Bằng cách dạy con thói quen ăn uống lành mạnh và chính bản thân mình cũng thực hiện, bạn sẽ giúp con có được một cân nặng khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Tạo sự lựa chọn lành mạnh
Hãy lên danh sách và chỉ để trong nhà những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Điều này sẽ giúp trẻ học được cách lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khoẻ.
Tránh xa khu vực để nước ngọt, nước có ga hay các loại nước quả đóng hộp tại các nơi mua sắm.
Luôn có nước trong mỗi bữa ăn.
Khuyến khích trẻ ăn từ từ
Một đứa trẻ có thể phát hiện đói và no tốt hơn khi chúng ăn chậm. Trước khi đưa ra 1 món ăn, hãy để trẻ đợi vài phút để xem liệu trẻ đã thực sự đói. Điều này sẽ giúp não có thời gian để ghi nhận đầy đủ thông tin.
Ăn cùng gia đình
Hãy cố gắng nhiều nhất ở mức có thể những bữa ăn trẻ được ăn cùng cả nhà.
Hãy làm cho bữa ăn luôn dễ chịu với những cuộc chuyện trò và chia sẻ, chứ không phải là la mắng hay tranh cãi.
Nếu bữa ăn không thoải mái, trẻ sẽ học cách ăn nhanh hơn để rời khỏi bàn ăn sớm nhất có thể. Chúng cũng sẽ học được rằng ăn uống liên quan với căng thẳng.
Hãy lên danh sách và chỉ để trong nhà những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Điều này sẽ giúp trẻ học được cách lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khoẻ.
Tránh xa khu vực để nước ngọt, nước có ga hay các loại nước quả đóng hộp tại các nơi mua sắm.
Luôn có nước trong mỗi bữa ăn.
Khuyến khích trẻ ăn từ từ
Một đứa trẻ có thể phát hiện đói và no tốt hơn khi chúng ăn chậm. Trước khi đưa ra 1 món ăn, hãy để trẻ đợi vài phút để xem liệu trẻ đã thực sự đói. Điều này sẽ giúp não có thời gian để ghi nhận đầy đủ thông tin.
Ăn cùng gia đình
Hãy cố gắng nhiều nhất ở mức có thể những bữa ăn trẻ được ăn cùng cả nhà.
Hãy làm cho bữa ăn luôn dễ chịu với những cuộc chuyện trò và chia sẻ, chứ không phải là la mắng hay tranh cãi.
Nếu bữa ăn không thoải mái, trẻ sẽ học cách ăn nhanh hơn để rời khỏi bàn ăn sớm nhất có thể. Chúng cũng sẽ học được rằng ăn uống liên quan với căng thẳng.
Chú ý đến sở thích của trẻ
Mỗi khi đi mua sắm hay chuẩn bị bữa ăn, hãy luôn đưa trẻ đi cùng và cho trẻ tham gia. Điều này sẽ cho bạn những gợi ý về sở thích ăn uống của trẻ, một cơ hội để dạy trẻ về dinh dưỡng và tạo cho trẻ cảm giác tự chủ.
Ngoài ra, trẻ cũng sẽ hình thành thói quen sẵn sàng ăn hay nếm thử những gì do chính trẻ chuẩn bị.
Có giờ cho bữa nhẹ
Ăn vặt liên tục có thể dẫn đến ăn quá nhiều nhưng nếu đưa thức ăn nhẹ vào một thời điểm cố định trong ngày thì bữa nhẹ sẽ trở thành 1 phần của chế độ ăn bổ dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến bữa chính.
Không xem tivi khi ăn
Dù là bữa ăn nhẹ hay bữa chính cũng đều nói không với tivi. Muốn vậy, chỉ nên ăn ở phòng ăn hay nhà bếp, nơi không đặt tivi.
Việc ngồi ăn trước màn hình vô tuyến có thể làm trẻ sao lãng cảm giác no đủ, từ đó dẫn tới ăn quá nhiều.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn
Thay vì nước ngọt, nước có ga, nước lọc, nước chanh tươi sẽ là lựa chọn tốt nhất với trẻ.
Không thưởng phạt bằng món ăn
Việc phạt không cho trẻ ăn gì đó có thể sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý lo lắng không có đủ thực phẩm để ăn. Hậu quả là trẻ sẽ cố gắng ăn bất cứ thứ gì khi có cơ hội.
Tương tự, nếu dùng các thực phẩm ngọt làm phần thưởng, trẻ sẽ nghĩ rằng những thực phẩm này tốt hoặc có giá trị hơn các thực phẩm khác. Ví như nếu bạn nói rằng con sẽ được ăn bim bim nếu ăn tất cả các loại rau thì trẻ sẽ hiểu bim bim mới là thứ mình cần phải ăn còn rau chỉ là bắt buộc.
Tìm hiểu chế độ ăn ở trường
Hãy chắc chắn rằng những bữa ăn ngoài gia đình luôn cân bằng dinh dưỡng.
Tìm hiểu về thực đơn ăn trưa ở trường và chú ý trong lựa chọn ăn uống tại nhà hàng là 1 cách dạy trẻ ăn uống lành mạnh.
Chú ý đến thành phần và khẩu phần ăn
Luôn đọc nhãn thực phẩm và hạn chế các loại thực phẩm có chất béo no. Hãy đảm bảo rằng lượng calo bé nạp vào trên mỗi khẩu phần là phù hợp bằng cách đọc bảng thành phần ghi trên nhãn.
Mỗi khi đi mua sắm hay chuẩn bị bữa ăn, hãy luôn đưa trẻ đi cùng và cho trẻ tham gia. Điều này sẽ cho bạn những gợi ý về sở thích ăn uống của trẻ, một cơ hội để dạy trẻ về dinh dưỡng và tạo cho trẻ cảm giác tự chủ.
Ngoài ra, trẻ cũng sẽ hình thành thói quen sẵn sàng ăn hay nếm thử những gì do chính trẻ chuẩn bị.
Có giờ cho bữa nhẹ
Ăn vặt liên tục có thể dẫn đến ăn quá nhiều nhưng nếu đưa thức ăn nhẹ vào một thời điểm cố định trong ngày thì bữa nhẹ sẽ trở thành 1 phần của chế độ ăn bổ dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến bữa chính.
Không xem tivi khi ăn
Dù là bữa ăn nhẹ hay bữa chính cũng đều nói không với tivi. Muốn vậy, chỉ nên ăn ở phòng ăn hay nhà bếp, nơi không đặt tivi.
Việc ngồi ăn trước màn hình vô tuyến có thể làm trẻ sao lãng cảm giác no đủ, từ đó dẫn tới ăn quá nhiều.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn
Thay vì nước ngọt, nước có ga, nước lọc, nước chanh tươi sẽ là lựa chọn tốt nhất với trẻ.
Không thưởng phạt bằng món ăn
Việc phạt không cho trẻ ăn gì đó có thể sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý lo lắng không có đủ thực phẩm để ăn. Hậu quả là trẻ sẽ cố gắng ăn bất cứ thứ gì khi có cơ hội.
Tương tự, nếu dùng các thực phẩm ngọt làm phần thưởng, trẻ sẽ nghĩ rằng những thực phẩm này tốt hoặc có giá trị hơn các thực phẩm khác. Ví như nếu bạn nói rằng con sẽ được ăn bim bim nếu ăn tất cả các loại rau thì trẻ sẽ hiểu bim bim mới là thứ mình cần phải ăn còn rau chỉ là bắt buộc.
Tìm hiểu chế độ ăn ở trường
Hãy chắc chắn rằng những bữa ăn ngoài gia đình luôn cân bằng dinh dưỡng.
Tìm hiểu về thực đơn ăn trưa ở trường và chú ý trong lựa chọn ăn uống tại nhà hàng là 1 cách dạy trẻ ăn uống lành mạnh.
Chú ý đến thành phần và khẩu phần ăn
Luôn đọc nhãn thực phẩm và hạn chế các loại thực phẩm có chất béo no. Hãy đảm bảo rằng lượng calo bé nạp vào trên mỗi khẩu phần là phù hợp bằng cách đọc bảng thành phần ghi trên nhãn.
Tác giả bài viết: Nhân Hà
Nguồn tin: Theo WMD
Nguồn tin: Theo WMD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét