Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Đọc Hiểu Một Trích Đoạn Từ Một Quyển Sách

Nhằm giúp bạn đọc dễ dàng chọn mua một quyển sách hay, nhiều trang web bán sách qua mạng cho người đọc lướt qua một vài trích đoạn hay trong quyển sách. Điểm kỹ năng này sẽ giúp bạn đọc hiểu những trích đoạn như vậy.
  • Hướng dẫn
- Trích đoạn được rút ra từ một quyển sách không nhất thiết nằm ở chương đầu tiên, cho nên việc xác định nội dung câu chuyện cũng như cốt truyện là điều không thể. Hơn nữa, tính cách nhân vật cũng không được bộc lộ đầy đủ nên cũng khó để phân tích diễn biến tâm lý.
- Để hiểu một trích đoạn, bạn cần chú ý quan sát, đọc và hiểu những yếu tố sau:
            1. Bìa sách và tựa sách: Hãy quan sát kỹ hình ảnh của bìa sách, màu sắc chủ đạo của bìa để dự đoán nội dung bên trong (tuy nhiên không nên quá dựa vào điều này). Tựa sách cũng giúp bạn đoán được ý của tác giả muốn gửi gắm.
            2. Tên chương sách của trích đoạn: Tuy không phải lúc nào trích đoạn cũng được ghi rõ tên chương và số chương, nhưng nếu được tên chương cũng là một cách tốt giúp bạn đọc hiểu nội dung của trích đoạn.
            3. Nhân vật xuất hiện trong trích đoạn: Các nhân vật là những nhân tố quan trọng nhất hình thành nên câu chuyện. Mỗi nhân vật sẽ có một tính cách và diễn biến tâm lý khác nhau. Để hiểu được tính cách nhân vật, bạn có thể dựa vào những tính từ xuất hiện khi nhân vật đối thoại cũng như nội dung của phần đối thoại.
            4. Đồ vật hoặc sự kiện trong trích đoạn: Chú ý đến tên của những đồ vật, nhất là những hình ảnh được tác giả cố ý lặp đi lặp lại bằng nhiều hình thức khác nhau như so sánh, dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc những món đồ được các nhân vật trong trích đoạn quan tâm đặc biệt.
- Sau đây là trình tự đơn giản giúp bạn đọc hiểu một trích đoạn của một quyển sách:
            + Đọc lần 1: Đọc lướt qua cả trích đoạn để hiểu nội dung tổng quát, chú ý nhớ tên của các nhân vật xuất hiện trong trích đoạn.
            + Đọc lần 2: Đọc kỹ nội dung, chú ý đến mối quan hệ giữa các nhân vật, các câu hội thoại của các nhân vật, những vật dụng được gọi tên hoặc lặp đi lặp lại (có thể gạch chân hoặc tô sáng những yếu tố quan trọng).
            + Đọc lần 3: Tập trung vào những yếu tố được ghi chú trong lần 2, kiểm tra từ mới để giúp hiểu rõ hơn câu chuyện cũng như những nhân vật xuất hiện trong trích đoạn. Có thể suy đoán về những tình huống xảy ra trước và sau trích đoạn đang đọc bằng cách đặt ra những câu hỏi với “why” và “how”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét