Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Lý thuyết vovinam việt võ đạo Thi lên: hoàng đai đệ III cấp

Lý thuyết vovinam việt võ đạo  Thi lên:  hoàng đai đệ III cấp

Vũ trụ quan - Nhân sinh quan việt-võ-đạo
Hỏi1:  Môn phái Vovinam chỉ chú trọng tới mục đích quảng bá võ thuật không thôi, hay chú trọng tới mục đích gì khác nữa ?  Hãy giải thích.
Ðáp:  Quảng bá võ thuật là mục tiêu đầu tiên của môn phái Vovinam.  Nhưng ngoài mục nêu trên, môn phái Vovinam còn:
Tích cực xây dựng môn phái để tiến tới một nền võ đạo dân tộc, gọi tắt là Việt Võ Ðạo.
Xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo theo đường lối tâm thân cách mạng do Sáng tổ Nguyễn Lộc đề xướng, để tạo một sinh khí mới cho dân tộc Việt Nam theo hai phương châm “Danh dự và tổ quốc” .
 Hỏi 2:  Tõi sao hệ tư tưởng của môn phái Vovinam cũng nhận chịu ít nhiều ảnh hưởng của xã hội ?
 Ðáp:  Hệ tư tưởng của môn phái Vovinam cũng nhận chịu ít nhiều ảnh hưởng của xã hội, vì môn phái Vovinam chính là một sản phẩm của xã hội, qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc ta, do trực cảm từ các chủ thể siêu hình bao trùm và chi phối tất cả
Hỏi 3: Vũ trụ quan của người môn sinh Vovinam có mấy định lý ?  Ðó là những định lý gì?
Ðáp:  Vũ trụ quan của người môn sinh Vovinam có 4 định lý:
  • Ðịnh lý Tam Nguyên
  • Ðịnh lý Tam Tạo
  • Ðịnh lý Thường Dịch
  • Ðịnh lý Miên Sinh
Hỏi 4:  Ðịnh lý Tam Nguyên là gì ? Hãy giải thích tổng quát ?
Ðáp:  Ðịnh lý Tam Nguyên là định lý công nhận có 3 nguyên lý trong sinh hoạt thiên nhiên, đó là:
Nguyên lý Tiên Nguyên:  Mọi vật đều do nguên lý tiên nguyên tác thành.  Võ phái có võ tổ, gia đình có gia trưởng, sự sống có chủ thể.  Ðó là nguyên lý tiên nguyên.
Nguyên Lý Vi Nguyên:  Mọi vật đèu do nguyên lý vi nguyên cấu tạo thành.  Nguyên tử, tế bào, các đơn chất hóa học đều là những vi nguyên.  Thừa nhận có một ý niệm khởi đầu (phải có) qua nguyên lý tiên nguyên, ta cũng thừa nhận thêm rằng sau cái bắt đầu ta phải thừa nhận cái nhỏ nhất (vi nguyên) trong cuộc sống.
Nguyên lý quán Nguyên:  Vạn vật đều do nguyên lý quán nguyên tập hợp thành.  Phải có nguyên lý thứ ba này, những vi nguyên của cuộc sống mới gắn bó, không rời rạc:
Ví dụ:  Khi nói tới VOVINAM, ta có:
  • Tiên nguyên thể: Việt Nam
  • Vi nguyên thể: Những người trong võ phái
  • Quán nguyên thể: một tổ chức võ thuật và võ đạo đã được khai sanh và hoạt động hơn nữa thế kỷ.
Hỏi 5:  Ðịnh lý tam tạo là gì ?  Hãy giải thích tổng quát ?
Ðáp:  Ðịnh lý Tam Tạo là một định lý thừ nhận rằng:  Vũ trụ, vạn vật đều do 3 thành tố tạo nên là:  Âm tố, Dương tố, và Ðạo thể.
  • Âm tố:  Chỉ sự mềm, sự tĩnh, sự tối
  • Dương tố:  Chỉ sự cứng, sự động, sự sáng.
  • Ðạo thể:  Chỉ sự khắc chế, điều hoà, bao dung.
Hỏi 6:  Ðịnh lý thường dịch là gì ?
Ðáp:  Ðịnh lý thường dịch là định lý thừa nhận rằng:  Tất cả mọi sự vật đều biến đổi luôn luôn, không ngừng.
Hỏi 7:  Có mấy chiều đi thường dịch theo thường lệ ? Chiều đi thường dịch của Việt Võ Ðạo ra sao ?
Ðáp:  Có 3 chiều đi thường dịch theo thường lệ.
Thường dịch mỗi lúc một xấu hơn
Thường dịch mỗi lúc một tốt hơn
Thường dịch hỗn tạp:  Lúc xấu hơn, lúc tốt hơn
Chiều đi thường dịch của Việt Võ Ðạo là:  Vượt lên trên những cái quấy, cứng mềm, động tĩnh, sáng tối, thiện ác, tầm thường để bao dung chúng ở địa hạt tinh thần, điều hành chúng về phương diện thực tế, hóa giải chúng về phương diện võ đạo và võ thuật.
 Hỏi 8:  Hãy giải thích và chứng minh về định lý Miên sinh ?
Ðáp:  Ðịnh lý Miên Sinh là định lý thừa nhận rằng:  Tất cả mọi sự vật trên đời đều có sự sống liên miên bất tận.
Ví dụ:  Hạt giống gieo xuống đất, sức người vun trồng thành cây.  Cây cho quả, quả lại cho hạt giống, tạo nên giòng miên sinh bất tận của cây giống.
Hỏi 9:  Nhân sinh quan của môn sinh Vovinam có mấy nhận định căn bản ?  Ðó là những nhận định gì ?
Ðáp:  Có 4 nhận định căn bản, đó là:
  • Nhận định về sự sống.
  • Nhận định về đích sống
  • Nhận định về tương quan giừa cá nhân với tập thể
Hỏi 10:  Nhận định về sự sống của Việt Võ Ðạo ra sao ?
Ðáp:  Nhận định về sự sống của Việt Võ Ðạo là:  Trên thế gian này, không có một sự vật nào có đơn lập tính tuyệt đối, vì chúng chỉ là những phần tử trong dòng miên sinh vô tận mà thôi.  Về võ đạo và võ thuật cũng vậy:  không có một danh thủ nào trong nghề võ có thể đứng một mình, không có một môn phái nào có thể đứng đơn lập mà phát triển.  Do đó, Việt Võ Ðạo chủ trương dung hợp các võ phái, cũng như các phần tử trong đại khối nhân loại để Cùng thường dịch, miên sinh.
Hỏi 11:  Nhận định về đích sống ra sao ?
Ðáp:  Nhận định về đích sống của Việt Võ Ðạo là:  Chỉ có những con người không có đích sống, chớ không có đích sống nào không có sự sống.  Vì đích sống, tự nó đã có một giá trị.  Chỉ có đích sống đúng hay sai, cao hay thấp mà thôi.
Hỏi 12:  Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể ra sao ?
Ðáp:  Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể là giữa cá nhân với tập thể đều có tương quan trách nhiệm. Tập thể vun trồng cho tài năng cá nhân nẩy nở, nhưng cá nhân phải hòa đồng với tập thể mới mong thành công.
Hỏi 13:  Ðạo sống của Việt Võ Ðạo  có mấy phần vụ ?  Hãy chứng minh.
Ðáp:  Ðạo sống của Việt Võ Ðạo có 3 phần vụ: Sống - Giúp người khác sống - và Sống cho người khác.
Về phần vụ “Sống”:  Phải sống đầy đủ để trở thành những con người toàn diện, những con người sống thực, làm sao cho mỗi ngày có ý thức hơn và và bớt lầm lổi hơn.
Về phần vụ “Giúp người khác Sống”:  Nguyên vọng con người, nói chung, thường giống nhau, nên những gì mình không muốn, đừng bắt người khác phải theo.  Nếu có thể, hãy giúp đỡ người
Về phần vụ “Sống cho người Khác” :  Trong một số trường hợp, chúng ta cần phải biết hy sinh một số quyền lợi tinh thần và vật chất bản thân để Thực hiện.
 Hỏi 14:  Có thể đạt tới trình độ võ đạo mà không phải qua trình độ Võ thuật được không?
Ðáp:  Không, muốn đạt tới trình độ võ đạo phải qua trình độ võ thuật, vì “Thuật” là môn học về chuyên môn, thực dụng, còn “Ðạo” là môn học tổng quát về toàn diện, nên cần phải có một ý thức hệ, trong đó bao gồm cả chuyên môn, thực dụng ở cấp cao.
Nền võ học việt nam
Hỏi 15:  Trước khi sáng tạo Vovinam, sáng tổ Nguyễn Lộc đã nghiên cứu các môn võ nào ?
Ðáp:  Trước khi sáng tạo Vovinam, sáng tổ Nguyễn Lộc đã nghiên cứu các môn võ và vật cổ truyền Việt Nam, cùng hầu hết các môn võ thuật đã có trên thế giới, nhất là võ thuật Trung Hoa.
Hỏi 16:  Về phương diện nghệ thuật, Vovinam thái dụng mọi tinh hoa võ thuật đã và hiện có trên thế giới như vậy có phải là Vovinam đã toa rập, mô phỏng theo những môn võ đó không ?  Hãy giải thích và chứng minh.
Ðáp:  Không - thái dụng ở đây có nghĩa là thâu hái những tinh hoa rồi biến chế, hoà điệu theo một tinh thần riêng, một đường lối riêng trước khi đem áp dụng, cũng ví như chúng ta thái dụng màu xanh và màu đỏ là phải pha trộn hai màu vào với nhau để Thành màu tím, chứ không là sự giữ nguyên màu xanh và màu đỏ nữa.
Hơn nữa, việc thái dụng này nhắm vào việc lấy các môn võ trên thế giới làm đối tượng nghiên cứu để tìm cách “hóa giải” hoặc “khắc chế”.  Nguyên lý võ học trên thế giới có môn thiên về Nhu (dĩ nhu chế cương) như thiếu lâm Bắc phái, Jiu Jitsu, Judo, aikido, hoặc thiên về cương (dĩ cương khắc nhu) như thiếu lâm Nam phái, Boxe Anglaise, Karatedo, Tae Kwondo chẳng hạn.  Vovinam bao gồm, tổng hợp cả hai nguyên lý đó với luật “Cương nhu phối triển”.
Trong Vovinam có đủ mọi đòn thế:  Ðấm, đá, chém, xỉa, quăng, quật, vật, khóa. Xiết, đánh vào trọng huyệt, đoạt khí giới ...với sự chế biến tinh diệu, áp đảo và phản công hữu hiệu, khác hẳn mọi môn võ.  Do đó, không thể nói là toa rập, mô phỏng được.
Hỏi 17:  Nguyên lý nào đã được chọn làm căn bản xây dựng nền võ hoc. Trung Hoa ?
Ðáp:  Nguyên lý Âm, Dương tách biệt đã được họn làm căn bản xây dựng nên võ hoc. Trung Hoa.  Do đó, có phái chọn âm (nhu tính) như Bắc phái, hoặc theo Dương (cương tính) như Nam phái Thiếu Lâm.
Hỏi 18:  Nền võ học Nhật Bản có liên hệ gì đến nền võ học Trung Hoa không?
Ðáp:  Xét về nguồn góc, Jiu Jitsu phát minh từ Nhật bản, nhưng căn bản Nhu lại được chế biến từ môn Thiếu Lâm Bắc phái Trung Hoa (theo truyền thyết năm 1627, một vị danh y Nhật Bản tên là Shirobei Akiyama, sau khi đi qua Trung thổ tầm sư học đạo, trở về xứ và tu luyện trong đền Dazaifu.  Một hôm, nhân quan sát một trận bảo tuyết thấy những cành cây to và cứng bi gãy đổ dưới sức mạnh của gió và sức nặng của tuyết, trong khi những cành tre và liễu mềm mại chỉ bị gió tuyết làm rủ xuống chớ không gãy, mà chế biến ra mốt số thế võ “dĩ Nhu chế Cương” tức lấy Mềm thắng Cứng.  Cũng từ năm đó, một nhà sư Trung Hoa là Trần Nguyên Tán (Chen yuan Phi) thuộc Bắc phái Thiếu Lâm, tỵ nạn chính trị sang Nhật mới chế biến thêm với võ thuật Thiếu Lâm mà lập thành Jiu Jitsu.
Hỏi 19:  Căn bản Thuần Nhu của vị sáng tổ Nhu Ðạo Jigoro Kano có giá trị như thế nào?
Ðáp:  Căn bản Thuần Nhu của Nhu Ðạo  không đạt đúng mức, vì vẫn có ít nhiều Cương tính, nên chỉ có giá trị tương đối.  Hơn nữa, Nhu chỉ có thể “Hoá giải” chớ không “khắc chế”, trong Nhu phải có một phần sức mạnh (cương) hổ trợ thì mới đạt thành quả và có giá trị cao.
Hỏi 20:  Môn võ cổ truyền Việt Nam có liên hệ gì tới nền võ hoc. Trung Hoa không?
Ðáp:  Môn võ cổ truyền Việt Nam vốn ảnh hưởng từ các ngành võ từ phía Nam Trung Hoa, nên mang nhiều “cương thuật tính”.  Và, một khi đã lấy Cương làm căn bản thì trong việc luyện võ bao giờ cũng lấy sức mạnh làm đầu, rất chú trọng tới Nội, Ngoai, Thần Công.
Hỏi 21:  Cương, Nhu phối triển là gì ?
Ðáp:  
  • Cương:  Cứng rắn, mạnh bạo, quả quyết.
  • Nhu:  Mềm mại, uyển chuyển, tế nhị.
  • Phối:  (tức là phối hợp) gắn bó, kết hợp, sánh đôi
  • Triển:  (Tức phát triển) nẩy nở, mở mang, lan rộng.
Cương nhu phối triển là phối hợp, gắn bó cả hai tính Cương - Nhu để Làm nẩy nở những tinh túy mới, đạt tới mức linh diệu, quyền biến mà vẫn hào hùng, cao cả, rất hiệu lực trong lúc dùng võ và xữ thế.
Hỏi 22:  Phương pháp té (ngã) của Vovinam như thế nào ? Nó có khác phương pháp té của nhu đạo không ? Và lối té (ngã) của Vovinam dựa trên căn bản Cương hay Nhu ?
Ðáp:  Phương pháp té của Vovinam được áp dụng theo “phản lực ngang” trong động lực học để Làm giảm phản lực của sàn đá rắn.  Nghĩa là , khi vừa  rơi mình xuống sàn ciment, hay đá rắn, người võ sinh Vovinam co tròn người lại như con tôm, cằm chạm ngực, gáy cong vút lên khỏi mặt sàn, đồng thời lăn người sang ngang hoặc lăn tròn theo chiều dọc của thân thể mà đứng dậy.  Khác hẳn với phương pháp té của Nhu Ðạo là khi vừa rơi mình xuống mặt thảm, họ vung hai tay đập mạnh vào mặt thảm với mục đích làm giảm một phần phản lực của mặt thảm. Nhưng nếu té trên sàn đá rắn mà đập tay như thế sẽ bị đau đớn hoặc chấn thương ngay.  Và, dầu có đập mạnh hai tay cách nào chăng nữa, thân thể của người đập vẫn còn chịu tới 7,8 phần 10 phản lực của sàn đá rắn, như thế sẽ không thể nào tránh khỏi nguy hiểm.  Và té của Vovinam dựa trên nguyên lý “Cương Nhu phối triển”, dung hòa hai phản lực Cứng và mềm để tạo sự thuận hoà, êm dịu.
 Hỏi 23:  Thế nào là “Cương Nhu phối triển” trong tinh thần ?
Ðáp:  Cương Nhu phối triển trong tinh thần là biết hoà hợp giữa Cương và Nhu trong đời sống tinh thần, giữa tư tưởng hùng vĩ với tâm hồn dạt dào tình cảm, giữa ý chí mãnh liệt với đức dộ khoan dung, từ ái, giữa nếp sống hào hùng với sự lanh lợi, uyển chuyển, quyền biến, lúc cương, lúc Nhu, lúc vừa  cương, vừa Nhu để Hợp với lòng người và lẽ trời, hầu đạt tới thành công trong công cuộc phục vụ quốc gia, nhân loại.
Hỏi 24:  Căn bản “Cương”có giá trị, hay căn bản “Nhu” có giá trị ?
Ðáp:  Cương và Nhu đều có giá trị riêng biệt của nó.  Nhưng muốn có kết qủa cao độ trong võ thuật và võ đạo thì phải có sự tác hợp giữa Cương và Nhu
Hỏi 25:  Nguyên lý Cương Nhu phối triển của Vovinam có phải là nguyên lý võ học tuyệt đối không ?
Ðáp:  Nguyên lý “Cương Nhu phối triển” của Vovinam không thể Là nguyên lý võ học tuyệt đối, nhưng so với các nền võ hoc. Hiện thời, ít ra nó cũng có một giá trị cao nhất.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét