TRẢ LỜI TRÊN BÁO
Tờ Washington Post, hôm thứ Ba, May 5, 2009, trong mục Giải đáp của Amy Dickinson, có một câu hỏi như sau: Ngày Mother’s day năm ngoái, con gái tôi làm mẹ được hai tháng. Thay vì mời tôi đi ăn trưa như mọi năm nhân lễ Mẹ, nó lại mời Ba nó đi ăn trưa. Nó giận tôi vì tôi không đưa nó đi ăn trưa khi nó trở thành người mẹ. Tôi đau đớn vì thái độ của con tôi. Hôm nay sắp đến Ngày Lễ Mẹ, tôi phải làm gì ? Tôi có sai khi tôi chờ đợi con tôi mời tôi đi ăn trước rồi sau đó tôi mới làm tiệc để mừng cháu ngoại của tôi?
Tờ Washington Post, hôm thứ Ba, May 5, 2009, trong mục Giải đáp của Amy Dickinson, có một câu hỏi như sau: Ngày Mother’s day năm ngoái, con gái tôi làm mẹ được hai tháng. Thay vì mời tôi đi ăn trưa như mọi năm nhân lễ Mẹ, nó lại mời Ba nó đi ăn trưa. Nó giận tôi vì tôi không đưa nó đi ăn trưa khi nó trở thành người mẹ. Tôi đau đớn vì thái độ của con tôi. Hôm nay sắp đến Ngày Lễ Mẹ, tôi phải làm gì ? Tôi có sai khi tôi chờ đợi con tôi mời tôi đi ăn trước rồi sau đó tôi mới làm tiệc để mừng cháu ngoại của tôi?
AMY trả lời : Mọi người tự do hành động trong ngày Lễ Mẹ với mục tiêu là tỏ lòng nhớ đến mẹ mình. Theo tôi, trong ngày đó, các người con, trai hay gái, đều vinh danh và ca tụng công ơn của mẹ mình. Trong ngày đó, các người con không nên trông chờ cha mẹ tổ chức một cái gì đặc biệt cho các con dù các con đã thành người mẹ. Nghĩa là bà nên có một cái gì đặc biệt để nhớ đến mẹ của bà, và các con của bà cũng nên làm một điều gì đặc biệt cho bà. Khi đứa con gái của bà đã thành người mẹ, mà đứa cháu chỉ có 2 tháng thì người cha, tức là thằng rể của bà nên thay mặt đứa con mới sanh đó tổ chức Lễ Mẹ cho vợ mình. Tôi hy vọng con gái bà đọc lời giải thích này, thấy thái độ của nó hồi năm ngoái là sai lầm mà điện thoại xin lỗi và mời bà ăn trưa. Bà không cần phải thắc mắc hay buồn rầu vì sự thiếu hiểu biết của con mình. Bà đã quên không dạy con lúc nó còn trong tầm tay của mình. Trường đời sẽ dạy nó và người hối hận sẽ là con gái bà chớ không phải bà.
Thưa quý vị
Nhân ngày Lễ Mẹ, tôi muốn nói với những người con, không có một lý do nào được gọi là chính đáng để không nói một lời thương yêu với mẹ mình. Dù nghèo nàn, dù đau yếu cũng cố gắng gượng mà bày tỏ tấm lòng mình với mẹ.
Nhân ngày Lễ Mẹ, tôi muốn nói với những người con, không có một lý do nào được gọi là chính đáng để không nói một lời thương yêu với mẹ mình. Dù nghèo nàn, dù đau yếu cũng cố gắng gượng mà bày tỏ tấm lòng mình với mẹ.
Có nhiều Mục sư rất ái ngại khi được mời giảng nhân ngày Lễ Mẹ, bởi vì trong số người nghe, có nhiều loại người khác nhau. Có người thương yêu mẹ, có người oán hận mẹ mình. Có người không biết cư xử với mẹ mình như thế nào và cũng có những người mẹ không biết làm sao để thương con mình.
Tôi muốn nói đến một trường hợp thật đặc biệt mà tình mẫu tử đã mất trong 50 năm.
NGƯỜI MẸ CỦA BÀ REYNOLDS
Bà Barbara Reynolds phát biểu:
“Trong ngày Mother’s day, tôi không thể tìm một tấm thiệp thích hợp để gởi cho mẹ tôi”.
Bà là một nhà báo, một văn sĩ của nhiều quyển sách, bà xuất hiện trên radio, TV và bà còn là một nữ Mục sư tại Thủ đô Hoa kỳ.
Bà Barbara Reynolds phát biểu:
“Trong ngày Mother’s day, tôi không thể tìm một tấm thiệp thích hợp để gởi cho mẹ tôi”.
Bà là một nhà báo, một văn sĩ của nhiều quyển sách, bà xuất hiện trên radio, TV và bà còn là một nữ Mục sư tại Thủ đô Hoa kỳ.
Bà nói tiếp: “Mẹ tôi đã 88 tuổi. Tôi cần một tấm thiệp có một câu đại ý nói rằng : “Mẹ ơi! Thật phước hạnh cho con khi con không còn oán hận mẹ nữa!”. Đó là điều mà lòng tôi đang mang.
Câu chuyện bắt đầu 50 năm trước đây. 50 lần lễ Mẹ chỉ làm tôi cay đắng và đau buồn. Tại sao, trong ngày đó, các bà mẹ được “vinh danh” bằng những đóa hoa hồng trong bộ y phục thật đẹp với những cái nón rộng vành đầy hoa, hạnh phúc bên con cái thì có một số người mẹ, trong đó có mẹ tôi, dửng dưng trước tình mẫu tử, lạnh lùng trước con mình. Có lần, tôi gọi điện thoại chúc mừng mẹ tôi nhân ngày Mother’s day nhưng khi nghe tiếng nói của mẹ tôi, tôi nghẹn ngào đành cúp máy sau khi nói xin lỗi vì gọi nhầm số. Có cái đau đớn nào cho bằng gọi lầm số khi số điện thoại đó là của mẹ mình.
Cuộc sống bất hạnh của tôi bắt đầu từ Columbus, Ohio vào thập niên 1940 khi mà tôi và mẹ tôi sống thật vui vẻ quanh cây đàn piano vang vang tiếng hát. Rồi mẹ tôi hủy hoại hạnh phúc đó. Bà quyết định đi. Bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu tờ báo cáo ngoại hạng từ trường học của tôi, bao nhiêu cầu khẩn của tôi không làm cho mẹ tôi quay về. Tôi phải về sống với ông bà nội tôi. Ông bà giàu có, cung cấp vật chất đầy đủ và phương tiện cho tôi học hành nhưng không làm cho tôi hết buồn vì mất mẹ rồi tôi giận bà và chai đá đắng cay.
Khi tôi xong Trung học, tôi đến California bằng xe lửa cố gắng tìm những mảnh vụn rơi rớt gắn lại để có một gia đình hạnh phúc trong cuộc đời của tôi. Nhưng tôi đối diện với sự thật. Cái gì đổ vỡ không dễ kiếm lại khi tôi đến thăm mẹ tôi. Tôi thấy trên cây đàn piano có một bức hình bốn đứa con của bà. Tôi hỏi mẹ tôi sao không thấy hình của tôi và tôi chết đứng khi mẹ tôi trả lời : “ Mẹ muốn nói cho con biết, mẹ đã có cuộc sống mới. Ở đây không ai biết mẹ có một đứa con gái lớn chừng này, vậy con đừng cho ai biết con là con của mẹ !”
Lời nói của bà dán chặt vào lòng tôi. Nó như đóng ấn trong lòng tôi rằng tôi không có một người mẹ trên cõi đời này. Tôi ghét mẹ tôi, tôi hận mẹ tôi.
Tôi tiếp tục trưởng thành trong uất hận đó. Tôi học xong Đại học và hành nghề viết báo, viết sách, xuất hiện trên truyền thanh truyền hình. Nhưng không có nghề nghiệp nào, thành công nào có thể chữa lành cái đau đớn, cái trống rỗng trong tâm hồn tôi.
Thập niên 1980, Al , em trai tôi chết vì tai nạn ở California. Trong tang lễ, mẹ tôi xin tôi tha lỗi cho bà và bà yêu cầu tôi cùng cầu nguyện với bà xin Chúa cho mẹ con được sum hợp. Tôi lúc đó đã học xong chương trình Thần học và đang là nữ Mục sư tại một Hội Thánh ở Washington DC nhưng tôi không thể cùng bà cầu nguyện.
Sau đó nhiều năm trôi qua. Bà điện thoại, biên thư cầu khẩn tôi tha thứ cho bà nhưng tôi vẫn còn cay đắng trong lòng. Một ngày nọ, tôi bắt đầu suy nghĩ về những tội lỗi của tôi, những sai lầm của tôi, những lời nói, hành động của tôi làm cho người khác đau đớn, khổ sở. Tôi xin Chúa tha thứ cho tôi và tôi muốn những người đó tha thứ cho tôi – trong khi đó tôi dửng dưng trước lời xin tha thứ của mẹ tôi. Tôi biết tôi ích kỷ. Tôi biết tôi tự làm khổ khi tôi ghét mẹ mình. Tôi tự xây một bức tường chung quanh để chứa đựng sự oán hận. Tình yêu thương không thể xâm nhập qua bức tường oán hận đó.
Tôi phá bức tường đó. Tôi bỏ qua những gì của mẹ tôi đã làm. Tôi không oán hận mẹ tôi nữa. Ngày lễ Tạ Ơn năm rồi, mẹ tôi đến thăm tôi tại nhà tôi ở Maryland. Đó là ngày lễ đầu tiên mẹ con tôi quây quần với nhau. Theo bước chân tôi, mẹ tôi học thần học, viết sách và Ngày lễ Mẹ năm nay, tôi không còn khó khăn để tìm một tấm thiệp để gởi cho mẹ tôi. Tôi chỉ cần một tấm thiệp “ Happy Mother’s day” từ một đứa con vẫn còn yêu mẹ dù quá khứ ra sao.
BÀ MẸ VIỆT NAM
Bây giờ, tôi muốn nói đến những người người đàn bà Việt Nam rất đặc biệt
Có một thời, các bà mẹ chỉ được đề cao khi họ đóng vai “mẹ nuôi chiến sĩ,” hoặc “công nhân tiến bộ ” vượt các chỉ tiêu sản xuất, chứ không phải vì họ làm mẹ.
Bây giờ, tôi muốn nói đến những người người đàn bà Việt Nam rất đặc biệt
Có một thời, các bà mẹ chỉ được đề cao khi họ đóng vai “mẹ nuôi chiến sĩ,” hoặc “công nhân tiến bộ ” vượt các chỉ tiêu sản xuất, chứ không phải vì họ làm mẹ.
Loài người bình thường, không ai cần hô khẩu hiệu “Toàn dân yêu quý mẹ!”. Chúng ta yêu thương mẹ vì các bà chỉ làm mẹ thôi. Chỉ cần làm những việc bình thường của một bà mẹ, họ đã được loài người yêu kính một cách tự nhiên. Không ai cần thưởng huy chương, cũng không cần một bộ máy tuyên truyền nào cổ động cả.
Có những bà mẹ nấu nướng không giỏi, thêu thùa may vá không hay, tướng người thô kệch, cư xử cũng vụng về; nhưng cả đời bà chỉ có một công đức đáng nhớ là yêu con, thương con một cách giản dị, tự nhiên. Khi các con lớn lên không cần bàn tay mẹ chăm lo săn sóc nữa, thì các bà quay ra yêu cháu. Và cứ như vậy, đời này qua đời khác, các bà mẹ thay phiên nhau vun đắp cho nền công đức ấy cho cả loài người. Và chỉ thế thôi cũng đủ để loài người tôn kính các bà, gọi các bà bằng một danh hiệu cao quý, là Mẹ!
BÀ PHAN BỘI CHÂU
Có những người cha suốt đời lo làm việc lớn, kinh bang tế thế, đội đá vá trời, đến cuối đời mình mới biết bầy tỏ lòng biết ơn đối với bà mẹ của các con mình. Những người phụ nữ bình thường đó góp công xây dựng nên dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, nhiều hơn là những người đàn ông hay hô khẩu hiệu và thích làm những chuyện lớn lao.
Lúc cuối đời, ông Phan Bội Châu viết cho người con trưởng, kể công đức của vợ mình, một người mẹ hiền, vợ thảo cũng là một người con dâu chí hiếu. Cụ Phan Bội Châu lo rằng mình sắp nhắm mắt lìa đời, nếu không kể những công lao, các đức tính của cụ bà thì người con sẽ không biết đầy đủ về mẹ. Phan Bội Châu ca ngợi: “Khổ cực mấy nhưng sắc mặt không buồn; khó nhọc mấy nhưng không tiếng giận.” Cho nên Phan Bội Châu ghi ơn: “Nếu không có mẹ mày thì chí khí cha mày đã hư hỏng từ những bao giờ kia.”
Có những bà mẹ nấu nướng không giỏi, thêu thùa may vá không hay, tướng người thô kệch, cư xử cũng vụng về; nhưng cả đời bà chỉ có một công đức đáng nhớ là yêu con, thương con một cách giản dị, tự nhiên. Khi các con lớn lên không cần bàn tay mẹ chăm lo săn sóc nữa, thì các bà quay ra yêu cháu. Và cứ như vậy, đời này qua đời khác, các bà mẹ thay phiên nhau vun đắp cho nền công đức ấy cho cả loài người. Và chỉ thế thôi cũng đủ để loài người tôn kính các bà, gọi các bà bằng một danh hiệu cao quý, là Mẹ!
BÀ PHAN BỘI CHÂU
Có những người cha suốt đời lo làm việc lớn, kinh bang tế thế, đội đá vá trời, đến cuối đời mình mới biết bầy tỏ lòng biết ơn đối với bà mẹ của các con mình. Những người phụ nữ bình thường đó góp công xây dựng nên dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, nhiều hơn là những người đàn ông hay hô khẩu hiệu và thích làm những chuyện lớn lao.
Lúc cuối đời, ông Phan Bội Châu viết cho người con trưởng, kể công đức của vợ mình, một người mẹ hiền, vợ thảo cũng là một người con dâu chí hiếu. Cụ Phan Bội Châu lo rằng mình sắp nhắm mắt lìa đời, nếu không kể những công lao, các đức tính của cụ bà thì người con sẽ không biết đầy đủ về mẹ. Phan Bội Châu ca ngợi: “Khổ cực mấy nhưng sắc mặt không buồn; khó nhọc mấy nhưng không tiếng giận.” Cho nên Phan Bội Châu ghi ơn: “Nếu không có mẹ mày thì chí khí cha mày đã hư hỏng từ những bao giờ kia.”
Bà Phan Bội Châu đã hy sinh nhẫn nhục trong suốt thời gian ông lìa bỏ gia đình ra đi tìm đường cứu nước; Ông ra Bắc, vào Nam, khi vượt biển sang Trung Hoa, Nhật Bản, Thái lan.
Hơn hai mươi năm sau, cụ bị Pháp bắt cóc mang về Việt Nam xử án, rồi lưu đầy/ Ông vẫn tiếp tục phải xa gia đình cho đến khi qua đời. Cụ giữ được ý chí kiên trì suốt đời cũng là nhờ người vợ “không hé răng một lời” ngăn trở.
Cụ Phan kể, sau khi lãnh án tù giam lỏng, được đưa từ Hà Nội vào Huế, trên đường đi, sau hai mươi năm mới được gặp cụ bà một lần: “Tới ngày ta bị bắt về nước, mẹ mày được gặp ta một lần ở thành tỉnh Nghệ An, hơn nửa tiếng đồng hồ chỉ nói có một câu rằng ‘Vợ chồng ly biệt nhau hơn hai mươi năm, nay được một lần giáp mặt thầy, trong lòng tôi đã mãn túc rồi. Từ đây về sau chỉ trông mong thầy giữ được lòng thầy như xưa; thầy làm những việc gì mặc thầy, thầy không (cần phải) phiền nghĩ đến vợ con.” Ông Phan Bội Châu tán thán: “Hỡi ơi câu nói ấy bây giờ còn phảng phất bên tai ta...”.
Cụ bà Phan Bội Châu có một tấm lòng luôn luôn bình thản, an lành, ngay trong cảnh sống khó khăn, vất vả nhất. Cụ hy sinh, nhẫn nhục, im lặng làm đầy đủ những bổn phận mà ngày nay chúng ta không có quyền đòi hỏi các phụ nữ phải làm như vậy. Nhưng trong lúc chúng ta muốn vai trò xã hội của người phụ nữ thay đổi, thì cả loài người chắc không bao giờ thay đổi quan niệm về vai trò của một người mẹ. Xin các bà mẹ cứ làm mẹ!
Cụ bà Phan Bội Châu có một tấm lòng luôn luôn bình thản, an lành, ngay trong cảnh sống khó khăn, vất vả nhất. Cụ hy sinh, nhẫn nhục, im lặng làm đầy đủ những bổn phận mà ngày nay chúng ta không có quyền đòi hỏi các phụ nữ phải làm như vậy. Nhưng trong lúc chúng ta muốn vai trò xã hội của người phụ nữ thay đổi, thì cả loài người chắc không bao giờ thay đổi quan niệm về vai trò của một người mẹ. Xin các bà mẹ cứ làm mẹ!
NGƯỜI ĐÀN BÀ TÀI ĐỨC
Trong sách Châm Ngôn, đoạn 31, người đàn bà tài đức, đảm đang có những đức tính sau đây:
Trong gia đình:
Trong sách Châm Ngôn, đoạn 31, người đàn bà tài đức, đảm đang có những đức tính sau đây:
Trong gia đình:
- được chồng tin cậy.
- luôn luôn tìm cách làm lợi cho chồng
- quán xuyến công việc trong nhà
- siêng năng : thức dậy khi trời còn tối, ban đêm đèn phòng không tắt
- nhân hậu : giúp đỡ kẻ gặp khó khăn, tiếp trợ người nghèo khó
- Ăn nói khôn ngoan, luôn luôn nói ra điều nhân từ
Ngoài xã hội
- mua bán, làm ăn : mua ruộng đất
- sản xuất nông nghiệp : trồng nho
- ngoại giao với các trưởng lão
- chế tạo áo lót và bán
Tóm lại người đàn bà tài đức theo ngôn ngữ ngày nay ngoài đóng trọn vẹn vai trò người vợ đảm đang trong gia đình, bà ấy có gồm ba tài năng khác:
- người quản trị xí nghiệp tài ba
- nhà ngoại giao khôn khéo
- một thương gia thành công, mang lợi cho nhà chồng.
Dù vậy, tác giả Châm ngôn lại kết luận rằng:
“Duyên là giả dối, sắc lại hư không; người nữ nào kính sợ Đức Chúa Trời sẽ được khen ngợi.”
“Duyên là giả dối, sắc lại hư không; người nữ nào kính sợ Đức Chúa Trời sẽ được khen ngợi.”
Tại sao ? tại sao kính sợ Chúa là điều quan trọng hơn tài đức, sắc đẹp, duyên dáng?
Tôi xin có hai câu chuyện để giải thích thắc mắc này:
CÂU CHUYỆN PETER RICHLEY
Năm 1820, Peter Richley là một người may mắn nhất. Câu chuyện anh được cứu sống là một câu chuyện có thể cho là lạ lùng nhất trong lịch sử loài người. Anh được cứu sống 4 lần. Chiếc tàu chở anh đi du lịch bị chìm và anh được chiếc tàu thứ hai cứu sống. Chiếc tàu này cũng bị chìm và anh được chiếc tàu thứ ba cứu. Rồi anh được chiếc tàu thứ tư cứu khi chiếc thứ ba này cũng bị chìm. Sau đó chiếc tàu thứ tư cũng chìm và thật khó tin là anh lại được chiếc thứ năm cứu .
Tôi xin có hai câu chuyện để giải thích thắc mắc này:
CÂU CHUYỆN PETER RICHLEY
Năm 1820, Peter Richley là một người may mắn nhất. Câu chuyện anh được cứu sống là một câu chuyện có thể cho là lạ lùng nhất trong lịch sử loài người. Anh được cứu sống 4 lần. Chiếc tàu chở anh đi du lịch bị chìm và anh được chiếc tàu thứ hai cứu sống. Chiếc tàu này cũng bị chìm và anh được chiếc tàu thứ ba cứu. Rồi anh được chiếc tàu thứ tư cứu khi chiếc thứ ba này cũng bị chìm. Sau đó chiếc tàu thứ tư cũng chìm và thật khó tin là anh lại được chiếc thứ năm cứu .
Nhiều người cười khi nghe chuyện này và không có cảm giác nghiêm trọng của sự lạ lùng đó. Nhưng với anh Peter Richley, anh tin tưởng vào Đức Chúa Trời qua bốn lần chìm tàu và anh đều được cứu. Anh tin rằng Chúa chưa muốn anh chết và Chúa có mục đích khi anh được Ngài cho sống qua bốn tai nạn chết người.
Anh được vớt lên chiếc tàu thứ năm có tên là The City of Leeds, tên của một thành phố bên Anh quốc trên đường đi từ Anh qua Úc châu cùng với hành trình của những chiếc tàu chìm. Thủy thủ trên tàu mang quần áo khô cho anh. Bác sĩ của tàu khám anh và thấy mọi việc tốt đẹp. Ông chỉ yêu cầu anh một điều. Ông nói:
- Trên tàu có một bà hành khách đến Úc Châu, Bà tìm một đứa con trai bỏ nhà ra đi biệt tăm nhiều năm nay. Bà đau nặng , sắp từ trần và bà mong muốn gặp mặt con bà. Bà biết mọi người trên tàu và anh là người mới lên tàu, và bà chưa biết mặt anh, nên tôi muốn anh đến thăm bà như một đứa con của bà để bà toại nguyện trước khi bà qua đời.”
Peter bằng lòng. Anh ta nghĩ mình được cứu sống bốn lần nên anh không thể từ chối bất cứ điều gì mà anh có thể làm được để giúp người khác. Anh đi theo vị bác sĩ và lần bước vào phòng của bà thân chủ. Trong phòng, một người đàn bà tóc bạc nằm bẹp trên giường Bà đang đau nặng và nửa hôn mê. Bà không ngớt cầu nguyện thì thầm : “ Chúa ơi! Xin cho con gặp đứa con của con trước khi con chết. Con muốn thấy nó! ”. Bác sĩ nhẹ đẩy Peter đến gần giường. Bỗng nhiên Peter hốt hoảng và nức nở. Anh biết chính vì người đàn bà đang nằm trên giường kia là lý do mà anh không thể chết qua bốn lần chìm tàu. Người đàn bà nằm trên giường đó chính là Sarah Richley - người đã cầu nguyện với Chúa suốt 10 năm nay để xin được gặp con bà là Peter Richley.
Bác sĩ ngạc nhiên khi thấy cậu Peter quỳ xuống bên bà và ôm chầm lấy người bịnh. Ông nghe Peter nói : Con đây mẹ! Con trở về gặp mẹ ! Chúa mang con đến đây với mẹ. Chúa đáp lời cầu xin của mẹ !
Vài ngày sau, cơn sốt của bà dứt hẳn. Bà tỉnh lại và thấy Chúa trả lời lời cầu xin của bà một cách thật lạ lùng.
Tài đức, giàu có của người mẹ không thể cứu được con mình. Bởi lòng kính sợ Chúa mà bà Sarah đã cứu con mình.
Câu chuyện này được ông Louis L’Amour ghi lại và ông kết luận “ đây là sự thật lạ lùng hơn chuyện dã tưởng”. Chúng ta có thể vào Website Google và đánh lên tên Peter Richley sẽ đọc lại câu chuyện lạ lùng này.
Khi đọc câu chuyện này, tôi kết luận:
Không ai có thể coi thường quyền năng cầu nguyện của một người mẹ.
CÂU CHUYỆN BÀ MONICA MẸ CỦA AUGUSTINE
Câu chuyện thứ ba về bà Monica, mẹ của Augustine của Hippo.
Chúng ta biết về Bà Monica qua lý lịch của con bà trong quyển “Confession” ( lời thú tội) do chính Augustine viết. Augustine là một nhà thần học, triết gia và học giả ảnh hưởng lớn trên đạo Chúa.
Câu chuyện thứ ba về bà Monica, mẹ của Augustine của Hippo.
Chúng ta biết về Bà Monica qua lý lịch của con bà trong quyển “Confession” ( lời thú tội) do chính Augustine viết. Augustine là một nhà thần học, triết gia và học giả ảnh hưởng lớn trên đạo Chúa.
Bà Monica sinh ở Bắc Phi, gần thành phố Carthage, bây giờ là nước Tunisia vào năm 331 ( có tài liệu cho bà sanh tại Thagaste thuộc Algeria là không đúng. Đó là nơi sanh của Augustine). Tên của bà thật sự là Monnica vì người tìm thấy ngôi mộ của bà tại Ostia ghi tên bà với hai chữ N. Có người cho rằng tên của bà chỉ có một chữ N nhưng vì người điêu khắc tên bà trên mộ bia viết sai bằng hai chữ N. Cha mẹ của bà là hai Cơ đốc nhân rất tốt, tin kính Chúa và dạy dỗ bà cẩn thận nên bà có một niềm tin vững chắc vào Đức Chúa Trời suốt cuộc đời của bà.
Chồng của bà là Patricius, một viên chức La-mã ngoại đạo. Patricius là một người chồng vũ phu, dễ nóng giận luôn luôn chống lại đức tin của bà. Tuy nhiên ông không bao giờ đánh đập bà hay tỏ vẻ vũ phu với bà vì bà biết nhịn nhục, biết im lặng đúng lúc, lúc nào cũng cẩn thận lời nói với chồng. Vợ chồng sống không hạnh phúc nhưng bình an và ổn định vì sự nhẫn nhục và chịu đựng của bà. Thật ra ông là người cha có lòng tốt và cùng với bà hy sinh tất cả cuộc sống cá nhân cho con cái. Bởi nỗ lực hợp tác vì con cái nên họ sống chung với nhau và chúng ta biết cuối cùng thì ông Patricius cùng mẹ của ông trở thành Cơ đốc nhân. Đó là một phước hạnh vui sướng nhất của bà sau đứa con trai út của họ là Augustine trở lại với Chúa. Trong những buổi họp bạn, bà thường nhắc đến hai điều cần thiết mang lại sự bình an trong gia đình. Thứ nhất bà nhắc đến sự hôn nhân là một khế ước tương thuận giữa hai người nên vợ chồng phải có một mục đích chung nào đó để đạt đến. Mục đích đó chính là các đứa con của mình nên người. Thứ hai là bà khuyên các người vợ phải biết im lặng khi người chồng nóng giận. Augustine cho biết thêm trong quyển sách Confession của ông những người bạn của mẹ ông áp dụng lời khuyên bảo của bà nên gia đình của họ sống trong bình an và được các người chồng đối xử tốt hơn trước.
Bà Monica có hai đứa con ngoài Augustine. Cả hai đều là những người tin kính Chúa. Navigius thường được Augustine nhắc đến trong quyển sách của ông và người con gái út, Perpetua là giám đốc một nữ tu viện. Ông Augustine nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong quyển sách Sự Thú Tội về ảnh hưởng của mẹ trong đời sống tâm linh của ông và chính bà đã giúp ông tái sinh để cuối cùng quay về với Chúa Jesus vào năm 386.
Augustine là một thanh niên thông minh, khôn ngoan, có những tư tưởng triết lý và khả năng lãnh đạo. Bà biết chắc vào đứa con này sẽ thành công trong cuộc sống thế tục. Vì vậy bà liên tục cầu nguyện xin Chúa biến đổi tham vọng trần thế thành tham vọng về tâm linh và hữu dụng cho Chúa. Augustine, lúc đó 29 tuổi, từ chối sự ước muốn của mẹ và tìm kiếm những triết lý trần gian và của các tà giáo. Ông trốn nhà từ Bắc Phi đến La-mã rồi sau đó xuống Mi-lan và là một giáo sư danh tiếng dạy về nghệ thuật diễn thuyết và nắm một vị thế trong chính quyền nước Ý. Ông ăn ở với một phụ nữ và có một đứa con ngoài hôn nhân.
Vài năm sau, bà Monica dò biết tin con mình, bà đến Mi-lan vào năm 386. Bởi sự cầu nguyện và sự giảng dạy của Giám mục Ambrose, Augustine trở lại với Chúa và chịu làm Báp têm vào năm 387. Điều vui mừng nhất cho bà là Augustine không những đầu phục Chúa mà còn hứa dâng cuộc đời của mình cho Chúa và phục vụ Ngài.
Quả thật như một Giám mục thời đó đã an ủi bà trước khi Augustine quay về với Chúa rằng : “ Một đứa con với quá nhiều nước mắt của người mẹ sẽ không bao giờ lạc mất trong Chúa Jesus”.
Augustine trong buổi thảo luận với các bạn bè về đề tài : Làm sao để cuộc sống có hạnh phúc. Bà Monica đột nhiên xuất hiện và tham gia cuộc thảo luận. Khi nhóm thảo luận đi đến kết luận rằng muốn có hạnh phúc, con người phải đạt những điều mà người đó muốn thì bà đưa ra một quan điểm quan trọng : Nếu người đó muốn điều tốt lành, người đó sẽ thấy vui thỏa nhưng nếu người đó muốn điều xấu thì dù có đạt được, người đó vẫn bất hạnh. Augustine về sau cho rằng mẹ ông là một triết gia vĩ đại.
Bà Monica không sống lâu sau khi Augustine làm Báp-têm. Họ quyết định trở về Bắc Phi. Trong khi chờ đợi chuyến tàu, bà tâm sự với con mình bà thỏa nguyện, bà rất bình an và bà nghĩ rằng cuộc sống của bà đã hoàn tất. Chiều hôm đó bà bị cảm sốt và hai ngày sau bà qua đời. Họ chôn bà tại Ostia, gần La-mã. Trước đó bà có dặn dò Augustine và anh ông là Navigius rằng: “ Chôn thân xác của mẹ ở đâu cũng được vì Chúa biết xác mẹ đặt ở đâu. Mẹ muốn hai con nhớ đến mẹ là khi con đang thờ phượng Chúa dù tại nơi nào.
Cuộc đời của bà Monica là một tấm gương cho các bà vợ và bà mẹ.
Bà là tấm gương , mẫu mực cho các bà vợ duy trì hạnh phúc gia đình và bảo vệ sự bình an, êm ấm trong gia đình.
Mười tám năm cầu nguyện trong nước mắt, bà không xin Chúa phép lạ, bà chỉ xin Chúa biến đổi con bà thành một người hữu dụng cho Chúa. Nỗ lực đó đã làm Augustine , đứa con của bà trở thành một vị thánh. Những tư tưởng thần học của ông, những quyển sách của ông viết cách nay 1600 năm vẫn còn xuất bản vẫn còn được ngưỡng mộ và áp dụng.
Không ai có thể coi thường quyền năng cầu nguyện của một người mẹ.
Để chấm dứt tôi xin đọc một đoạn trong lá thư của người mẹ
Nam và Cúc yêu quý của mẹ
Đáng lẽ mẹ phải viết cho các con lá thư này từ hơn 10 năm qua. Nhưng, như con đã biết, những đau thương không ngừng xảy đến cuộc đời của mẹ. Bao nhiêu lần, mẹ cầm bút lên rồi lại ngậm ngùi trong tiếng nấc mà không sao viết được. Người Việt Nam chúng ta có câu : “ Nước mắt chảy xuôi “ Các con có biết ý nghĩa của câu nói này không? Có nghĩa là lúc nào lòng dạ của người mẹ cũng dành hết cho con, mênh mông chẳng khác nào biển Đông tức là Thái Bình Dương. Đáng lẽ, hôm nay , ngày Lễ Mẹ, mẹ phải gọi điện thoại và gởi quà về cho bà Ngoại của các con để bà có thêm chút tiền ăn quà. Nhưng Bà Ngoại có bao giờ làm như vậy đâu. Bà sẽ để hết số tiền đó để mua quà ăn sáng cho các chị em họ của các con mà thôi.
Đáng lẽ mẹ phải viết cho các con lá thư này từ hơn 10 năm qua. Nhưng, như con đã biết, những đau thương không ngừng xảy đến cuộc đời của mẹ. Bao nhiêu lần, mẹ cầm bút lên rồi lại ngậm ngùi trong tiếng nấc mà không sao viết được. Người Việt Nam chúng ta có câu : “ Nước mắt chảy xuôi “ Các con có biết ý nghĩa của câu nói này không? Có nghĩa là lúc nào lòng dạ của người mẹ cũng dành hết cho con, mênh mông chẳng khác nào biển Đông tức là Thái Bình Dương. Đáng lẽ, hôm nay , ngày Lễ Mẹ, mẹ phải gọi điện thoại và gởi quà về cho bà Ngoại của các con để bà có thêm chút tiền ăn quà. Nhưng Bà Ngoại có bao giờ làm như vậy đâu. Bà sẽ để hết số tiền đó để mua quà ăn sáng cho các chị em họ của các con mà thôi.
Mẹ còn nhớ, có lần, con gái mẹ hỏi bố con, lúc ông ấy còn sống là “ Mother’s day năm nay, mẹ con thích quà gì ? Ba con nói mẹ thích một băng nhạc Paris by Night. Con gái mẹ vội đi tìm mua để tặng mẹ. Nhưng tiệm VN không nhận Credit card nên con không mua được món quà đó cho mẹ. Mẹ không buồn vì mẹ biết lòng con.
Mẹ cũng còn nhớ thằng Nam có năm mua cho mẹ một sợi giây chuyền vàng giả với viên ngọc giả màu tím thật đẹp Nó mang về ôm mẹ và trao món quà đó cho mẹ. Mẹ khóc vì lòng hiếu thảo của con trai mẹ, Mẹ đã khóc sướt mướt trên vai nó.
Hai con yêu dấu
Tuần lễ trước, chồng của Cúc để thùng thuốc lên cao quá, mẹ lấy xuống không được, mẹ bỗng oà lên khóc nghẹn ngào. Không còn ba con bên cạnh để thương yêu chăm sóc và giúp đỡ mẹ một tay trong những trường hợp tương tự như vậy. Mẹ nghĩ đến hoàn cảnh cô đơn rồi đây sẽ bao quanh đời mẹ mãi mãi. Một người hàng xóm người Mễ hỏi mẹ tại sao khóc. Mẹ nói cái thùng quá cao, mẹ không lấy được. Ông ta ôn tồn nói không sao cả. Ông sẽ lấy giúp cho. Ông lấy và mang ra xe cho mẹ. Sau đó vợ và hai con nhỏ của ông chạy đến, ông giải thích cho họ nghe. Sau đó họ nhìn vào phòng khách của mẹ, họ thấy hình Chúa Jesus rồi cả bốn người Mễ đồng quỳ xuống, mẹ cũng quỳ theo cầu nguyện xin Ngài ban tình thương và sự bình an cho mọi người.
Tuần lễ trước, chồng của Cúc để thùng thuốc lên cao quá, mẹ lấy xuống không được, mẹ bỗng oà lên khóc nghẹn ngào. Không còn ba con bên cạnh để thương yêu chăm sóc và giúp đỡ mẹ một tay trong những trường hợp tương tự như vậy. Mẹ nghĩ đến hoàn cảnh cô đơn rồi đây sẽ bao quanh đời mẹ mãi mãi. Một người hàng xóm người Mễ hỏi mẹ tại sao khóc. Mẹ nói cái thùng quá cao, mẹ không lấy được. Ông ta ôn tồn nói không sao cả. Ông sẽ lấy giúp cho. Ông lấy và mang ra xe cho mẹ. Sau đó vợ và hai con nhỏ của ông chạy đến, ông giải thích cho họ nghe. Sau đó họ nhìn vào phòng khách của mẹ, họ thấy hình Chúa Jesus rồi cả bốn người Mễ đồng quỳ xuống, mẹ cũng quỳ theo cầu nguyện xin Ngài ban tình thương và sự bình an cho mọi người.
Ông ta nói: Ngày Mother’s, dù các con ở xa bà, có về được hay không, có mời bà một bửa ăn hay không, chúng tôi sẽ mang cho bà một bó hoa hồng.
Hai con có biết không, mẹ đã khóc lớn và không biết tại sao mẹ khóc. Ngày Mother’s day mà mẹ lại nhớ cha con. Thật lạ lùng.
Từ ngày ba các con qua đời, mẹ rất cô đơn và rất lẻ loi. Nhưng mẹ không thể về ở với các con vì có nhiều thứ bất đồng. Từ cách dạy con, cách ăn uống, cách nói của các con nhiều lúc làm mẹ đau lòng. Mẹ e ngại những cái bất đồng đó làm sứt mẻ tình mẹ con, nên mẹ chấp nhận sống cô đơn. Dù mẹ biết các con yêu kính mẹ nhưng vì các con quá thực tế, không tế nhị, lo cho gia đình riêng của các con với thời khắc biểu, sinh hoạt riêng của các con nên nhiều lúc mẹ thấy như là người ở bên lề hay kẻ chạy theo sau cuộc đời các con. Thà cô đơn hơn là buồn vì từ từ thấy xa con và mất con.
Tuy không ở cùng nhưng hằng đêm mẹ luôn luôn thay mặt các con để cầu nguyện cảm tạ Chúa đã che chở, giữ gìn cho các con, các cháu. Sáng nào mẹ cũng cầu nguyện xin Chúa giữ gìn các con, che chở và quan phòng cuộc sống các con. Mẹ lo lắng cho hạnh phúc của các con. Mẹ lo sức khoẻ, công ăn việc làm của các con. Mẹ luôn luôn cầu xin Chúa yêu thương các con của mẹ và mẹ cầu xin Chúa giữ gìn đức tin của các con dù cho sóng gió của cuộc đời.
Mẹ không biết các bà mẹ không có Chúa sẽ làm gì cho con của họ khi họ đã già như mẹ. Thôi mẹ chấm dứt lá thư này. Mẹ bắt đầu lẩm cẩm rồi hết lo cho các con lại lo cho các bà mẹ khác.
Đó là tâm sự của người mẹ trong thời đại này. Và tôi cũng tin đó cũng là tâm sự của các bà mẹ trong Hội Thánh này. Có bà mẹ tưới con bằng nước mắt và tôi tin rằng với nước mắt đó, người con sẽ không thể lạc mất trong Chúa được.
Quý vị nghe qua vài mẩu chuyện về quyền năng của sự cầu nguyện và đặc biêt của những người mẹ tin kính Chúa. Tôi bắt chước bà mẹ lẩm cẩm kia mà hỏi quý bà mẹ hiện diện hôm nay “ Nếu quý vị không có Chúa, khi con cái mình gặp khó khăn, quý vị sẽ trông cậy vào ai ? Ai có quyền năng và yêu thương bằng Đức Chúa Trời ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét