi nhìn vào mầu nhiệm, lý trý của một người nhìn thấy bóng tối, không phải là vì không có ánh sáng trong mầu nhiệm ấy, nhưng vì có quá nhiều ánh sáng. Giống như khi đôi mắt của một người nhìn thẳng vào mặt trời, họ chỉ thấy bóng tối, nhưng ai dám nói rằng mặt trời không ngời sáng? Trái lại, nó là nguồn gốc của ánh sáng? Đức tin cho phép chúng ta nhìn lên “mặt trời,” là Thiên Chúa, bởi vì đức tin là sự đón nhận mặc khải của Ngài trong lịch sử, và có thể nói, thực sự nhận được tất cả ánh sáng của mầu nhiệm của Thiên Chúa, qua việc nhận ra phép lạ cả thể: Thiên Chúa đã đến gần con người, và đã ban Chính Mình để con người biết Ngài, bằng cách hạ xuống để cho những giới hạn thụ tạo của lý trí con người có thể hiểu được (x. CĐ Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lý Dei Verbum, 13). Đồng thời, Thiên Chúa, với ân sủng của Ngài, soi sáng lý trí, mở ra chân trời mới, khôn lường vô tận, cho nó. Vì lý do đó mà đức tin là một sự khích lệ mạnh mẽ để luôn luôn tìm kiếm, không bao giờ ngừng lại và không bao giờ nghỉ ngơi, trong việc khám phá ra sự vô tận của chân lý và thực tại. Thành kiến của một số tư tưởng gia hiện đại, mà theo đó lý trí con người bị ngăn chặn bởi những tín điều của đức tin, là một điều thật sai lầm. Điều hoàn toàn ngược lại là điều đúng, như các bậc thầy vĩ đại của truyền thống Công Giáo đã chứng tỏ. Thánh Augustinô, trước khi hoán cải, đã thao thức tìm kiếm chân lý qua tất cả các triết lý có sẵn và thấy rằng tất cả đều không thỏa đáng. Đối với ngài, việc tìm kiếm chăm chỉ theo lý trý của ngài là một phương pháp sư phạm quan trọng cho cuộc gặp gỡ chân lý của Đức Kitô. Khi ngài nói, “hiểu để tin, và tin để hiểu” (Bài Giảng 43, 9: 38 PL, 258), như thể ngài đang kể lại kinh nghiệm cuộc đởi của chính ngài. Trước mặc khải của Thiên Chúa, trí tuệ và đức tin không xa lạ hay đối nghịch nhau, nhưng đều là những điều kiện để hiểu được ý nghĩa, để đón nhận sứ điệp đích thực của (mặc khải), và đến gần ngưỡng cửa của mầu nhiệm. Thánh Augustinô, cùng với nhiều tác giả Kitô giáo khác, đã làm chứng cho một đức tin được thể hiện nhờ sử dụng lý trí. Ngài suy nghĩ và mời gọi chúng ta suy nghĩ. Theo đường hướng này, Thánh Ansêlmô nói trong Proslogion (Bài giảng về sự hiện hữu của Thiên Chúa) của ngài nói rằng đức tin Công giáo là fides quaerens intellectum (Đức tin đi tìm sự hiểu biết): việc tìm kiếm sự hiểu biết là một hành động nội tại của đức tin. Đặc biệt là Thánh Tôma Aquinô, nhờ truyền thống này, sẽ đối diện với lý luận của các triết gia, cho thấy bao nhiêu hiệu quả sống động mới đến với tư tưởng hợp lý của con người nhờ tháp nhập những nguyên tắc và chân lý của đức tin Kitô giáo.
Cho nên, đức tin Công Giáo là điều hợp lý và cũng nuôi dưỡng sự tin tưởng vào lý trí con người. Công Đồng Chung Vaticanô I, trong Hiến Chế Tín Lý Dei Filius đã khẳng định rằng lý trí có thể biết một cách chắc chắn sự hiện hữu của Thiên Chúa qua con đường tạo dựng, trong khi khả năng có thể nhận biết “một cách dễ dàng, với sự chắc chắn tuyệt đối và mà không sai lầm” (DS 3005) những chân lý về Thiên Chúa, trong ánh sáng ân sủng, chỉ thuộc về đức tin mà thôi. Hơn nữa, sự hiểu biết về đức tin không chống lại lý lẽ đúng đắn. Thực ra, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Thông điệp Fides et Ratio (Đức Tin và Lý Trí), mô tả nó một cách tổng hợp: “Lý trí của con người không bị hủy bỏ, cũng không bị hạ giá trong việc đồng ý với những nội dung đức tin, là những điều đạt đến được trong bất kỳ trường hợp nào bằng cách lựa chọn tự do và có ý thức” (số 43). Trong ao ước chân lý không thể cưỡng lại được, chỉ có mối liên hệ hài hòa giữa đức tin và lý trí là con đường đúng đắn dẫn đến Thiên Chúa và làm thỏa mãn chính mình.
Chúng ta có thể dể dàng nhận ra học thuyết này khắp nơi trong Tân Ước. Thánh Phaolô nói khi viết cho các tín hữu thành Côrinthô, như chúng ta đã nghe: “Trong khi người Do Thái đòi hỏi những dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm sự khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, một chướng ngại cho người Do Thái, và một sự điên rồ đối với Dân Ngoại” (1 Cor 1:22-23). Thực ra, Thiên Chúa đã cứu thế gian không phải bởi một hành động quyền lực, nhưng qua sự sỉ nhục của Con Một Ngài: theo những tiêu chuẩn của loài người, cách thức khác thường mà Thiên Chúa dùng mâu thuẫn với những đòi hỏi của sự khôn ngoan Hy Lạp. Tuy nhiên, thập giá Đức Kitô có lý do của nó mà Thánh Phaolô gọi là: ho logos tou staurou, “lời của thập giá” (1 Cor 1:18). Ở đây, từ ‘logos” vừa có nghĩa là lý trí vừa có nghĩa là lời, và nếu nó ám chỉ lời, là vì nó diễn tả bằng lời nói điều mà lý trí suy nghĩ cẩn thận. Vì vậy, Thánh Phaolô thấy thập giá không phải là một biến cố phi lý, nhưng một thực thể cứu độ trong đó có sự hợp lý riêng của nó, là điều có thể nhận biết được trong ánh sáng đức tin. Đồng thời, ngài có một lòng tin tưởng vào lý trí con người đến nỗi ngài kinh ngạc về sự kiện nhiều người, trong khi thấy vẻ đẹp của các công trình mà Thiên Chúa tạo ra, đã nhất định không tin vào Ngài. Thánh nhân viết trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Vì những gì không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa từ khi tạo thành vũ trụ, nghĩa là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Ngài, có thể được nhìn thấy rõ ràng, và hiểu thấu qua những tạo vật của Ngài.” (1:20). Vì vậy, cả Thánh Phêrô cũng khuyên Kitô hữu bị phân tán ngoài vùng Palestin hãy tôn thờ “Ðức Kitô là Chúa trong lòng anh em, và luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai hỏi anh em về lý do của niềm hy vọng nơi anh em” (1 Pr 3:15). Trong một bầu khí bị bách hại và với một nhu cầu thúc bách để làm chứng cho đức tin, các tín hữu được yêu cầu biện minh cho việc tuân hành Lời của Tin Mừng với những lý do chắc chắn cho niềm hy vọng của chúng ta.
Trên những tiền đề về mối dây liên kết hiệu quả giữa sự hiểu biết và niềm tin này, sự liên hệ đoan chính giữa khoa học và đức tin cũng được xây dựng. Nghiên cứu khoa học dẫn đến sự hiểu biết về những sự thật luôn mới mẻ về con người và vũ trụ, như chúng ta thấy. Những sự tốt lành thực sự của nhân loại, có thể đạt đến được trong đức tin, mở ra chân trời mà hướng về đó cuộc hành trình khám phá của khoa học phải đi đến. Do đó những nghiên cứu này cần được khuyến khích, thí dụ như những nghiên cứu nhằm phục vụ sự sống và diệt trừ các bệnh tật. Các cuộc nghiên cứu để khám phá những bí mật của hành tinh và vũ trụ của chúng ta cũng rất quan trọng, trong ý thức rằng con người là tột đỉnh của việc tạo dựng, không phải để khai thác nó một cách điên rồ, nhưng để bảo vệ nó và làm cho nó có thể cư ngụ được. Vì vậy, đức tin, khi được sống cách thực sự, không mâu thuẫn với khoa học; trái lại đức tin hợp tác với khoa học bằng cách cung cấp những tiêu chuẩn cơ bản là điều thăng tiến sự tốt lành cho mọi người, bằng cách yêu cầu nó từ bỏ những nỗ lực trái ngược với kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa, là những điều có thể tạo ra những hậu quả chống lại chính con người. Vì lý do đó mà cũng hợp lý để tin rằng: nếu khoa học là một đồng minh quý giá của đức tin trong sự hiểu biết về kế hoạch của Thiên Chúa trong vũ trụ, thì đức tin cũng cho phép tiến bộ khoa học luôn xảy ra vì lợi ích và sự thật của con người, trong khi trung thành với cùng một kế hoạch ấy.
Đó là lý do tại sao việc người ta mở lòng ra cho đức tin cùng cho việc biết Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ của Ngài trong Chúa Giêsu Kitô là điều rất quan trọng. Trong Tin Mừng, một chủ nghĩa nhân bản mới được khai trương, một “văn phạm” thật sự của con người và tất cả các thực thể. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo xác quyết: “Chân lý của Thiên Chúa là sự khôn ngoan của Ngài, chỉ huy toàn bộ trật tự của việc tạo dựng và việc điều hành trần gian. Một mình Thiên Chúa ‘đã tạo dựng trời đất’ (Tv 115:15), nên chỉ một mình Ngài có thể ban sự hiểu biết đích thực về mọi thụ tạo trong tương quan của chúng với Ngài” (số 216).
Vì thế chúng ta hy vọng rằng quyết tâm của chúng ta trong việc Phúc Âm hóa giúp hoàn lại cho Tin Mừng địa vị trung tâm trong cuộc đời của nhiều người nam nữ trong thời đại chúng ta. Và chúng ta cầu nguyện để tất cả mọi người tái tìm thấy trong Đức Kitô ý nghĩa của cuộc đời và nền tảng của sự tự do đích thực: thực ra, không có Thiên Chúa con người đánh mất chính mình. Lời chứng của những người đã đi trước chúng ta và đã tận hiến cuộc đời của họ cho Tin Mừng xác nhận điều này mãi mãi. Tin là điều hợp lý, vì có liên hệ sống còn với cuộc đời chúng ta. Dồn hết nghị lực cho Đức Kitô là điều đáng giá, chỉ một mình Người có thể thỏa mãn những khao khát chân lý và sự tốt lành đã ăn sâu trong tâm hồn mỗi người: bây giờ, trong thời gian đã qua, và ngày vô tận của Cõi Phúc Muôn Đời.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét