Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Nhà lãnh đạo có phải là nhà quản lý hay không?




Công việc của một nhà quản lý là

Lập kế hoạch: quyết định những gì cần phải thực hiện, khi nào, ở đâu và như thế nào.

Tổ chức điều phối: nhằm phối hợp những nỗ lực của các thành viên trong cùng một doanh nghiệp.

Kiểm tra và giám sát: đảm bảo rằng những gì mà họ muốn sẽ được thực hiện, hay đưa ra giải pháp nếu như chúng không được thực hiện.

Giao tiếp: truyền đạt thông tin cho người khác và tiếp thu ý kiến phản hồi.

Hỗ trợ và khuyến khích: hỗ trợ và khuyến khích nỗ lực của mọi người.

Đánh giá: đánh giá kết quả thực hiện công việc của mọi người.

Ta có thể thấy ngay rằng, hầu hết các nhà lãnh đạo cũng đều phải làm tất cả những công việc này, tuy vậy các nhà lãnh đạo cấp cao của một tổ chức thường chú trọng vào việc lập kế hoạch và đánh giá kết quả hơn là việc tổ chức và điều phối công việc.

Trong thời điểm hiện nay, công việc của nhà quản lý hiện đại có khuynh hướng bao gồm những việc sau:

- Hướng dẫn người khác.

- Trao quyền cho các cá nhân và các nhóm để họ tự tổ chức và kiểm soát công việc của họ.

- Tạo ra môi trường khuyến khích nhân viên tự nhận thấy những gì cần làm và chủ động thực hiện.

- Xây dựng lòng tin.

- Quan tâm hàng đầu đến nhu cầu khách hàng.

- Tìm ra các phương thức làm việc tốt hơn.

- Phá vỡ các rào cản đối với sự đổi mới và phát triển.


Một nhà lãnh đạo cần phải có người ủng hộ và để có được điều này, nhà lãnh đạo cần phải thuyết phục và tác động đến họ nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của họ. Sẽ có một số nhà quản lý có thể làm việc này tốt hơn những đồng nghiệp của mình.

Mặc dù những người quản lý thường phải lãnh đạo các tổ nhóm, nhưng có rất nhiều khả năng là trong khi thực hiện rất nhiều chức năng quản lý, anh ta vẫn là một người lãnh đạo tồi nếu mọi người miễn cưỡng tuân theo anh ta. Trong khi đó, một người lãnh đạo nhóm không nhất thiết phải có chức danh quản lý, cũng như không nhất thiết phải thức hiện quá nhiều những công việc của một người quản lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét