Theo Giáo sư Jeff Sisler tại Đại học Manitoba: “Tầm soát ung thư cần thiết cho bất kỳ ai, kể cả những người khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị bệnh”. Ông đặc biệt nhấn mạnh việc tầm soát ung thư cần thiết cho cả những người khỏe mạnh, chứ không phải cho những người đã nổi hạch hay ho ra máu, bởi theo ông “đó đã là dấu hiệu chung của người bị bệnh, không cần phải kiểm tra nữa.”
Tầm soát ung thư cần thiết cho bất kỳ ai, kể cả những người khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị bệnh. Ảnh minh họa
1. Ung thư vú
Trong số những bệnh ung thư hiện nay, ung thư vú đã trở thành sát thủ lớn nhất đối với sức khỏe của chị em phụ nữ. Theo nghiên cứu của tạp chí y khoa The Lancet, viện Đo lường và Đánh giá y tế (IHME) thuộc đại học Washington (Mỹ), trong năm 2010, số phụ nữ tử vong do ung thư vú là 425.000; tử vong do ung thư cổ tử cung là 200.000, trong đó có 46.000 trường hợp tử vong là phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 49 tại các nước đang phát triển. Riêng tại Việt Nam, thống kê ngành y cho thấy, mỗi năm, số phụ nữ mắc mới ung thư vú là 4.769 người với 1.692 ca tử vong. Hằng năm toàn quốc còn phát hiện thêm hơn 52.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và gần 3.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Trên toàn cầu, cứ 2 phút có một phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Ở Việt Nam, mỗi ngày có 9 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Ở độ tuổi đôi mươi (hay khi mới có quan hệ tình dục), có khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm virút HPV và phần lớn ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. Ung thư cổ tử cung – một loại của ung thư phụ khoa – đang là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở phái nữ. Tuy nhiên, nếu được tầm soát và điều trị kịp thời, cơ hội chữa trị thành công sẽ rất cao.
Bạn có nên làm xét nghiệm kiểm tra? Nhìn chung, với bệnh ung thu này, yêu tố đầu tiên ảnh hưởng là tuổi tác, yếu tố thứ hai là lịch sử gia đình. Bạn sẽ có nguy cơ mặc bệnh cao hơn nếu trong gia đình bạn có người đã bị ung thư. Vì vậy, nếu gia đình bạn đã có người bị ung thư vú, thì bạn nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư vú sớm hơn.
Nếu gia đình bạn có người bị ung thư, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người bình thường. Ảnh minh họa
2. Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh lý ác tính thường gặp ở phụ nữ. Tỷ lệ mắc bệnh chỉ xếp thứ 3 sau ung thư cổ tử cung và tử cung. Ung thư buồng trứng vốn được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi khi khối u nhỏ, người bệnh không thấy bất thường nào. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc chiếm từ 3,6-3,9/100.000 người dân và gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ dậy thì và những phụ nữ trên 60 tuổi. Trong số này, phụ nữ chưa có con lại chiếm tỉ lệ rất lớn, đa số tập trung ở phụ nữ dưới 30 tuổi.
Có tới 55% bệnh nhân nhập viện khi có triệu chứng đau bụng, bụng lớn dần. Những triệu chứng này thường rất dễ nhầm lẫn với chứng đau bụng khi hành kinh, rối loạn kinh nguyệt, thậm chí có không ít phụ nữ khi thấy bụng lớn dần thì tưởng đó là… mỡ bụng! Chỉ có gần 20% các trường hợp là được phát hiện qua thăm khám định kỳ. Hiện nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết rõ ràng. Ngoài lý do tuổi tác còn có yếu tố di truyền, vì vậy những phụ nữ có mẹ, con gái, chị em gái bị ung thư buồng trứng nên tầm soát bệnh.
Thực tế có người thấy chướng bụng hoặc táo bón, ngỡ rằng có vấn đề về đường tiêu hóa, có người lại thấy bụng dưới to hơn, tưởng rằng mình mập ra hoặc tăng cân do tuổi tác, có người lại thấy tình trạng tiểu lắt nhắt, cứ cho rằng bị nhiễm trùng tiểu… Đến khi đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn quá muộn, việc điều trị gặp nhiều rủi ro.
Khi khối u ở giai đoạn muộn sẽ phát triển rất nhanh, thậm chí chỉ trong 3-4 tháng khối u đã có thể tiến triển với kích thước 15-20 cm.
Theo tiến trình điều trị thì bệnh nhân bị ung thư buồng trứng sẽ được phẫu thuật rồi hóa trị để theo dõi sức khỏe. Nếu bệnh tái phát bác sĩ sẽ chỉ định làm phác đồ điều trị để xác định chỉ số, mới kết luận có di căn hay không và sẽ được điều trị bằng cách xạ trị.
Tùy theo thể trạng bệnh nhân, môi trường sống lạc quan, hấp thụ dinh dưỡng tốt thì bệnh sẽ được cải thiện, không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ.
Khi phát hiện một số dấu hiệu và triệu chứng bất thường như đau bụng, chướng hơi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc tiểu lắt nhắt; tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, rối loạn kinh nguyệt hoặc ra máu âm đạo bất thường… người bệnh nên đến các cơ sở y tế.
3. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ 10 đối với mọi phụ nữ. Ung thư cổ tử cung có thể dễ dàng được phát hiện qua việc xét nghiệm sàng lọc tế bào cổ tử cung (pap smear) thường xuyên. Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, bệnh thường gặp ở phụ nữ ở 35 – 40 tuổi trở đi. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi 15 – 44. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ với nhiều thiên chức lớn lao: làm vợ, làm mẹ, là người chăm sóc gia đình và hơn thế nữa, ở độ tuổi này phụ nữ cũng đồng thời đã tạo dựng được sự nghiệp của mình.
Nhiễm virus Human papillomavirus (HPV) được xác định là nguyên nhân cần thiết gây ung thư cổ tử cung (UTCTC). Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển UTCTC như phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người; dùng thuốc tránh thai kéo dài; sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc lá; tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…
Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn UTCTC lại rất khó chữa. Kể từ khi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap) ra đời và ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm một cách đáng kể. Bạn nên bắt đầu thực hiện việc sàng lọc này từ 2-3 năm sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên và nên thực hiện hai năm một lần cho đến khi bạn 70 tuổi.
Hãy tới gặp bác sĩ để được chuẩn đoán sớm nếu bạn nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa
4. Ung thư âm hộ
Ung thư âm hộ hiện chưa thật rõ nguyên nhân gây bệnh, song thường gặp ở những phụ nữ có kinh muộn (15-18 tuổi) và mãn kinh sớm (40 tuổi). Căn nguyên do virus Human Papilloma (HPV, type 16 và 18) gây ra, có liên quan tới ung thư cổ tử cung và âm đạo.
Hơn 50% ca ung thư âm hộ có triệu chứng của tiền ung thư: viêm teo âm hộ, bạch biến, hạ cam, u hạt, áp-xe tuyến bartholin. Đáng lo ngại là những tổn thương ác tính ở âm hộ tiềm tàng như u nhú, hồng sản...
Ban đầu chỉ tổn thương âm hộ là chính, ít khi nguyên nhân gây ung thư âm hộ do di căn từ thận, tử cung, buồng trứng. Bệnh lan tại chỗ ngày càng rộng, tới xung quanh lỗ niệu, 1/3 dưới âm đạo, sau đó lấn sang trước hố ngồi trực tràng và rãnh sinh dục, cuối cùng có thể lan tới trực tràng và hậu môn. Cũng có thể gây các di căn vào phổi, gan, xương (hiếm gặp).
Các bệnh nhân cao tuổi nếu bị ung thư âm hộ thường kèm theo nhiều bệnh. Nếu phát hiện bệnh khi còn dưới tuổi 50, tỷ lệ sống trên 5 năm chiếm 65-70%.
5. Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là một trong số những bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới, xếp thứ ba trong số các loại ung thư phụ khoa dẫn đến tử vong, chỉ đứng sau ung thư buồng trứng và ung thư tử cung. Hiện tại khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân của ung thư nội mạc tử cung, nhưng có một điều chắc chắn là đây không phải là bệnh lây truyền từ người này sang người khác. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một số yếu tố nguy cơ của ung thư nội mạc tử cung, đó là những yếu tố mà nếu có, người phụ nữ sẽ có nhiều khả năng (nhưng không phải chắc chắn) mắc phải căn bệnh này. Các yếu tố nguy cơ của ung thư nội mạc tử cung gồm: Tuổi: Ung thư nội mạc tử cung xuất hiện hầu hết ở những người trên 50 tuổi; Quá sản nội mạc tử cung; Điều trị nội tiết tố thay thế: Đây là phương pháp điều trị để chống loãng xương, điều chỉnh các rối loạn do mãn kinh, phòng một số bệnh tim mạch. Các bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này với liều cao trong một thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung; Béo phì: Sự tổng hợp estrogen của cơ thể diễn ra một phần tại tổ chức mỡ. Người béo phì sẽ có hàm lượng estrogen cao trong cơ thể, và đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Nguy cơ cũng tăng ở những người mắc bệnh cao huyết áp hay đái tháo đường; Một số yếu tố khác là không sinh đẻ, dậy thì sớm, mãn kinh muộn cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Ung thư nội mạc tử cung thường xuất hiện sau tuổi mãn kinh với triệu chứng phổ biến nhất là ra máu âm đạo bất thường. Chảy máu lúc đầu dưới dạng loãng có những vệt máu sau đó số lượng máu sẽ tăng dần. Không nên chủ quan coi đây là 1 phần của kinh nguyệt mà nên đi khám ngay.
Phụ nữ nên đi khám nếu thấy xuất hiện 1 trong số các triệu chứng sau: Chảy dịch, chảy máu âm đạo bất thường: Khoảng 90% bệnh nhân mắc bênh ung thư nội mạc tử cung sẽ có hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường; Đi tiểu khó hoặc đau; Đau khi giao hợp; Đau vùng chậu hông
Hầu hết các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật, một số được điều trị bằng tia xạ (còn gọi là xạ trị), một số được điều trị bằng nội tiết tố, một số lại được điều trị phối hợp các phương pháp này. Bác sỹ sẽ trao đổi với bệnh nhân về chi tiết của các phương pháp điều trị và kết quả sẽ đạt được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét