Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

4 cách để chiến thắng khi thất bại

Cách bạn phản ứng khi thất bại sẽ nói lên rất nhiều điều về con người của bạn và là một nhân tố quyết định bạn sẽ thành công thế nào trong kinh doanh, ngoài yếu tố tài chính.Dưới đây là 4 bước giúp bạn tăng cơ hội chiến thắng khi thất bại.
chiến thắng, thất bại, bán hàng

Nếu bạn là một doanh nhân, bạn sẽ gặp thất bại. Ý tôi không phải là công ty của bạn sẽ thất bại và bạn sẽ phá sản. Ý tôi là đôi lúc, đôi chỗ, ở một số cấp độ, bạn sẽ có những sai sót. Bạn sẽ quên tuân thủ cam kết với một nhân viên, một đối tác hoặc một khách hàng. Bạn sẽ tới muộn trong một cuộc họp. Bạn có một sự lựa chọn tồi. Bạn sẽ thực hiện một đánh giá tồi. Bạn sẽ phạm sai lầm.
Cách bạn phản ứng khi thất bại sẽ nói lên rất nhiều điều về con người của bạn và là một nhân tố quyết định bạn sẽ thành công thế nào trong kinh doanh, ngoài yếu tố tài chính. Nhưng nhiều người trong số chúng ta đã phạm sai lầm và sau đó lại làm phức tạp lên với những lỗi khác, không phải vì chúng ta có những ý định tồi, mà chỉ đơn giản vì chúng ta không biết phải làm gì. Cứ cho là trái tim của bạn đã được đặt đúng chỗ, dưới đây là 4 bước giúp bạn tăng cơ hội chiến thắng khi thất bại.
1. Nhận hoàn toàn trách nhiệm với thất bại
Đừng né tránh. Gần đây, một công ty con (chuyên nhắm tới các công ty tự lưu trữ nhỏ) của hãng tiếp thị trực tuyến của tôi  đã ký hợp đồng với khách hàng mới để xây dựng một trang web với giá 200 đô la/tháng và một gói thiếp thị. Chúng tôi đã tạo lập trang web, nhưng lại quên mất các dịch vụ tiếp thị đi kèm. Tuần trước, khách hàng đã liên hệ với chúng tôi để phản ánh rằng:  "Tôi rất thích trang web, nhưng tôi nghĩ chúng tôi còn yêu cầu về các dịch vụ tiếp thị đi kèm nữa, và tôi vẫn chưa thấy báo cáo. Thế là thế nào?"
Tôi đã có thể né tránh. Tôi đã có thể nói với khách hàng rằng chúng tôi đang đợi việc gì đó từ ông ta, hoặc tôi có thể đổ lỗi cho nhân viên. Nhưng tôi đã nói ông ta rằng:  "Thực ra là chúng tôi đã quên mất phần việc này”. Vấn đề với việc né tránh trách nhiệm là nó thể hiện sự thiếu đạo đức nghề nghiệp hoặc thiếu trung thực và nó đã gián tiếp nói với khách hàng rằng: “Tôi không có đủ năng lực để thực hiện dịch vụ với mức độ mà ông yêu cầu”. Liệu đó có phải thông điệp mà bạn muốn chuyển tới các khách hàng của bạn không?  
2.  Đền bù phần hơn cho các khách hàng
Năm 2006 tôi đã nghe Scott Simon của công ty NPR  kể câu chuyện về việc cha ông đã phàn nàn với công ty sản xuất loại kem cạo râu ưa thích của ông rằng họ đã không giao đủ 90 tuýp kem cho mỗi thùng sản phẩm như cam kết, và kết quả là ông đã nhận lại một thùng đầy kem cạo râu. Simon cho biết:  "Tôi nghĩ cha tôi chắc hẳn phải ngập lụt trong những thùng kem cạo râu đó”. Nếu bạn đền bù theo hướng có lợi cho khách hàng, thì một ngày nào đó các hành động của công ty bạn sẽ trở thành huyền thoại.

3.  Giải thích vì sao thất bại sẽ không xảy ra lần nữa
Các khách hàng của bạn sẽ tìm kiếm một lý do để gắn kết với bạn. Họ vừa thực hiện một vụ đầu tư. Chuyển sang một công ty khác sẽ mất thời gian, phiền phức, đắt đỏ và có rủi ro tiềm tàng vì không có gì đảm bảo rằng khách hàng sẽ không gặp phải vấn đề tương tự với nhà cung cấp mới. Khách hàng muốn tiếp tục cộng tác với công ty của bạn, nhưng họ cần biết rằng vấn đề sẽ không tái diễn. Nếu chỉ đơn thuần đảm bảo rằng vấn đề sẽ không tái diễn, bạn cũng cần đảm bảo rằng khách hàng thấu hiểu điều này.

4. Không bao giờ lặp lại việc này
Làm cho tôi thất vọng lần thứ nhất thì bạn là người phải xấu hổ. Làm cho tôi thất bại lần thứ hai thì tôi mới là người xấu hổ. Mọi người đều có lúc này lúc khác thất bại. Hầu hết khách hàng đều hiểu điều này. Khi một nhà cung cấp lặp lại sai lầm hơn hai lần thì khách hàng bắt đầu nhận ra rằng đây không phải là sự chịu đựng một lần nữa mà là sự bất tiện thường trực. Thêm nữa, khi thời gian, chi phí và rủi ro khi tìm một nhà cung cấp mới cũng tương đương với thời gian, chi phí và rủi ro khi tiếp tục làm việc với bạn thì khách hàng sẽ ra đi.
Sau 14 năm điều hành một hãng dịch vụ, tôi đã hiểu ra rằng hầu hết khách hàng đều có những mong muốn khá đơn giản. Họ muốn những gì họ đã bỏ tiền ra mua phải đúng như cam kết, theo thời gian cam kết.
Trong trường hợp khách hàng của công ty tôi, chúng tôi đã tuân theo những bước này và khách hàng không chỉ hài lòng với cách cư xử của chúng tôi mà còn yêu cầu chúng tôi thực hiện thêm nhiều phần việc cho công ty của họ. Chúng tôi đã sai, nhưng đã có những bước đi đúng để dọn dẹp sai lầm, và cuối cùng chúng tôi đã thắng.  
Bạn đã bao giờ chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng? Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?

(Dịch từ Entrepreneur)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét