Đấm Múc
Một đòn đấm múc (upper cut) theo chiều dọc (hoặc xiên) được tung từ dưới lên trên bằng tay phải (hoặc trái). Đấm múc thường được sử dụng để phá thế phòng thủ 2 tay che chắn trước mặt hoặc thái dương của đối phương.
Từ vị trí phòng thủ, võ sinh Vovinam thân hơi xoay về bên phải, tay phải hạ thấp xuống dưới tầm ngực của đối phương và đầu gối hơi cong ra phía sau. Tay phải đẩy mạnh lên cằm hay thân của đối phương tạo thành hình vòng cung. Đồng thời, đầu gối đẩy lên nhanh chóng, thân và hông xoay ngược chiều kim đồng hồ và gót chân sau xoay ra ngoài, bắt chước những chuyển động cơ thể của đòn đấm thẳng tay sau.
Tác dụng mang tính chiến lược của đòn đấm múc lên nằm ở hiệu quả của việc “xốc” đối thủ lên, làm cho đối thủ mất thăng bằng để tung ra những đòn đấm tiếp theo.
Tác dụng mang tính chiến lược của đòn đấm múc lên nằm ở hiệu quả của việc “xốc” đối thủ lên, làm cho đối thủ mất thăng bằng để tung ra những đòn đấm tiếp theo.
Đòn đấm múc lên bằng tay phải, tiếp sau đó là cú móc ngang bằng tay trái, một sự kết hợp chết người. Đòn đấm múc lên sẽ nâng cằm của đối thủ vào một vị trí dễ bị tổn thương, sau đó cú đấm móc ngang (hook) sẽ loại bỏ đối thủ ra khỏi trận đấu. Ngoài ra, đích đến của đòn đấm múc còn ở các vị trí: chấn thủy và bụng.
Theo dõi các trận đấu boxing để tìm hiểu kỹ hơn về đòn đấm múc (Upper Cut)!
Đấm Móc
Một cú Đấm Móc (Hook) dạng nửa đường tròn được tung ra bằng tay trái – Left Hook (hoặc tay phải –Right Hook) nhằm vào phía bên phần đầu của đối thủ.
Từ vị trí phòng thủ, khuỷu tay được rút lại phía sau với nắm đấm nằm ngang và uốn cong khuỷu.
Tay phải người học võ Vovinam che chắn để bảo vệ vững chắc phần cằm, đầu gối hơi cong, chuyển trọng tâm lên chân trái, thân và hông xoay theo chiều kim đồng hồ, đẩy nắm đấm ngang qua một cách chắc chắn theo chiều kim đồng hồ tạo thành hình vòng cung phía trước cơ thể và tìm đến mục tiêu. Đồng thời, các bàn chân xoay theo chiều kim đồng hồ, gót chân trái xoay ra phía ngoài.
Sau khi va chạm,đường vòng cung của cú móc ngang kết thúc đột ngột và tay trái được kéo nhanh chóng trở về vị trí phòng thủ.
Sau khi va chạm,đường vòng cung của cú móc ngang kết thúc đột ngột và tay trái được kéo nhanh chóng trở về vị trí phòng thủ.
Một đòn đấm móc ngang cũng có thể được nhắm vào những mục tiêu thấp hơn trên cơ thể và kĩ thuật này đôi khi được gọi là “rip” để phân biệt với những cú móc thông thường vào đầu.
Đòn đấm móc ngang cũng có thể được tung ra với tay phải,tay phía sau. Sự kết hợp tuyệt vời với 1 đòn đấm múc để nâng đối thủ và kết thúc bằng một đòn đấm móc.
Dụng Cụ Tập Luyện hỗ trợ cho đòn đấm móc này là găng tay. Đối với các môn thuần đòn đấm như Boxing thì cú Đấm Móc ngang có găng tay thật sự là một đòn sát thủ có khả năng Knock-Out hoặc gây choáng váng cục bộ nếu đối phương trúng đòn.
Những tay đấm nổi tiếng với đòn đấm móc ngang: Joe Frazier và Mike Tyson.
Đấm Thẳng
Đấm Thẳng là kỹ thuật đấm rất cơ bản và phổ biến trong tất cả các môn võ nói chung và Vovinam nói riêng nên thường được tập trước các đòn đấm khác. Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc nắm đấm xoay đủ 180 độ, cùi chỏ không được rời hông (phải chạm nhẹ vào hông), tiếp xúc mục tiêu bằng đốt cuối của ngón trỏ và ngón giữa. Đòn đấm chỉ mạnh nhất khi phát huy được lực cộng hưởng của hông, vai và lực xoay của nắm đấm.
Đấm Thẳng có 2 loại:
1. Đấm Thẳng Tay Trước (Jab): Sử dụng tay thủ phía trước (gần đối phương) để ra đòn nhằm rút ngắn khoảng cách. Cách đánh này rất được giới boxing sử dụng vì có tầm đánh dài và không phải chuyển trọng tâm. Bên cạnh đó, sau khi va chạm, tay được rút lại nhanh chóng để đưa về vị trí bảo vệ phía trước khuôn mặt. Khả năng phòng thủ của đòn đấm thẳng tay trước cũng được chú ý đến bởi nó để lại ít không gian cho đối thủ phản đòn.
Do sức mạnh tương đối yếu, đòn đấm thẳng tay trước thường được sử dụng như một công cụ để đo khoảng cách,thăm dò sự phòng thủ của đối thủ, quấy rối đối thủ và làm bàn đạp để thực hiện các cú đấm mạnh hơn,uy lực hơn.
Để tăng thêm sức mạnh cho đòn đấm thẳng tay trước,có thể tiến thêm nửa bước chân hay dịch chuyển toàn bộ cơ thể.
Một số võ sĩ nổi tiếng đã gia tăng được tương đối sức mạnh cho cú thọc của họ,sử dụng nó để trừng phạt hay gia tăng áp lực không ngừng lên đối thủ.Có thể để đến những tay đấm như Larry Holmes,Wladimir Klitschko,…
2. Đấm Thẳng Tay Sau (Straight):
Một đòn đấm thẳng tay sau mạnh được tung ra theo đường thẳng bằng tay thủ phía sau.
Từ vị trí phòng thủ,tay thủ phía sau được tung ra từ cằm, đi qua cơ thể và vươn tới mục tiêu theo đường thẳng.
Khi cú đấm được duỗi thẳng tối đa,vai phải được đưa lên để bảo vệ cằm. Đồng thời tay thủ phía trước được co lại che chắn bảo vệ hàm.
Để tăng thêm uy lực, thân và hông xoay theo trợ lực khi cú cấm được tung ra. Trọng tâm cũng được chuyển từ chân sau sang chân trước, kết quả là gót chân phía sau quay ra ngoài như một điểm tựa cho việc chuyển trọng tâm. Thân người xoay và trọng tâm bất ngờ được chuyển,cú đấm sẽ mạnh hơn.
Giống như cú đấm thẳng tay trước, một nửa bước chân về phía trước có thể được thêm vào.
Sau khi va chạm, tay đấm được rút lại nhanh chóng để trở về vị trí bảo vệ.
Sau khi va chạm, tay đấm được rút lại nhanh chóng để trở về vị trí bảo vệ.
Cú đấm này có thể được sử dụng để phản công lại một cú đấm thẳng tay trước nhằm vào đầu, thân của đối thủ để phản đòn hoặc dùng để tiếp tục tung một cú đấm móc ngang ngay sau đó.
Cú đấm thẳng tay sau có thể nối tiếp theo sau một cú đấm thẳng tay trước tạo thành sự kết hợp kinh điển theo nhịp 1,2.
Đấm thẳng tay sau còn được gọi là cú đấm máu, quả đấm thép để Knock-Out đối thủ trong giới Boxing.
Theo quy tắc vật lý, đòn đấm theo đường thẳng đến mục tiêu nhanh hơn và ít bị hao mòn lực công phá.
Karate được xem là võ phái đi đầu trong việc tập luyện đấm thẳng với cách thức luyện tập nghiêm khắc với Makiwara.
Một buổi tập của các môn sinh Karate có thể là 5.000 thậm chí 10.000 cú đấm thẳng vào Makiwara. Bài tập đấm thẳng này giúp người học võ rèn luyện uy lực cho cú đấm, gia tăng độ vững chắc cổ tay và quan trọng nhất là hình thành phản xạ võ thuật!
Cá nhân tôi khi luyện đòn đấm thẳng thường sử dụng tạ chì mỗi bên 2 kg hoặc dùng vòng thiết tuyến để tạo sự ma sát lên cổ tay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét