Chiều cao của các thế hệ trẻ về sau càng tăng, ngay cả các dân tộc châu Á. Một phần là do sự tiến bộ trong dinh dưỡng và thói quen đời sống hiện đại.
Không ít đứa trẻ có vóc dáng nhỏ thó nhưng chỉ gây lo lắng khi đến tuổi đi học, bởi khoảng cách chiều cao với bạn bè cùng trang lứa. Di truyền, chậm phát triển hay thiếu hụt sắt? Trẻ cũng bắt đầu so sánh mình với bạn bè và trở thành mối lo lắng của phụ huynh. Nên phân tích vấn đề.
Ngày nay, trẻ em cao hơn vài ba thế hệ trước, đặc biệt nhờ những yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống thuận lợi hơn. Thế nhưng, chiều cao lại nằm trong danh sách các điểm bạn truyền lại cho con. Nếu gia đình bạn không có chiều cao lý tưởng một cách đồng đều, thì khả năng con trẻ sẽ đặt được chiều cao lý tưởng là khó. Theo Giáo sư Beatrice Di Mascio, Khoa Nhi, Bệnh viện Paris(Pháp) thì hãy cho trẻ cơ hội tăng trưởng tối đa bằng cách lập chương trình nuôi dưỡng con từ trong bụng mẹ.
Chế độ ăn không chỉ quan trọng vào giai đoạn dậy thì như nhiều người quan niệm, mà phải tạo nền tảng ngay từ lúc nhỏ với thực đơn phong phú, đa dạng. Có thể xương của trẻ phát triển chậm hơn vì lý do di truyền không nghiêm trọng. Để kiểm tra, có thể bác sĩ sẽ cho chụp X quang xương cổ tay trái để xác định tuổi của xương. Nếu kết quả thấp hơn lứa tuổi thật, thí dụ 8 tuổi xương cho một đứa trẻ 10 tuổi, thì rõ ràng tiềm năng tăng trưởng còn chậm. Cần phải kiên nhẫn hơn.
Yếu tố sức khỏe của trẻ cũng có thể làm chậm lại quá trình tăng trưởng, nhất là khi bệnh kéo dài hoặc lặp lại dẫn đến thiếu hụt sắt. Lúc này, cần phải có xét nghiệm máu mới biết được có cần cho trẻ bổ sung thêm sắt hay không. Ngoài calcium, vitamin D, protein, lipid, glucid, vitamin thì arginin trong gan bê, ngũ cốc, hạt đậu khô, và chế độ ngủ đủ giấc là những thành phần thiết yếu giúp trẻ tăng trưởng toàn diện.
Lưu ý, thời gian chấm dứt tăng trưởng chiều cao ở nam là khoảng 25 tuổi và ở nữ khoảng 20 tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét