Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Dây củ sắn - Jícama - pois patate

Jícama - pois patate
Dây củ sắn
Pachyrhizus erosus (L.) Urb
Fabaceae
Đại cương :
Pachyrhizus erosus thường được gọi là Jícama, tên gọi theo Tây ban Nha, Mexico gọi Mexican Yam hay Mexican Turnip. Do những nhà thám hiểm Tây ban nha đã mang Jícama từ Châu Á về, sau đó Jícama mọc và lan rộng. Jícama dây leo và cho nhiều củ. Ở Việt Nam, người miền nam thường gọi là Củ Sắn và người miền bắc gọi là Củ đậu, thuộc họ đậu Fabaceae. Có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Mexico.
Tất cả tên gọi đền như chú trọng vào củ của cây.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Dây leo quấn, có thể cao từ 4 đến 5 m, nếu làm giàn để leo.
kép gồm 3 lá chét, hình tam giác rộng mỏng, lá phụ có lông cứng, lá phụ chót to,
Hoa có màu tím, hợp thành chùm ở nách lá, hoa khá lớn, dài 20 – 60 cm có lông, dài 5-6 cm, vành lam tím.
Trái có lông, không cuống, dài 10-13 cm, rộng 1,5 cm, được ngăn vách bởi nhiều rãnh ngang, thường chứa 4-9 hột, dài 6 mm.
Củ do rể phù to mà thành, hình bông vụ, nạc trắng, thân có lông.
Trồng để lấy củ, thường ăn sống hoặc nấu soup hay xào như bò bía thường ăn ở miền nam. Hột có độc, trị lãi, lá dùng thuốc cá, độc cho loài nhai lại Ngựa.
Bộ phận sử dụng :
Rể và thân.
Thành phần hóa học và dược chất :
● Củ sắn giàu chất đường, là một nguồn tốt cho calcium Ca và sắt Fe.
● Trái đậu sắn non cũng là nguồn calcium và sắt.
● Hạt đậu sắn cho một tinh dầu không màu và trong suốt 38,4 %.
Hạt cũng cho ra một chất độc, pachyrrhizide, đây là một glucoside, là một chất độc cho loài cá nếu rơi vào trong nước.
● Đồng thời hạt đậu sắn cũng chứa một loại nhựa độc.
Tóm lại, nghiên cứu trên những thành phần hóa học của hạt đậu sắn Pachyrrhizus erosus họ Fabaceae, dẫn đến cô lập được 9 thành phần hợp chất được biết :
● 5 roténoïdes :
- Dolineone,
- Pachyrrhizone,
- 12a-hydroxydolineone,
- 12a-hydroxypachyrrhizone,
- và 12a-hydroxyrotenone,
● 2 isoflavonoïdes :
- Neotenone,
- và dehydroneotenone,
● 1 phenylfuranocoumarin :
- Pachyrrhizine,
- và 1 dulcitol, một monosaccharide.
Dinh dưởng :
Củ đậu có chứa :
- tinh bột 2,4%,
- 4,51% đường glucose.
- Dây có chứa 86-90% nước;
- một ít  chất đạm protide (1,46%)
Nhưng với một lượng nhỏ chất béo lipide không đáng kể.
Hương vị ngọt ngào của củ sắn đến từ chất inuline oligofructose còn được gọi là fructo-oligosaccharide là một « tiền sinh học » prébiotique, có trong cơ thể con nguời .
Jícama hay dây củ sắn có hàm lượng cao :
- vitamine C, A, và B,
- với calcium Ca,
- và phosphore P
Bảo quản một củ sắn khô. Ở nhiệt độ từ 12 đến 16 ° C, nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ không làm hư và biến chất của củ sắn Jímaca. Nếu người ta bảo quả đúng cách có thể tồn trử được 1 đến 2 tháng .
Đặc tính trị liệu :
Ở dây củ sắn, người ta chú trọng ở phần dinh dưởng hơn là trị bệnh .
► Nghiên cứu :
● Hoạt động trầm cảm, trên hệ thần kinh trung ương ( Système Nerveux Central ) :
( Hệ thần kinh này là một hệ thống sinh học, một mạng lưới trong các cơ quan cảm giác, thần kinh, nảo, tủy sống, màng nảo. Hoạt động phối hợp những cữ động bắp cơ, kiểm soát chức năng cơ quan, truyền tải thông tin cảm giác và cơ động thực hiện ở động vật với một nảo bộ một hệ thống limbique, chỉ một nhóm cấu trúc nảo, đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt cho những cảm xúc khác nhau như niềm vui sợ hải…..và sự hình thành bộ nhớ ).
 Hạt của dây đậu củ sắn, được biết đến có chứa chất :
- rotinoïde,
- những flavonoïdes,
- phenylfuranocoumarins.
Có đặc tính :
- Kháng nấm,
- chống sự bài tiết đường ruột, giảm thiểu số lần đi cầu anti sécrétoires,
- những hoạt động chống khuẩn,
- chống co thắc cơ bất thường.
Nghiên cứu cho thấy hiệu quả trầm cảm trên hệ thần kinh trung ương với :
- hoạt động vận động giảm,
- thư giản bắp cơ,
- chống lo âu Anxiolytique ,
● Chống Virus Herpes Simple ( HSV ) :
Các nghiên cứu về hạt dây cù sắn, người ta cô lập được 9 hợp chất nổi tiếng như đã kể trên trong phần thành phần hóa học. Có đặc tính chống vi khuẩn Herpes vừa phải, loại bệnh siêu vi khuẩn truyền nhiễm, nguên nhân nhiễm ở da và cơ, hoạt động này đã được quan sát.
● Hạt dây củ sắn tác dụng ngộ độc :
Quan sát trên 5 bệnh nhân với các hiện tượng và triệu chứng giống nhiễm độc cyanine cấp tính, tê quanh miệng, buồn nôn, và nôn mửa sau khi ăn phải món súp làm từ hạt đậu củ sắn. Một bệnh nhân chuyển hóa nặng, hôn mê, phải điều trị khẩn cấp.
● Chống loãng xương :
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ly trích từ rể dây củ sắn P. erosus, trong mô hình mất xương ở chuột, cho thấy :
- công tác phòng chống thất thoát ở xương đáng kể.
- Phòng ngừa đáng kể trường hợp teo tử cung ,
- và trọng lượng cơ thể gia tăng đáng kể.
Kết quả cho thấy một hợp chất phytơestrogène có thể có lợi ích cho phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.
● Kháng nấm / hóa thực vật :
Chiết xuất từ dichlorométhane cho:
- roténone,
- erosone,
- paquirrizone,
- dolineone,
- và paquirrizine.
Chiết xuất từ acétone cho :
- dehydroneotenone.
Những biến dưởng trao đổi thứ cấp ức chế nấm đáng kể được quan sát.
● Phân tích chất dinh dưởng và hóa chất thực thực vật :
Củ sắn cho thấy :
- mức độ ẩm tăng cao,
- lượng glucide đáng kể,
- chất xơ thô,
- và chất đạm protéine thô.
- chất béo không đáng kể,
- với một giá trị năng lượng 39 kcal bởi 100 g.
Phân tích micro ( vi mô ) và macro ( vĩ mô ) chất dinh dưởng ( chất dinh dưởng với lượng rất ít và lượng nhiều, lớn ) cho thấy nguồn tiềm năng của :
- kali,
- sodium Na,
- calcium Ca,
- magnésium Mg,
- phosphore P.
Củ sắn còn cho :
- acide ascorbique đáng kể,
và phát hiện sự hiện diện:
- của thimine,
- riboflavine,
- pyridoxine,
- niacine,
- và acide folique.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Dây củ sắn có thể sử dụng làm thuốc trừ sâu. Người ta dùng vỏ hạt, thân và rể, nhưng hạt dây củ sắn là độc nhất . Như việc loại bỏ côn trùng v…v…
● Hơn nữa nếu áp dụng cho con người, con người nếu ăn phải hạt dây củ sắn có thể gây buồn nôn và có thể độc hại nếu dùng với số lượng lớn chất rotinone, tác dụng kích thích hệ hô hấp, ức chế hệ hô hấp, làm co giật có thể gây tử vong.
Ứng dụng :
Dinh dưỡng
Củ sắn thường được ăn sống, mát, hoặc biến chế, quả đậu dây sắn sử dụng như légume.
Dân gian :
- Dân gian thường dùng nước nấu sắc của củ sắn để làm thuốc lợi tiểu,
- Hâm nóng thuốc dán chế biến từ củ sắn, đắp lên vùng đau ở chân.
- Hạt dây củ sắn là thuốc nhuận trường,
- và dầu hạt dùng làm thuốc xổ với liều dùng là 40 gr.
- Dung dịch ngâm trong cồn được sử dụng chữa bệnh thủy bào chẩn, hay ghẻ phỏng mụn nước herpès.
- Ở Đài Loan, rể được dùng cho hạ sốt và xuất huyết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét