Mặc dù còn một tháng nữa mới tới Tết Trung thu nhưng nhiều gia đình đã rục rịch làm bánh dẻo bánh nướng. Vì thế, hôm nay mình sẽ giới thiệu cách làm bánh Trung thu thập cẩm phổ biến và hợp với khẩu vị của nhiều người. Ở đây, mình dùng công thức của Bakingfun. Bánh ra ngon và mềm lắm nhé. Nếu làm nhiều các bạn tự nhân đôi công thức lên.
Nguyên liệu:
- Bột mỳ: 480 gr
- Nước đường: 300 gr
- Baking soda: 1/2 muỗng cà phê
- Nước tro tàu: 1/2 muỗng cà phê (có thể không cho vào)
- Dầu ăn: 75 ml
- Bột bánh dẻo: 75 gr
- Corn syrup (si-rô ngô): 75 ml
- Rượu mai quế lộ: 15 ml
- Lạp xường: 200 gr
- Mè : 150 gr
- Hạt dưa bóc nõn: 150 gr
- Hạt điều: 150 gr
- Mứt bí: 150 gr
- Mứt sen: 150gr
- Mỡ đường: 100 gr
- Lá chanh: 10 lá
- Trứng gà: 01 quả
- Dầu mè: 2 thìa cà phê
- Khuôn bánh 75 gr, cây cán bột, chổi phết bề mặt bánh.
- Nước đường: 300 gr
- Baking soda: 1/2 muỗng cà phê
- Nước tro tàu: 1/2 muỗng cà phê (có thể không cho vào)
- Dầu ăn: 75 ml
- Bột bánh dẻo: 75 gr
- Corn syrup (si-rô ngô): 75 ml
- Rượu mai quế lộ: 15 ml
- Lạp xường: 200 gr
- Mè : 150 gr
- Hạt dưa bóc nõn: 150 gr
- Hạt điều: 150 gr
- Mứt bí: 150 gr
- Mứt sen: 150gr
- Mỡ đường: 100 gr
- Lá chanh: 10 lá
- Trứng gà: 01 quả
- Dầu mè: 2 thìa cà phê
- Khuôn bánh 75 gr, cây cán bột, chổi phết bề mặt bánh.
Cách làm:
Bước 1: Trộn đều bột mỳ và baking soda, rây bột cho mịn cho vào âu lớn.
Bước 2: Trộn đều nước đường, nước tro tàu, dầu ăn (để nghỉ 4 tiếng). Bạn có thể trộn trước từ đêm hôm trước, để vào tủ lạnh, sáng mai đem ra dùng. Đổ hỗn hợp trên vào âu bột, dùng tay nhào đến khi bột dẻo thành một khối đồng nhất. Bọc màng thực phẩm lên bột để nghỉ trong 30 phút.
Bước 3: Nhân bánh thập cẩm dễ tìm nhưng hơi lách cách trong việc chế biến nên các bạn cũng chế biến trước 1 hôm nhé. Mè, hạt dưa rang vàng. Hạt điều rang chín, đập nhỏ. Mứt bí, mứt sen xắt hạt lựu. Mỡ đường các bạn mua mỡ gáy về, xắt hạt lựu, luộc chín, ướp với 2-3 thìa đường, hong ở nơi có gió cho mỡ trong lại. Lạp xường nướng sơ qua, xắt hạt lựu. Lá chanh rửa sạch, thái chỉ.
Bước 4: Lấy 1 âu lớn, cho mè, hạt điều, mứt sen, mứt bí, lạp xường, mỡ đường, lá chanh vào trộn đều. Cho từ từ bột bánh dẻo, corn syrup, rượu mai quế lộ vào trộn đều đến khi hỗn hợp kết dính với nhau, có thể vo viên được.
Nếu thấy hỗn hợp rời rạc thì các bạn cho thêm corn syrup vào nhé. Cho lượng vừa đủ dùng đến khi cảm thấy có thể vo tròn các viên nhân vào với nhau là ổn.
Bước 5: Bột sau khi nghỉ, các bạn chia thành các viên tròn có kích cỡ bằng nhau theo tỷ lệ 2 nhân 1 vỏ nhé. Ở đây mình dùng khuôn 75 gr nhưng có thể đóng bánh lên được 100 gr nên mình để 35 gr vỏ và 65 gr nhân nhé.
Bước 6: Cán bột dẹt và mỏng, cho nhân vào giữa. Dùng tay miết cho vỏ bột bao quanh nhân, không kéo mà chỉ miết, nếu kéo thì vỏ sẽ bị đứt và bị nứt khi nướng. Để miết được dễ dàng vào nhân bánh, các bạn nên dùng 1 con dao và miết dao quanh vỏ bánh, sẽ miết được đều và đẹp hơn đấy.
Bước 7: Thấm bột áo rồi phủ nhẹ lên bánh, cho viên bánh vào khuôn. Dùng lực của lòng bàn tay ấn viên bánh xuống đều, ko dùng ngón tay ấn vì sẽ làm trật vỏ ra.
Bước 8: Ngoài nhân thập cẩm, bạn có thể làm thêm nhân trà xanh, đậu xanh nhé! Bên cạnh đó, các bạn có thể nặn bánh trung thu thành hình con lợn, con thỏ thêm phong phú và bắt mắt.
Bước 9: Bật lò 200 độ trước 10 phút. Để bánh chín hoàn toàn các bạn nướng làm 4 lần. Nước trứng phết mặt bao gồm 1 lòng đỏ, 2 thìa cà phê nước, 2 thìa dầu mè, đánh tan hỗn hợp trên rồi lọc qua rây cho bớt cặn.
Bước 10: Lần 1 nướng trong 10 phút ở rãnh giữa ở 200 độ đển khi bánh chuyển sang màu đục. Lấy ra, xịt nước cho bánh nguội bớt, đến khi khô mặt thì phết trứng lên.
Chỉ phết bề mặt bánh và khe bánh, không phết thành bánh. Khi phết trứng nhớ phết nhẹ tay và chỉ phết 1 lần. Phết nhiều lần sẽ làm nổi bong bong và nếu phết nhiều quá khi nướng bánh dễ gây mất hoa văn.
Bước 11: Cho bánh vào nướng lần 2 trong 7 phút ở nhiệt độ 180. Bỏ khay bánh ra ngoài cho bánh nguội, phết trứng lần 2. Cho bánh vào lò nướng thêm 7 phút nữa khi mặt bánh vàng ruộm là được.
Bước 12: Nếu thấy mặt bánh chưa vàng như ý, các bạn đợi bánh nguội một chút, rồi cho vào nướng tiếp 5-7 phút ở rãnh dưới lửa trên ở 180 độ nhé.
Bánh lấy ra để nguội trên rãnh. Bánh trung thu sau 2-3 ngày sẽ xuống màu đều, bánh khi ăn sẽ mềm và ngon hơn.
Bánh trung thu thập cẩm để thật nguội, cho vào khay, đóng túi và mang tặng bạn bè người thân nhé!
Mình chắc chắn gia đình và bạn bè sẽ rất vui và thích thú khi nhận được chiếc bánh do chính tay bạn làm đấy.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với bánh trung thu thập cẩm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét