TA KHÔNG ÐỊNH TỘI NGƯƠI ÐÂU
Giăng 8:1-11
Giăng 8:1-11
1. CÂU CHUYỆN CÔ REBECCA
Cô Rebecca Thompson hai lần nhảy từ chiếc cầu Fremont Canyon để tự tử. Cả hai lần cô đều chết. Lần đầu , cô chết vì tim cô tan vỡ. Lần thứ hai, cô chết vì xương cổ và đầu cô vỡ tung ra.
Khi cô còn là một thiếu nữ 18 tuổi xuân, cô và cô em gái 11 tuổi bị bọn lưu manh bắt cóc gần tiệm bán tạp hóa ở tỉnh nhỏ Casper, tiểu bang Wyoming. Chúng nó chở hai cô gái đi 40 dặm về hướng Tây Nam đến chiếc cầu Fremont này. Ðây là một cây cầu chỉ có môt lane, sườn sắt cũ kỹ cao 112 feet bắc ngang qua con sông Platte.
Bọn lưu manh đánh đập cô Rebecca và luân phiên hãm hiếp cô. Cô đã van xin bọn chúng đừng đụng đến người em cô. Và sau cùng cả hai cô gái đều bị bọn chúng xô xuống hẻm núi dưới vực đáy sông. Cô em gái chết vì đầu đụng vào đá bể tan. Rebecca chạm vào bụi cây mọc nhô ra trong một mỏm đá và té rơi xuống nước.
Cô gãy xương chân và hông và cô cố gắng bơi vào bờ. Ðể bảo vệ tấm thân khỏi cơn lạnh, cô rán bò vào hóc núi và chờ đợi bình minh đến.
Nhưng bình minh không bao giờ đến trong cuộc đời của cô dù rằng khi mặt trời mọc, người ta đã tìm thấy cô và cứu cô. Bác sĩ đã trị lành các vết thương trên thân thể cô và Tóa àn đã phạt giam những kẻ đã phạm tội cùng cô. Cô tiếp tục sống nhưng không bao giờ có ngày mai vui tươi. Bình minh không đến và mặt trời không ló dạng trong cuộc đời của cô nữa.
Cái đen tối kinh hoàng của đêm đó luôn luôn ám ảnh đời cô. Cô không bao giờ dám bén mảng đến vùng núi rừng. Vậy mà hồi tháng 9 năm 2000, sau 19 năm qua, cô trở lại chiếc cầu định mạng mang tên Fremont đó.
Cô không nghe lời khuyên của người bạn trai của cô, cô lái xe 70 miles một giờ để đến con sông Platte. Với đứa con hai tuổi và người bạn trai bên cạnh, cô ngồi trên cầu Fremont và khóc tức tưởi. Qua nước mắt, cô kể lại câu chuyện 19 năm về trước đã xảy ra tại đây cho người bạn trai của mình nghe. Người bạn trai không muốn đứa bé hai tuổi chứng kiến cảnh mẹ mình khóc thảm thương, anh vội mang nó ra xe. Và khi chàng ta nghe tiếng la, thì quá trễ, thân thể cô Rebecca đã chạm đá dưới vực sâu của con sông chảy ngang dưới cầu Fremont.
Ðó là kỳ Rebecca chết lần thứ hai và là lần cuối cùng. Mặt trời không bao giờ mọc trong cuộc đời đầy bóng đêm của cô Rebecca. Tại sao ? cái gì đã che lấp mặt trời trong thế giới riêng của cô ?
Sợ hãi ? Có lẽ. Cô đã tố cáo và nhân chứng chống lại bọn bất lương, cô đã can đảm chỉ tay thẳng vào kẻ phạm tội tại tòa án. Một trong kẻ giết người đã hăm dọa cô khi nó chỉ vào cô và đưa bàn tay ra dấu sẽ cắt cổ cô. Ngày cô Rebecca chết là ngày mà hai đứa lưu manh được tòa cho ân xá.
Giận ? Giận Ủy ban Ân xá đã tha thứ kẻ sát nhân ? Giận chính mình vì đã trải qua bảy ngàn đêm sống trong ác mộng hãi hùng ? Giận Chúa tại sao tạo ra con sông khắc nghiệt này, tạo ra bóng đêm kinh hoàng và không mang ánh bình minh đến cho loài người ?
Mặc cảm phạm tội? Có vài người hỏi cô tại sao em cô chết mà cô còn sống làm cho cô bị dày vò khó chịu. Mặc dầu nụ cười của cô vẫn còn đẹp nhưng cô vẫn biết người ta thấy khó chịu về những vết sẹo vẫn còn trên gương mặt của cô. Một mặc cảm của một cô gái cho mình xấu xí.
Xấu hổ ? những người cô quen và cả ngàn người trong tỉnh nhỏ này đều biết thảm kịch của cô. Nó đã từng được các báo loan tin ngay trang đầu với tít thật to ở trang đầu. Cô bị hảm hiếp. Cô bị đánh đập. Cô xấu hổ và cô không thể nào quên được câu chuyện đau thương đã xảy ra trong đời mình.
Từ trên cây cầu Fremont, cô nhìn hẻm núi như thấy nó cũng xấu hổ như dung túng đồng lõa với bọn lưu manh. Các mỏm đá dưới kia cũng đồng phạm tội. Vách rêu phong phủ kín dưới kia cũng mang dấu vết của sự chết em cô và loang máu của cô. Những tiếng gầm của sông, của gió cũng không bao giờ chấm dứt cũng như tiếng nức nở từ đáy lòng của cô . Cô hình như không thể nào bỏ qua câu chuyện này được. Thảm kịch của quá khứ càng cố gắng quên , nó càng như hiện ra trước mắt. Nó đã mang cô Rebecca trở lại cây cầu định mạng.
Nếu đó là lỗi của mình, hậu quả có thể khác. Nếu đó là lỗi của mình, mình có thể xin lỗi và làm nhiều cách để đền bồi. Nếu mình bị rơi xuống vực thẳm vì sơ ý, bất cẩn, mình có thể an lòng chấp nhận hậu quả. An lòng trả giá. Nhưng khi mình là một nạn nhân, là một người không cố ý, cố tình nó lại trầm trọng. Chắc quý vị không ngờ. Tâm lý con người thật khó khăn mà đoán trước được.
2. CÂU CHUYỆN NGƯỜI ÐÀN BÀ TÀ DÂM
Trong Kinh Thánh, sách Giăng 8:1-11, chúng ta thấy hình ảnh của một người đàn bà trong một câu chuyện khác hẳn bởi vì đây là câu chuyện:
- của sự thất bại vì bị bắt quả tang bởi vì một người phạm tội mà không bị bắt thường tự cho là mình thành công.
- của sự xấu hổ vì hành vi phạm tội bị đưa ra trước công chúng, bởi vì có người cho rằng một hành vi xấu xa mà không bị đưa ra công chúng thì không còn xấu xa.
- của sự lợi dụng bởi những người có thẩm quyền trong mục đích khác. Nếu tội lỗi của mình bị người khác lợi dụng thì coi như mình là nạn nhân chớ không phải là tội nhân.
Nhưng cảm tạ Chúa, kết quả của người đàn bà đó không thảm thương như cô Rebecca dù nội dung của nó thật thảm thương, thật xấu hổ, thật sợ hãi gấp trăm lần. Quý vị có biết tại sao không? Bởi vì trong thảm kịch đó, có sự hiện diện của Chúa, có ân điển trong tình thương.
Người đàn bà phạm tội tà dâm đó bị mang ra đứng giữa đám đông. Những người đàn ông đứng quanh người đàn bà là những người lãnh đạo tôn giáo. Họ là những người được coi là người giữ gìn đạo đức, đạo lý của xã hội bấy giờ. Và một người khác, đặc biệt trong bộ áo quần đơn sơ, ngồi dưới dất. Người đó nhìn vào gương mặt hết sức thảm thương của người đàn bà. Người đàn ông ngồi đó tên là Jesus.
Câu chuyện bắt đầu được sứ đồ Giăng kể lại như sau :
“ Chúa Jesus đang dạy dỗ cả dân sự tại đền thờ ”. Trong lúc đó, người đàn bà đang phạm tội và bị bắt quả tang. Các ông Pha-ra-si, những người lãnh đạo tôn giáo, làm ngưng công việc của hai người khi họ mang người đàn bà đĩ đến gặp Chúa Jesus và hỏi Ngài:
“ Thưa thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang về tội tà dâm. Luật pháp Môi se có truyền cho chúng ta rằng nên nèm đá cho chết những người như vậy. Thầy nghĩ sao ? “
Câu buộc tội của viên biện lý vang lên trong phiên tòa công cộng. Bị bắt quả tang về tà dâm. Các chữ này đủ để nói lên tất cả. Mọi cánh cửa thoát thân đều bị đóng lại, người đàn bà này không còn lối thoát nào khác. Bị bắt ngay lúc đang phạm tội.
Bà bị dẫn ra đường, mọi cửa sổ sẽ mở ra để nhìn vào con người bị bắt quả tang phạm tội tà dâm. Mọi cái đầu sẽ quay lại để nhận diện người phạm tội. Tên của bà sẽ được mọi người nhớ và nhắc đến diễu cợt, chê bai. Cuộc đời đức hạnh của bà coi như là con số không từ đây rồi. Nhục nhã đầy sâu và tương lai là vực thẳm.
Theo luật pháp Do Thái, tội tà dâm sẽ bị tử hình, ném đá chết nếu có hai nhân chứng. Hai người chứng kiến tận mắt sự phạm pháp này.
Câu hỏi tự hiện ra. Làm sao có thể có hai người chứng kiến trong một màn tà dâm để bị bắt quả tang. Làm sao có hai người một cách tình cờ, vào lúc trời vừa tảng sáng, bắt gặp hai người đang làm tình tại một nơi chắc chắn không thể nào công khai được. Khó mà có thể xảy ra. Và nếu có xảy ra thì không thể nào là sự tình cờ, ngẫu nhiên, hay tại vì sự xui xẻo của hai người kia. Nó phải có sự sắp xếp trước. Các người đàn ông này đã đứng ngoài cửa sổ bao lâu để chờ bắt quả tang cho được người đàn bà này ? Còn người đàn ông ? Tội tà dâm phải có hai người . Người kia đâu ? tại sao để ông ta trốn đi ?
Rõ ràng đây là một cái bẫy và người đàn bà bị bắt vì bẫy sập. Nhưng từ khi bà ta bị bắt , bà ta thấy mình chỉ là một miếng mồi cho một vụ bắt bớ khác mà thôi.
“ Luật pháp Môi se có truyền cho chúng ta rằng nên nèm đá cho chết những người như vậy. Thầy nghĩ sao ? “ câu 5
Họ tự mãn vì họ là ủy ban tối cao của đạo đức xã hội.
Họ hãnh diện vì họ là cơ quan tối cao của sự công bình
Nếu Chúa chấp nhận ném đá tội nhân này, Chúa Jesus không còn có thể nói về tình yêu thương nữa. Vả lại, Chúa sẽ vi phạm thẩm quyền kết án tử hình vì thẩm quyền đĩ thuộc về chính quyền do người La mã lập ra.
Nếu Chúa tha bổng người đàn bà này, Chúa sẽ bị cho là không thi hành luật pháp của Môi se, chống lại luật pháp của Ðức Chúa Trời.
Các thông giáo, Pha ra si đã dùng người đàn bà này như một cái bẫy sập để bắt bớ Jesus. Tương lai của bà ta có gì quan trọng đâu ! Danh dự của bà ta? Chẳng ai để ý đến nếu nó bị hủy diệt. Bà ta là một yếu tố trong kế hoạch đánh phá Jesus mà thôi.
Bà đang ngồi khổ sở dưới đất. Tóc tai rũ rượi . Giọt nước mắt nóng rơi xuống hòa với đau khổ, tủi nhục. Môi cắn chặt lại. Bà ta biết mình bị gài bẫy. Họ đã có kế hoạch hại bà. Không cần phải nhìn lên tìm kiếm, bà biết bà không thể tìm ra một người có tấm lòng tốt đứng ra binh vực hay giảm khinh cho bà ta được. Bà nhìn đến những bàn tay đang cầm những hòn đá giết người. Những bàn tay nắm chặt, những ngón tay nhân danh đạo đức trở nên trắng bệch vì căm thù tội lỗi của những người đàn ông vây quanh.
Họ đại diện cho luật pháp, cho đạo đức, cho công bình nên họ căm thù tội lỗi. Và họ căm thù tội lỗi cũa người khác và không căm thù những tội lỗi của chính bản thân mình !
Còn người đàn bà đang nghĩ gì ?
Bà nghĩ đến chạy trốn? chạy đi đâu ? trốn nơi nào ? Bà nghĩ đến phải khiếu nại, biện hộ ! nhưng khiếu nại hay biện hộ với ai đây ? Bà muốn chối nhưng bà bị bắt quả tang. Bà muốn xin ân xá giảm khinh khoan hồng nhưng các đàn ông này không cho bà một cơ hội nào.
Bà chờ đợi Jesus. Bà nghĩ rằng Jesus sẽ đứng lên, kết án bà theo lời cáo tội của những ông giả hình đạo đức này. Nhưng Jesus không làm như vậy. Có người biết Jesus thương yêu người nên nghĩ rằng Chúa sẽ cứu bà ta bằng cách dùng quyền lực của mình hay dùng thiên sứ đến để mang bà ta ra khỏi đám đông thù nghịch này. Nhưng những dự đoán đó đã không xảy ra.
Jesus của chúng ta đã hành động thật diệu kỳ.
Tôi đọc câu chuyện này nhiều lần, lần nào cũng cảm thấy thật sảng khoái như uống một hớp cà phê thật ngon vào một buổi sáng không phải làm gì vì nó quá tuyệt diệu. Hết ý , không còn lời để bày tỏ sự thán phục.
Thông điệp của Chúa Jesus trong câu chuyện này tuyệt hảo.
Quý vị biết Chúa Jesus làm cái gì rồi ?
“ Jesus cúi xuống, lấy ngón tay viết trên đất “ câu 6
Cũng ngón tay đó, Ngài đã viết những điều răn trên mõm núi Sinai, và lời cảnh cáo trên vách Balshazzar và bây giờ trên sân đất cho các thầy thông giáo thành Jerusalem.
Jesus nói :” Ai trong các ngươi là vô tội hãy ném người đàn bà này trước” câu 7
Người già nhìn người trẻ. Người trẻ nhường cho người già. Rồi họ nhìn lại con người của mình, nghe báo động của con tim, của lương tâm còn biết xót xa . Rồi cuối cùng họ ném cục đá xuống đất, lẳng lặng bỏ đi.
Người đàn bà im lặng chờ chết. Bà nghe tiếng đá rơi nhưng không rơi trên tấm thân nhơ nhớp mà rơi trên đất. Bà chờ tiếng chân cửa Tử Thần đến đón bà nhưng bà nghe tiếng chân người buộc tội bà bước đi xa dần dần .
Còn lại chỉ có Jesus và người đàn bà phạm tội.
Còn lại quan tòa và tội nhân.
Dù thẩm đoàn đã bỏ đi, Bồi thẩm đoàn cũng không còn, công tố viên cũng tan hàng.
Người đàn bà đang chờ một bản án cho mình.
Có lẽ ông ta sẽ bắt mình nhận tội, và phạt nhẹ mình. Nhưng quan tòa không nói gì cả. Ông vẫn cúi đầu viết trên đất.
“ Những người cáo ngươi đi đâu rồi? Không ai định tội ngươi sao ?
Bà trả lời : “Lạy Chúa, không”
Im lặng – Không gian, thời gian ngưng lại để nghe Ngài quyết định.
“ Ta cũng không định tội ngươi, hãy đi, đừng phạm tội nữa.
*
Chúng ta chắc chắn cũng có khi phạm tội, lỗi lầm nhưng có lẽ không nặng nề như trường hợp này, cũng không công khai , không bị bắt quả tang, không bị cứng họng , vẫn có thể chối cãi biện hộ được. Chúng ta phạm tội nhưng tình trạng nhẹ hơn.
Người đàn bà trong câu chuyện này quả ở trong tình trạng thật trầm trọng.
Nếu không gặp Chúa Jesus, người phạm tội quả tang đó có được sống không ?
Ai còn nghi ngờ thái độ của Chúa chúng ta khi chúng ta phạm tội, hãy đến với Chúa Jesus lập tức thay vì để loài người hay Satan lợi dụng.
Hãy đóng khung câu Kinh Thánh này treo trên vách. Hãy đứng vững vàng trước tấm khung treo lời Chúa phán : “ Ta cũng không định tội ngươi, Hãy đi ,đừng phạm tội nữa ”
Quý vị cũng nên mang nó đi đến cây cầu Fremont để cho cô Rebecca nào đó trong tương lai đọc để cô trở lại cuộc sống đầy yêu thương, tha thứ .
Và nội dung của sứ điệp Ngài để lại vẫn là : Not guilty .
Sứ điệp : “ Ta không định tội ngươi ” cho những ai mang tội của mình đến với Ngài và biết nhìn nhận Ngài là Chánh án của phiên tòa chung thẩm.
Lời dạy của Chúa :” Sin no more “ Ðừng phạm tội nữa “ có phải là một lời Chúa nhắn nhủ mọi người trong chúng ta. Ðến với Ngài và đừng phạm tội nữa. Chỉ có vậy thôi. Bình minh sẽ trở lại trong cuộc đời của những Rebecca.
Tôi kể câu chuyện này không nhằm nói về người đàn bà phạm tội quả tang này. Hôm nay tôi cũng muốn để câu chuyện thảm thương của cô Rebecca qua đi, quên đi vì nó quá buồn.
Hôm nay, tôi cũng không muốn nhắc lại những thầy thông giáo giả hình, đạo đức giả, coi con người như những dụng cụ cho kế hoạch của mình .
Hôm nay, tôi muốn nói một điều. Một điều mà thôi
Hãy để ý kết quả của hai câu chuyện về người đàn bà. Câu chuyện của hai người đàn bà: một sống , một chết thảm thương. Số mạng của họ khác nhau vì một đàng tuy có tội nhưng gặp đựơc Chúa nên được sống, còn ngưới kia tuy chỉ là nạn nhân nhưng không gặp Chúa mà kết cuộc rất đau thương.
Giờ đây, Chúa Jesus vẫn tiếp tục viết và vẫn tiếp tục nói :
“ ta không định tội ngươi đâu “ nhưng
- Ngài không viết trên đất mà Ngài viết nó trên cây thập tự.
- Ngài không viết bằng ngón tay mà Ngài viết bằng máu của Ngài.
Hai ngàn năm trôi qua, thông điệp của Ngài vẫn không thay đổi: Có Chúa thì sống, không có Chúa thì chết đời đời dù người đó là ai trong xã hội này.
Cô Rebecca Thompson hai lần nhảy từ chiếc cầu Fremont Canyon để tự tử. Cả hai lần cô đều chết. Lần đầu , cô chết vì tim cô tan vỡ. Lần thứ hai, cô chết vì xương cổ và đầu cô vỡ tung ra.
Khi cô còn là một thiếu nữ 18 tuổi xuân, cô và cô em gái 11 tuổi bị bọn lưu manh bắt cóc gần tiệm bán tạp hóa ở tỉnh nhỏ Casper, tiểu bang Wyoming. Chúng nó chở hai cô gái đi 40 dặm về hướng Tây Nam đến chiếc cầu Fremont này. Ðây là một cây cầu chỉ có môt lane, sườn sắt cũ kỹ cao 112 feet bắc ngang qua con sông Platte.
Bọn lưu manh đánh đập cô Rebecca và luân phiên hãm hiếp cô. Cô đã van xin bọn chúng đừng đụng đến người em cô. Và sau cùng cả hai cô gái đều bị bọn chúng xô xuống hẻm núi dưới vực đáy sông. Cô em gái chết vì đầu đụng vào đá bể tan. Rebecca chạm vào bụi cây mọc nhô ra trong một mỏm đá và té rơi xuống nước.
Cô gãy xương chân và hông và cô cố gắng bơi vào bờ. Ðể bảo vệ tấm thân khỏi cơn lạnh, cô rán bò vào hóc núi và chờ đợi bình minh đến.
Nhưng bình minh không bao giờ đến trong cuộc đời của cô dù rằng khi mặt trời mọc, người ta đã tìm thấy cô và cứu cô. Bác sĩ đã trị lành các vết thương trên thân thể cô và Tóa àn đã phạt giam những kẻ đã phạm tội cùng cô. Cô tiếp tục sống nhưng không bao giờ có ngày mai vui tươi. Bình minh không đến và mặt trời không ló dạng trong cuộc đời của cô nữa.
Cái đen tối kinh hoàng của đêm đó luôn luôn ám ảnh đời cô. Cô không bao giờ dám bén mảng đến vùng núi rừng. Vậy mà hồi tháng 9 năm 2000, sau 19 năm qua, cô trở lại chiếc cầu định mạng mang tên Fremont đó.
Cô không nghe lời khuyên của người bạn trai của cô, cô lái xe 70 miles một giờ để đến con sông Platte. Với đứa con hai tuổi và người bạn trai bên cạnh, cô ngồi trên cầu Fremont và khóc tức tưởi. Qua nước mắt, cô kể lại câu chuyện 19 năm về trước đã xảy ra tại đây cho người bạn trai của mình nghe. Người bạn trai không muốn đứa bé hai tuổi chứng kiến cảnh mẹ mình khóc thảm thương, anh vội mang nó ra xe. Và khi chàng ta nghe tiếng la, thì quá trễ, thân thể cô Rebecca đã chạm đá dưới vực sâu của con sông chảy ngang dưới cầu Fremont.
Ðó là kỳ Rebecca chết lần thứ hai và là lần cuối cùng. Mặt trời không bao giờ mọc trong cuộc đời đầy bóng đêm của cô Rebecca. Tại sao ? cái gì đã che lấp mặt trời trong thế giới riêng của cô ?
Sợ hãi ? Có lẽ. Cô đã tố cáo và nhân chứng chống lại bọn bất lương, cô đã can đảm chỉ tay thẳng vào kẻ phạm tội tại tòa án. Một trong kẻ giết người đã hăm dọa cô khi nó chỉ vào cô và đưa bàn tay ra dấu sẽ cắt cổ cô. Ngày cô Rebecca chết là ngày mà hai đứa lưu manh được tòa cho ân xá.
Giận ? Giận Ủy ban Ân xá đã tha thứ kẻ sát nhân ? Giận chính mình vì đã trải qua bảy ngàn đêm sống trong ác mộng hãi hùng ? Giận Chúa tại sao tạo ra con sông khắc nghiệt này, tạo ra bóng đêm kinh hoàng và không mang ánh bình minh đến cho loài người ?
Mặc cảm phạm tội? Có vài người hỏi cô tại sao em cô chết mà cô còn sống làm cho cô bị dày vò khó chịu. Mặc dầu nụ cười của cô vẫn còn đẹp nhưng cô vẫn biết người ta thấy khó chịu về những vết sẹo vẫn còn trên gương mặt của cô. Một mặc cảm của một cô gái cho mình xấu xí.
Xấu hổ ? những người cô quen và cả ngàn người trong tỉnh nhỏ này đều biết thảm kịch của cô. Nó đã từng được các báo loan tin ngay trang đầu với tít thật to ở trang đầu. Cô bị hảm hiếp. Cô bị đánh đập. Cô xấu hổ và cô không thể nào quên được câu chuyện đau thương đã xảy ra trong đời mình.
Từ trên cây cầu Fremont, cô nhìn hẻm núi như thấy nó cũng xấu hổ như dung túng đồng lõa với bọn lưu manh. Các mỏm đá dưới kia cũng đồng phạm tội. Vách rêu phong phủ kín dưới kia cũng mang dấu vết của sự chết em cô và loang máu của cô. Những tiếng gầm của sông, của gió cũng không bao giờ chấm dứt cũng như tiếng nức nở từ đáy lòng của cô . Cô hình như không thể nào bỏ qua câu chuyện này được. Thảm kịch của quá khứ càng cố gắng quên , nó càng như hiện ra trước mắt. Nó đã mang cô Rebecca trở lại cây cầu định mạng.
Nếu đó là lỗi của mình, hậu quả có thể khác. Nếu đó là lỗi của mình, mình có thể xin lỗi và làm nhiều cách để đền bồi. Nếu mình bị rơi xuống vực thẳm vì sơ ý, bất cẩn, mình có thể an lòng chấp nhận hậu quả. An lòng trả giá. Nhưng khi mình là một nạn nhân, là một người không cố ý, cố tình nó lại trầm trọng. Chắc quý vị không ngờ. Tâm lý con người thật khó khăn mà đoán trước được.
2. CÂU CHUYỆN NGƯỜI ÐÀN BÀ TÀ DÂM
Trong Kinh Thánh, sách Giăng 8:1-11, chúng ta thấy hình ảnh của một người đàn bà trong một câu chuyện khác hẳn bởi vì đây là câu chuyện:
- của sự thất bại vì bị bắt quả tang bởi vì một người phạm tội mà không bị bắt thường tự cho là mình thành công.
- của sự xấu hổ vì hành vi phạm tội bị đưa ra trước công chúng, bởi vì có người cho rằng một hành vi xấu xa mà không bị đưa ra công chúng thì không còn xấu xa.
- của sự lợi dụng bởi những người có thẩm quyền trong mục đích khác. Nếu tội lỗi của mình bị người khác lợi dụng thì coi như mình là nạn nhân chớ không phải là tội nhân.
Nhưng cảm tạ Chúa, kết quả của người đàn bà đó không thảm thương như cô Rebecca dù nội dung của nó thật thảm thương, thật xấu hổ, thật sợ hãi gấp trăm lần. Quý vị có biết tại sao không? Bởi vì trong thảm kịch đó, có sự hiện diện của Chúa, có ân điển trong tình thương.
Người đàn bà phạm tội tà dâm đó bị mang ra đứng giữa đám đông. Những người đàn ông đứng quanh người đàn bà là những người lãnh đạo tôn giáo. Họ là những người được coi là người giữ gìn đạo đức, đạo lý của xã hội bấy giờ. Và một người khác, đặc biệt trong bộ áo quần đơn sơ, ngồi dưới dất. Người đó nhìn vào gương mặt hết sức thảm thương của người đàn bà. Người đàn ông ngồi đó tên là Jesus.
Câu chuyện bắt đầu được sứ đồ Giăng kể lại như sau :
“ Chúa Jesus đang dạy dỗ cả dân sự tại đền thờ ”. Trong lúc đó, người đàn bà đang phạm tội và bị bắt quả tang. Các ông Pha-ra-si, những người lãnh đạo tôn giáo, làm ngưng công việc của hai người khi họ mang người đàn bà đĩ đến gặp Chúa Jesus và hỏi Ngài:
“ Thưa thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang về tội tà dâm. Luật pháp Môi se có truyền cho chúng ta rằng nên nèm đá cho chết những người như vậy. Thầy nghĩ sao ? “
Câu buộc tội của viên biện lý vang lên trong phiên tòa công cộng. Bị bắt quả tang về tà dâm. Các chữ này đủ để nói lên tất cả. Mọi cánh cửa thoát thân đều bị đóng lại, người đàn bà này không còn lối thoát nào khác. Bị bắt ngay lúc đang phạm tội.
Bà bị dẫn ra đường, mọi cửa sổ sẽ mở ra để nhìn vào con người bị bắt quả tang phạm tội tà dâm. Mọi cái đầu sẽ quay lại để nhận diện người phạm tội. Tên của bà sẽ được mọi người nhớ và nhắc đến diễu cợt, chê bai. Cuộc đời đức hạnh của bà coi như là con số không từ đây rồi. Nhục nhã đầy sâu và tương lai là vực thẳm.
Theo luật pháp Do Thái, tội tà dâm sẽ bị tử hình, ném đá chết nếu có hai nhân chứng. Hai người chứng kiến tận mắt sự phạm pháp này.
Câu hỏi tự hiện ra. Làm sao có thể có hai người chứng kiến trong một màn tà dâm để bị bắt quả tang. Làm sao có hai người một cách tình cờ, vào lúc trời vừa tảng sáng, bắt gặp hai người đang làm tình tại một nơi chắc chắn không thể nào công khai được. Khó mà có thể xảy ra. Và nếu có xảy ra thì không thể nào là sự tình cờ, ngẫu nhiên, hay tại vì sự xui xẻo của hai người kia. Nó phải có sự sắp xếp trước. Các người đàn ông này đã đứng ngoài cửa sổ bao lâu để chờ bắt quả tang cho được người đàn bà này ? Còn người đàn ông ? Tội tà dâm phải có hai người . Người kia đâu ? tại sao để ông ta trốn đi ?
Rõ ràng đây là một cái bẫy và người đàn bà bị bắt vì bẫy sập. Nhưng từ khi bà ta bị bắt , bà ta thấy mình chỉ là một miếng mồi cho một vụ bắt bớ khác mà thôi.
“ Luật pháp Môi se có truyền cho chúng ta rằng nên nèm đá cho chết những người như vậy. Thầy nghĩ sao ? “ câu 5
Họ tự mãn vì họ là ủy ban tối cao của đạo đức xã hội.
Họ hãnh diện vì họ là cơ quan tối cao của sự công bình
Nếu Chúa chấp nhận ném đá tội nhân này, Chúa Jesus không còn có thể nói về tình yêu thương nữa. Vả lại, Chúa sẽ vi phạm thẩm quyền kết án tử hình vì thẩm quyền đĩ thuộc về chính quyền do người La mã lập ra.
Nếu Chúa tha bổng người đàn bà này, Chúa sẽ bị cho là không thi hành luật pháp của Môi se, chống lại luật pháp của Ðức Chúa Trời.
Các thông giáo, Pha ra si đã dùng người đàn bà này như một cái bẫy sập để bắt bớ Jesus. Tương lai của bà ta có gì quan trọng đâu ! Danh dự của bà ta? Chẳng ai để ý đến nếu nó bị hủy diệt. Bà ta là một yếu tố trong kế hoạch đánh phá Jesus mà thôi.
Bà đang ngồi khổ sở dưới đất. Tóc tai rũ rượi . Giọt nước mắt nóng rơi xuống hòa với đau khổ, tủi nhục. Môi cắn chặt lại. Bà ta biết mình bị gài bẫy. Họ đã có kế hoạch hại bà. Không cần phải nhìn lên tìm kiếm, bà biết bà không thể tìm ra một người có tấm lòng tốt đứng ra binh vực hay giảm khinh cho bà ta được. Bà nhìn đến những bàn tay đang cầm những hòn đá giết người. Những bàn tay nắm chặt, những ngón tay nhân danh đạo đức trở nên trắng bệch vì căm thù tội lỗi của những người đàn ông vây quanh.
Họ đại diện cho luật pháp, cho đạo đức, cho công bình nên họ căm thù tội lỗi. Và họ căm thù tội lỗi cũa người khác và không căm thù những tội lỗi của chính bản thân mình !
Còn người đàn bà đang nghĩ gì ?
Bà nghĩ đến chạy trốn? chạy đi đâu ? trốn nơi nào ? Bà nghĩ đến phải khiếu nại, biện hộ ! nhưng khiếu nại hay biện hộ với ai đây ? Bà muốn chối nhưng bà bị bắt quả tang. Bà muốn xin ân xá giảm khinh khoan hồng nhưng các đàn ông này không cho bà một cơ hội nào.
Bà chờ đợi Jesus. Bà nghĩ rằng Jesus sẽ đứng lên, kết án bà theo lời cáo tội của những ông giả hình đạo đức này. Nhưng Jesus không làm như vậy. Có người biết Jesus thương yêu người nên nghĩ rằng Chúa sẽ cứu bà ta bằng cách dùng quyền lực của mình hay dùng thiên sứ đến để mang bà ta ra khỏi đám đông thù nghịch này. Nhưng những dự đoán đó đã không xảy ra.
Jesus của chúng ta đã hành động thật diệu kỳ.
Tôi đọc câu chuyện này nhiều lần, lần nào cũng cảm thấy thật sảng khoái như uống một hớp cà phê thật ngon vào một buổi sáng không phải làm gì vì nó quá tuyệt diệu. Hết ý , không còn lời để bày tỏ sự thán phục.
Thông điệp của Chúa Jesus trong câu chuyện này tuyệt hảo.
Quý vị biết Chúa Jesus làm cái gì rồi ?
“ Jesus cúi xuống, lấy ngón tay viết trên đất “ câu 6
Cũng ngón tay đó, Ngài đã viết những điều răn trên mõm núi Sinai, và lời cảnh cáo trên vách Balshazzar và bây giờ trên sân đất cho các thầy thông giáo thành Jerusalem.
Jesus nói :” Ai trong các ngươi là vô tội hãy ném người đàn bà này trước” câu 7
Người già nhìn người trẻ. Người trẻ nhường cho người già. Rồi họ nhìn lại con người của mình, nghe báo động của con tim, của lương tâm còn biết xót xa . Rồi cuối cùng họ ném cục đá xuống đất, lẳng lặng bỏ đi.
Người đàn bà im lặng chờ chết. Bà nghe tiếng đá rơi nhưng không rơi trên tấm thân nhơ nhớp mà rơi trên đất. Bà chờ tiếng chân cửa Tử Thần đến đón bà nhưng bà nghe tiếng chân người buộc tội bà bước đi xa dần dần .
Còn lại chỉ có Jesus và người đàn bà phạm tội.
Còn lại quan tòa và tội nhân.
Dù thẩm đoàn đã bỏ đi, Bồi thẩm đoàn cũng không còn, công tố viên cũng tan hàng.
Người đàn bà đang chờ một bản án cho mình.
Có lẽ ông ta sẽ bắt mình nhận tội, và phạt nhẹ mình. Nhưng quan tòa không nói gì cả. Ông vẫn cúi đầu viết trên đất.
“ Những người cáo ngươi đi đâu rồi? Không ai định tội ngươi sao ?
Bà trả lời : “Lạy Chúa, không”
Im lặng – Không gian, thời gian ngưng lại để nghe Ngài quyết định.
“ Ta cũng không định tội ngươi, hãy đi, đừng phạm tội nữa.
*
Chúng ta chắc chắn cũng có khi phạm tội, lỗi lầm nhưng có lẽ không nặng nề như trường hợp này, cũng không công khai , không bị bắt quả tang, không bị cứng họng , vẫn có thể chối cãi biện hộ được. Chúng ta phạm tội nhưng tình trạng nhẹ hơn.
Người đàn bà trong câu chuyện này quả ở trong tình trạng thật trầm trọng.
Nếu không gặp Chúa Jesus, người phạm tội quả tang đó có được sống không ?
Ai còn nghi ngờ thái độ của Chúa chúng ta khi chúng ta phạm tội, hãy đến với Chúa Jesus lập tức thay vì để loài người hay Satan lợi dụng.
Hãy đóng khung câu Kinh Thánh này treo trên vách. Hãy đứng vững vàng trước tấm khung treo lời Chúa phán : “ Ta cũng không định tội ngươi, Hãy đi ,đừng phạm tội nữa ”
Quý vị cũng nên mang nó đi đến cây cầu Fremont để cho cô Rebecca nào đó trong tương lai đọc để cô trở lại cuộc sống đầy yêu thương, tha thứ .
Và nội dung của sứ điệp Ngài để lại vẫn là : Not guilty .
Sứ điệp : “ Ta không định tội ngươi ” cho những ai mang tội của mình đến với Ngài và biết nhìn nhận Ngài là Chánh án của phiên tòa chung thẩm.
Lời dạy của Chúa :” Sin no more “ Ðừng phạm tội nữa “ có phải là một lời Chúa nhắn nhủ mọi người trong chúng ta. Ðến với Ngài và đừng phạm tội nữa. Chỉ có vậy thôi. Bình minh sẽ trở lại trong cuộc đời của những Rebecca.
Tôi kể câu chuyện này không nhằm nói về người đàn bà phạm tội quả tang này. Hôm nay tôi cũng muốn để câu chuyện thảm thương của cô Rebecca qua đi, quên đi vì nó quá buồn.
Hôm nay, tôi cũng không muốn nhắc lại những thầy thông giáo giả hình, đạo đức giả, coi con người như những dụng cụ cho kế hoạch của mình .
Hôm nay, tôi muốn nói một điều. Một điều mà thôi
Hãy để ý kết quả của hai câu chuyện về người đàn bà. Câu chuyện của hai người đàn bà: một sống , một chết thảm thương. Số mạng của họ khác nhau vì một đàng tuy có tội nhưng gặp đựơc Chúa nên được sống, còn ngưới kia tuy chỉ là nạn nhân nhưng không gặp Chúa mà kết cuộc rất đau thương.
Giờ đây, Chúa Jesus vẫn tiếp tục viết và vẫn tiếp tục nói :
“ ta không định tội ngươi đâu “ nhưng
- Ngài không viết trên đất mà Ngài viết nó trên cây thập tự.
- Ngài không viết bằng ngón tay mà Ngài viết bằng máu của Ngài.
Hai ngàn năm trôi qua, thông điệp của Ngài vẫn không thay đổi: Có Chúa thì sống, không có Chúa thì chết đời đời dù người đó là ai trong xã hội này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét