Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'

Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên khi trẻ mới sinh ra, các mẹ có biết ở thời điểm này bé đã có thể nhìn thấy những thứ ở cách mình từ 15-20 cm. Vì thế các mẹ hãy bế bé trên tay sát mặt mình và để mắt bé phát triển tự nhiên bằng cách tập trung vào khuôn mặt mẹ. Nếu mẹ bế bé lúc bé chưa ngủ, hãy giữ cho mặt mẹ gần với mặt bé và bắt đầu thủ thỉ nhẹ nhàng với con.
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ 2
Lúc này các mẹ hãy giúp bé phát triển các cử động của tay và thị lực bằng cách vỗ nhẹ hai tay của bé vào nhau và hát một bài hát. Dần dần bé sẽ bắt chước theo các cử động của mẹ cũng như nhận biết được giọng nói, khả năng kết hợp tai – mắt và phát triển ngôn ngữ. Chỉ một thời gian sau bé sẽ bắt đầu bắt chước các biểu hiện của mẹ. Vì thế lúc này mẹ hãy bế bé thật gần và phát âm chậm từng chữ, cố gẳng mở rộng mồm và cười toe toét với bé. Trong vòng vài tháng sau, bé sẽ thực sự bắt chước mẹ.
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ ba
Trong tháng này bé bắt đầu thích tự chơi với tay mình và với lấy các vật xung quanh. Mẹ hãy kích thích khả năng kết hợp tai – mắt của bé bằng cách giữ cái lúc lắc màu sắc hoặc đồ chơi sặc sỡ gần bé để cho bé có thể túm lấy được. Thời gian này bé cũng bắt đầu thích nhấc đầu lên để quan sát. Mẹ có thể đặt một chiếc gương nhỏ trước mặt bé, điều này sẽ kích thích bé ngóc đầu lên và nhòm vào khuôn mặt đang nhìn lại bé trong gương.
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ tư
Đây là thời điểm “bùng nổ” khả năng vận động, tiếp xúc xã hội cũng như khả năng ngôn ngữ của bé. Bé sẽ thể hiện cảm xúc của mình thông qua những tiếng bập bẹ khoái chí khi thấy một thứ đồ chơi lạ, hay có thể làu bàu, lèm bèm một cách đáng yêu và khó hiểu, hay thậm chí khóc ré lên tức tối nếu mẹ cố tình lấy đi đồ chơi trong tay bé. Và các mẹ có biết gì không, lúc này bé đã có máu buồn rồi đấy. Chỉ cần đến khoảng tuần thứ 14 bé đã có thể phản xạ được với những cú thọc lét vào nách hay vào cổ của mẹ rồi đấy, mẹ thấy yêu chưa!
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ năm
Vào tháng thứ năm, tai và mắt của bé bắt đầu hoạt động như bộ phận của một người lớn thực thụ. Bé bắt đầu bập bẹ phát âm, mẹ hãy nói chuyện cùng bé bằng cách lặp đi lặp lại các âm từ để dạy bé cách giao tiếp, động viên khuyến khích khi bé cố bắt chước lặp lại từ của mẹ. Thời gian này mẹ bắt đầu đọc sách cho con nghe, chỉ vào từng đồ vật cụ thể và nói ra tên gọi của chúng cho bé biết.
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ sáu
Bé bắt đầu tập ngồi và di chuyển xung quanh. Mẹ hãy đặt con nằm sấp bằng bụng trên nền nhà và đặt đồ chơi xung quanh bé, khuyến khích động viên để bé tới lấy những đồ chơi đó. Bằng cách này các mẹ đang tập dần cho bé khả năng vận động. Lúc này bé hầu hết toàn đưa tất cả đồ vật có thể lên mồm mình nên các mẹ hãy đảm bảo đồ chơi xung quanh bé đủ lớn, ít nhất bằng lõi cuộn giấy vệ sinh, cũng như đảm bảo toàn bộ nền nhà chỗ bé đang chơi đã được bảo vệ an toàn cho bé.
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ bảy
Khả năng cầm nắm và các phản xạ của tay đã phát triển hơn rất nhiều trong tháng thứ bảy. Mẹ hãy tiếp tục kích thích khả năng vận động, cầm nắm và kết hợp tai mắt của bé bằng cách để cho bé tự lấy những đồ vật cơ bản như thìa nhựa hoặc cốc nhựa. Hoặc có một cách hoàn hảo hơn, mẹ hãy đưa bé ra công viên chơi, ngồi trên bãi cỏ. Bé sẽ cảm thấy rất thích thú khi được chơi giữa thiên nhiên. Ban đầu, bé sẽ vớ lấy một nắm cỏ vì tò mò, nhưng ngay sau đó sẽ cố gắng giật về chỉ một lá cỏ duy nhất. 
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ tám
Đây là thời điểm tuyệt vời để cho bé cảm nhận được không gian và sử dụng từ vựng. Đầu tiên mẹ hãy thử cho bé chui vào những đồ vật to vừa với cơ thể của bé để bé cảm nhận được không gian xung quanh mình, như một cái chậu hoặc một cái nồi to. Mẹ có thể bắt đầu chơi trò “chỉ điểm đặt tên” với bé, bằng cách hỏi bé “mũi của con đâu” rồi chỉ vào mũi bé, hay “má của con đâu” và chỉ vào má bé rồi nói “ má con đây này, đây là má của con nhé”. Dần dần bé sẽ nắm bắt được ý nghĩa của các từ vựng, trước hết trên chính cơ thể của mình.
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ chín
Lúc này bé yêu có một niềm hứng thú và khoái chí đặc biệt với các đồ vật xoay chuyển được và muốn tìm hiểu chúng, như quyển sách, cánh cửa tủ hay các loại hộp có nắp. Mẹ hãy quan sát các biểu hiện của con khi đang chơi với những đồ vật ấy. Những chiếc hộp có nắp là đồ chơi hoàn hảo trong thời điểm này. Mẹ hãy hướng dẫn bé chơi trò “tìm nắp đúng cho hộp” để bé mở nắp và đóng nắp đúng với từng loại hộp. Trò chơi này phát triển một cách triệt để khả năng kết hợp tai – mắt của trẻ.
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ mười
Thời gian này trẻ bắt đầu thích đi tìm các đồ vật được giấu đi. Mẹ hãy chơi trò “ Nó đâu rồi” với trẻ để bé phát triển khả năng vận động. Mẹ giấu một đồ chơi màu sắc dưới một cái khăn hoặc đổ cát xuống dưới một hộp cát, mẹ đặt tay bé lên trên đồ vật và giúp bé tìm ra đồ được giấu đi. Dần dần bé sẽ tự tìm ra đồ vật mà không cần sự trợ giúp của mẹ nữa đấy.
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ mười một
Mẹ hãy kích thích khả năng ngôn ngữ của bé với thật nhiều trò chơi và các bài hát khác nhau. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa người này với người kia sẽ làm tăng khả năng giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ. Nhưng thay vì thông qua các đĩa DVD hay Tivi, mẹ hãy hát cho bé nghe, diễn kịch bằng các điệu bộ cơ bản cho bé xem, nói với bé mẹ đang làm gì và đặt thật nhiều câu hỏi với các ngữ điệu khác nhau. Bé sẽ theo dõi mẹ và nắm bắt được rất nhanh những cử chỉ, giọng điệu cũng như ngôn ngữ của mẹ đấy.
Dạy trẻ sơ sinh: mỗi tháng một 'chiêu'
Tháng thứ mười hai
Thời điểm này có một vài trẻ đã bắt đầu biết nói. Những bé khác có thể phát triển nhanh hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi, tuy nhiên mỗi một trẻ có thời điểm lớn lên khác nhau. Có rất nhiều hướng để giúp bé yêu phát triển và điều duy nhất các mẹ nên lưu ý là không nên lo lắng quá nhiều. Trong trường hợp các mẹ cảm nhận được có điều gì không ổn ở bé, hay bé đang phát triển một cách lệch lạc, hãy đến xin tư vấn của các chuyên gia trẻ em, các bác sĩ nghiên cứu sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng vì mỗi trẻ là một cá thể hoàn toàn khác biệt, nên các mẹ hãy yên tâm thư giãn và thưởng thức chặng đường lớn lên cùng con yêu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét