7 năm đến trường bằng đầu gối
Nhân chuyến công tác tại xã miền núi Pa Nang (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), tôi được nghe các thầy, cô giáo trường PTDT bán trú - THCS Pa Nang kể về nghị lực tuyệt vời của cậu học trò Vân Kiều. Dù đôi chân bị khuyết nhưng em Hồ Văn Đào (học sinh lớp 7B) đã chứng tỏ cho mọi người thấy sự vươn lên một cách đầy mạnh mẽ, như cánh chim bay mãi giữa đại ngàn Trường Sơn. Nỗ lực kỳ diệu của em đã khiến nhiều người hết sức cảm phục.
Nhà em Hồ Văn Đào ở cách trường Pa Nang hơn chục cây số đi bộ, nhưng em đã được nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ, đưa về trung tâm để em an tâm ổn định cuộc sống và học tập. Bên cạnh đó, nhờ vào nỗ lực của bản thân mà những năm học vừa qua, em luôn đạt danh hiệu học sinh khá.
Tâm sự với chúng tôi, Đào cho biết: “Nếu không có quyết tâm thì có thể em sẽ không được ngồi trên ghế nhà trường để học tập, chơi đùa cùng các bạn như ngày hôm nay. Và, nếu không nhờ sự chăm sóc ân cần, sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô trong trường thì em cũng không đạt được ước mơ đó. Các thầy, cô ở đây luôn quan tâm đến em, xem như người thân của mình vậy nên em trân trọng và biết ơn các thầy cô nhiều lắm. Thêm vào đó, bạn bè trong lớp cũng giúp đỡ em rất nhiều, chứ không xa lánh vì thấy em tàn tật. Bây giờ em cảm thấy rất vui và thích đi học lắm”.
Ở lớp, Đào luôn nỗ lực hết sức mình, chăm chú nghe giảng để có thể nắm được kiến thức. Em luôn đặt ra những câu hỏi cho mình để tự trả lời, hoặc không biết thì hỏi thêm giáo viên đứng lớp. Chính vì vậy, Đào luôn đứng ở vị trí “tốp trên” trong lớp. Đáng ghi nhận, Đào không hề tỏ ra ỷ lại, trông chờ vào sự thương cảm của người khác mà luôn tự nỗ lực phấn đấu để chứng minh rằng, những gì người bình thường làm được thì nhất định em cũng sẽ làm được.
Dường như mái trường PTDT bán trú - THCS Pa Nang là mái nhà thứ hai giúp Đào vượt qua mọi mặc cảm để hòa đồng hơn với bạn bè và quyết tâm học tập. Thành tích và sự nỗ lực không mệt mỏi của em ngày hôm nay thật xứng đáng, bởi không phải học sinh Vân Kiều nào cũng suy nghĩ được như vậy. Trong khi nhận thức của bà con còn chưa cao và cái đói, cái nghèo khiến nhiều bạn trẻ miền núi phải theo cha, mẹ lên rẫy, lên nương mà ít màng đến chuyện học hành thì Đào lại thay đổi được điều đó nên càng đáng quý.
Nhân chuyến công tác tại xã miền núi Pa Nang (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), tôi được nghe các thầy, cô giáo trường PTDT bán trú - THCS Pa Nang kể về nghị lực tuyệt vời của cậu học trò Vân Kiều. Dù đôi chân bị khuyết nhưng em Hồ Văn Đào (học sinh lớp 7B) đã chứng tỏ cho mọi người thấy sự vươn lên một cách đầy mạnh mẽ, như cánh chim bay mãi giữa đại ngàn Trường Sơn. Nỗ lực kỳ diệu của em đã khiến nhiều người hết sức cảm phục.
Nhà em Hồ Văn Đào ở cách trường Pa Nang hơn chục cây số đi bộ, nhưng em đã được nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ, đưa về trung tâm để em an tâm ổn định cuộc sống và học tập. Bên cạnh đó, nhờ vào nỗ lực của bản thân mà những năm học vừa qua, em luôn đạt danh hiệu học sinh khá.
Tâm sự với chúng tôi, Đào cho biết: “Nếu không có quyết tâm thì có thể em sẽ không được ngồi trên ghế nhà trường để học tập, chơi đùa cùng các bạn như ngày hôm nay. Và, nếu không nhờ sự chăm sóc ân cần, sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô trong trường thì em cũng không đạt được ước mơ đó. Các thầy, cô ở đây luôn quan tâm đến em, xem như người thân của mình vậy nên em trân trọng và biết ơn các thầy cô nhiều lắm. Thêm vào đó, bạn bè trong lớp cũng giúp đỡ em rất nhiều, chứ không xa lánh vì thấy em tàn tật. Bây giờ em cảm thấy rất vui và thích đi học lắm”.
Ở lớp, Đào luôn nỗ lực hết sức mình, chăm chú nghe giảng để có thể nắm được kiến thức. Em luôn đặt ra những câu hỏi cho mình để tự trả lời, hoặc không biết thì hỏi thêm giáo viên đứng lớp. Chính vì vậy, Đào luôn đứng ở vị trí “tốp trên” trong lớp. Đáng ghi nhận, Đào không hề tỏ ra ỷ lại, trông chờ vào sự thương cảm của người khác mà luôn tự nỗ lực phấn đấu để chứng minh rằng, những gì người bình thường làm được thì nhất định em cũng sẽ làm được.
Dường như mái trường PTDT bán trú - THCS Pa Nang là mái nhà thứ hai giúp Đào vượt qua mọi mặc cảm để hòa đồng hơn với bạn bè và quyết tâm học tập. Thành tích và sự nỗ lực không mệt mỏi của em ngày hôm nay thật xứng đáng, bởi không phải học sinh Vân Kiều nào cũng suy nghĩ được như vậy. Trong khi nhận thức của bà con còn chưa cao và cái đói, cái nghèo khiến nhiều bạn trẻ miền núi phải theo cha, mẹ lên rẫy, lên nương mà ít màng đến chuyện học hành thì Đào lại thay đổi được điều đó nên càng đáng quý.
Sau giờ học trên lớp, Đào lại được thầy hướng dẫn ôn bài. (Ảnh Q. H)
Câu
chuyện về Đào và nghị lực vượt khó của em cứ đưa tôi đi từ ngạc nhiên
này đến bất ngờ khác. Đối với các thầy, cô trường Pa Nang, Đào được xem
như học trò “cưng” vì em chăm ngoan, biết vâng lời thầy cô và luôn khát
khao học tập. Đào còn tỏ ra rất hòa đồng với bạn bè trong trường. “Đôi
chân khuyết tật không còn là rào cản đối với em nữa rồi. Em chỉ sợ mình
không có đủ sức khỏe để học tiếp thôi, nhưng em tin mình sẽ theo đuổi
đến cùng giấc mơ để đáp lại công ơn dạy dỗ của các thầy, cô”.
Vượt lên tuổi thơ kém may mắn
Vượt lên tuổi thơ kém may mắn
Lúc
sinh ra, Đào là một đứa trẻ khỏe mạnh nhưng không ngờ, sau mũi tiêm sốt
rét đã cướp đi sự lành lặn của đôi chân em vào năm Đào mới 1 tuổi. Năm
lên 2 tuổi, Đào mất bố. Hàng ngày, cậu bé mồ côi chỉ biết nằm lăn lóc
quanh nhà. Như một sự thần kỳ, lớn lên em dần tập đứng dậy bằng đầu gối
và di chuyển. Ban đầu đi được vài bước rồi ngã xuống đau điếng. Lớn thêm
chút nữa, em đã bước đi được một đoạn dài hơn, có khi đi chơi với những
bạn bè cùng trang lứa trong bản.
Đào không bỏ lỡ những buổi tập thể dục giữa giờ với các bạn.
Đào
chưa thể quên kỷ niệm của những ngày đầu đời. Lần đó, thấy em hay lết
ra sân là nhiều bạn trong bản đã chỉ vào chân em mà chế giễu vì chỉ bò
mà không biết đi. Rồi các bạn xa lánh và không chơi với em nữa. Nhưng
cũng vì thế mà em càng quyết tâm để đi bằng được, dù chỉ bằng đầu gối.
Nhiều lần trở về nhà, toàn thân em lấm lết bùn, đất. Mẹ tắm rửa cho em
mà nước mắt chảy thành giọt. Nhưng ít ai có thể ngờ rằng, chính sự nỗ
lực ấy lại làm nên sự kỳ diệu hôm nay.
“Năm lên 6 tuổi, thấy bạn bè trong bản mang cặp sách tới trường khiến em thích lắm. Nhưng với đôi chân khiếm khuyết của mình thì làm sao đến trường được đây? Thế rồi em ra sức năn nỉ mẹ cho đi học. Tuy nhiên, mẹ em cũng hết sức phân vân bởi thân thể khiếm khuyết của con mình làm sao tự đến trường như chúng bạn. Trong khi đó, một mình mẹ phải lên nương, lên rẫy để nuôi mấy người con, cha em đã mất sớm. Sau nhiều lần thuyết phục thì mẹ cũng miễn cưỡng đồng ý cho em đi học. Cũng may là học gần nhà nên việc đi lại của em cũng bớt phần khó khăn hơn” - Đào kể lại.
Những tưởng, Đào chỉ thích đi học được vài bữa rồi chán nhưng quyết tâm đã khiến em bước tiếp trên chính đôi chân của mình. Hàng ngày, dẫu mưa hay nắng, Đào cũng không quản ngại để đến lớp. Có hôm đường nhão nhoẹt bùn đất, người bình thường cũng ngại bước ra khỏi nhà, ấy vậy mà Đào vẫn đi học. Đến cửa lớp, toàn thân cậu bé khuyết tật ướt sũng, trông y chang một “cục đất”.
Sau khi học xong lớp 5, Đào bắt đầu băn khoăn vì em rất muốn đi học tiếp nhưng trường lại quá xa. Trong khi cậu bé khuyết tật đang loay hoay không biết làm cách nào để đi học thì thầy giáo Hồ Ngọc Vương đã đến. Biết câu chuyện về Đào, người giáo viên trẻ tự nhủ bản thân không thể để giấc mơ của cậu bé khuyết tật bị chôn vùi. Sau năm lần bảy lượt thuyết phục mẹ của Đào, cuối cùng, thầy Vương cõng em vượt chặng đường xa để về trung tâm xã theo học.
“Năm lên 6 tuổi, thấy bạn bè trong bản mang cặp sách tới trường khiến em thích lắm. Nhưng với đôi chân khiếm khuyết của mình thì làm sao đến trường được đây? Thế rồi em ra sức năn nỉ mẹ cho đi học. Tuy nhiên, mẹ em cũng hết sức phân vân bởi thân thể khiếm khuyết của con mình làm sao tự đến trường như chúng bạn. Trong khi đó, một mình mẹ phải lên nương, lên rẫy để nuôi mấy người con, cha em đã mất sớm. Sau nhiều lần thuyết phục thì mẹ cũng miễn cưỡng đồng ý cho em đi học. Cũng may là học gần nhà nên việc đi lại của em cũng bớt phần khó khăn hơn” - Đào kể lại.
Những tưởng, Đào chỉ thích đi học được vài bữa rồi chán nhưng quyết tâm đã khiến em bước tiếp trên chính đôi chân của mình. Hàng ngày, dẫu mưa hay nắng, Đào cũng không quản ngại để đến lớp. Có hôm đường nhão nhoẹt bùn đất, người bình thường cũng ngại bước ra khỏi nhà, ấy vậy mà Đào vẫn đi học. Đến cửa lớp, toàn thân cậu bé khuyết tật ướt sũng, trông y chang một “cục đất”.
Sau khi học xong lớp 5, Đào bắt đầu băn khoăn vì em rất muốn đi học tiếp nhưng trường lại quá xa. Trong khi cậu bé khuyết tật đang loay hoay không biết làm cách nào để đi học thì thầy giáo Hồ Ngọc Vương đã đến. Biết câu chuyện về Đào, người giáo viên trẻ tự nhủ bản thân không thể để giấc mơ của cậu bé khuyết tật bị chôn vùi. Sau năm lần bảy lượt thuyết phục mẹ của Đào, cuối cùng, thầy Vương cõng em vượt chặng đường xa để về trung tâm xã theo học.
Đào có thể làm nhiều công việc vừa sức mình.
Về
trường, các thầy cô xem cậu học trò khuyết tật như con mình, chăm sóc
cho em từ miếng ăn giấc ngủ. Nhất là mỗi lần em đổ bệnh, các thầy lại
thay phiên nhau bón từng thìa cháo, lo thuốc thang... Giờ đây, sau hơn
13 năm, đôi chân của Đào đã trở nên vững chãi, đủ sức bước tới dù cho
cuộc sống vẫn còn đó nhiều khó khăn, trở ngại. Đào tâm sự: “Em không có
đôi chân lành lặn. Song bù lại, thầy cô đã chắp cho em đôi cánh để vượt
qua mọi khó khăn, trở ngại, hòa nhập với cuộc sống”.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Lê Thanh Tùng - phó Hiệu trưởng trường PTDT bán trú - THCS Pa Nang chia sẻ: “Thấu hiểu được khó khăn của gia đình em, nhà trường và các thầy, cô luôn tạo mọi điều kiện để giúp đỡ cả về vật chất, lẫn tinh thần để em an tâm theo đuổi giấc mơ học tập của mình. Bên cạnh đó, chúng tôi đã truyền cho em nhiệt huyết để vượt qua mọi khiếm khuyết của bản thân, gạt đi những mặc cảm, sự tự ti trước bạn bè; dạy cho em kỹ năng sống để có thể đối diện với những va vấp của cuộc đời". Đáp lại điều này, Đào đã cố gắng rất nhiều trong cuộc sống. Đặc biệt, cậu học trò khuyết tật này là một trong số những học sinh nổi bật của trường về thành tích học tập.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Lê Thanh Tùng - phó Hiệu trưởng trường PTDT bán trú - THCS Pa Nang chia sẻ: “Thấu hiểu được khó khăn của gia đình em, nhà trường và các thầy, cô luôn tạo mọi điều kiện để giúp đỡ cả về vật chất, lẫn tinh thần để em an tâm theo đuổi giấc mơ học tập của mình. Bên cạnh đó, chúng tôi đã truyền cho em nhiệt huyết để vượt qua mọi khiếm khuyết của bản thân, gạt đi những mặc cảm, sự tự ti trước bạn bè; dạy cho em kỹ năng sống để có thể đối diện với những va vấp của cuộc đời". Đáp lại điều này, Đào đã cố gắng rất nhiều trong cuộc sống. Đặc biệt, cậu học trò khuyết tật này là một trong số những học sinh nổi bật của trường về thành tích học tập.